Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD và ĐT Thiệu Hóa (Có đáp án)

Câu 2: (2.5 điểm).
a. Nêu 3 sự kiện trong giảm phân dẫn đến hình thành các tổ hợp nhiễm sắc thể khác nhau trong các giao tử.
b. Cho hai cá thể lai với nhau thu được F1 có kiểu hình phân ly theo tỉ lệ 3:1. Quy luật di truyền nào đã chi phối phép lai ? Với mỗi quy luật di truyền cho một ví dụ bằng một sơ đồ lai ( cho biết gen quy định tính trạng nằm trên NST thường).
doc 5 trang Hải Đông 28/02/2024 1020
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD và ĐT Thiệu Hóa (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_sinh_hoc_lop_9_nam_h.doc

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD và ĐT Thiệu Hóa (Có đáp án)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN HUYỆN THIỆU HÓA NĂM HỌC 2014 - 2015 Môn: Sinh học ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 02 tháng 12 năm 2014 (Đề thi gồm có 01 trang) Câu 1: (3.0 điểm). So sánh những đặc điểm giống và khác nhau về cấu tạo của ADN với ARN? Câu 2: (2.5 điểm). a. Nêu 3 sự kiện trong giảm phân dẫn đến hình thành các tổ hợp nhiễm sắc thể khác nhau trong các giao tử. b. Cho hai cá thể lai với nhau thu được F1 có kiểu hình phân ly theo tỉ lệ 3:1. Quy luật di truyền nào đã chi phối phép lai ? Với mỗi quy luật di truyền cho một ví dụ bằng một sơ đồ lai ( cho biết gen quy định tính trạng nằm trên NST thường). Câu 3: ( 3.5 điểm). Cho 2 cá thể thuần chủng có kiểu gen AA và aa lai với nhau thu được thế hệ lai F1 có cá thể mang kiểu gen AAA và cá thể mang kiểu gen OA. Biết rằng cá thể có kiểu gen AAA có hàm lượng ADN tăng 1,5 lần còn cá thể mang kiểu gen OA có số lượng NST giảm đi một chiếc. a. Trình bày cơ chế phát sinh thể OA. b. Nêu các biểu hiện của hai thể đột biến trên. Câu 4: (2.5 điểm). a. Phân biệt nhiễm sắc thể kép với cặp nhiễm sắc thể tương đồng. BD b. Kí hiệu bộ NST của một loài sinh vật như sau: Aa EEXY. bd Khi giảm phân bình thường, không có trao đổi đoạn, có thể tạo ra bao nhiêu loại giao tử? Hãy viết kí hiệu các loại giao tử đó. Câu 5: (3.0 điểm). a. Trình bày ý nghĩa của nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. b. Một tế bào tiến hành nguyên phân liên tiếp một số lần đã cần môi trường cung cấp nguyên liệu tương đương 70 NST. Tất cả các tế bào con được tạo ra đều tiến hành giảm phân đã cần môi trường cung cấp 80 NST. Hãy xác định bộ NST 2n của loài và số lần nguyên phân của tế bào. Câu 6: (2.5 điểm). Một đoạn phân tử ADN có 150 vòng xoắn và có 20% Ađênin. Hãy xác định: a. Tổng số nucleotit và chiều dài của đoạn ADN. b. Số lượng từng loại nucleotit của đoạn ADN. c. Khi gen tự nhân đôi 4 lần thì môi trường đã cung cấp bao nhiêu nuclêôtit mỗi loại? Câu 7: (3 điểm). Cho biết ở 1 loài gà, hai cặp tính trạng về chiều cao chân và độ dài cánh do gen nằm trên NST thường quy định và di truyền độc lập với nhau. Gen A: Chân cao, gen a: chân thấp Gen B: cánh dài, gen b: cánh ngắn Người ta tiến hành lai phép lai và thu được kết quả như sau ở F1: 37,5% số cá thể có chân cao, cánh dài: 37,5% số cá thể có chân thấp, cánh dài: 12,5% số cá thể có chân cao, cánh ngắn: 12,5% số cá thể có chân thấp, cánh ngắn. a. Hãy biện luận và lập sơ đồ lai cho phép lai trên. b. Khi cho lai gà có chân cao, cánh dài thuần chủng với chân thấp, cánh ngắn thì kết quả lai sẽ như thế nào ? Họ tên học sinh: ; Số báo danh:
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN HUYỆN THIỆU HÓA NĂM HỌC 2014 - 2015 Môn: Sinh học ĐỀ CHÍNH THỨC Câu Nội dung Điểm 1 a/ Các đặc điểm giống nhau: 3.0đ - Đều có thành phần cấu tạo từ các nguyên tố hóa học C, H, O, N, P . 0.25đ - Đều có kích thước và khối lượng lớn, cấu trúc theo nguyên tắc đa phân . 0.25đ 0.25đ - Đơn phân là nuclêôtít. có 3 trong 4 loại nuclêôtít giống nhau là: A, G, X - Giữa các đơn phân có các liên kết nối lại tạo thành mạch. 0.25đ b/ Các đặc điểm khác nhau: Cấu tạo của ADN Cấu tạo của ARN - Có cấu trúc hai mạch xoắn kép. - Chỉ có một mạch đơn 0.5đ - Có chứa loại nuclêôtít timin T mà - Chứa Uraxin mà không có Ti không có uraxin U min 0.5đ - Có liên kết hydrô theo nguyên tắc -Không có liên kết hydrô bổ sung giữa các nuclêôtít trên 2 0.5đ mạch - Có kích thước và khối lượng lớn - Có kích thước và khối lượng 0.5đ hơn ARN nhỏ hơn ADN (Lưu ý:HS so sánh khác mà đúng GV vẫn cho điểm tối đa) 2 2.5đ a. Ba sự kiện trong giảm phân dẫn đến hình thành các tổ hợp nhiễm sắc thể khác nhau trong các giao tử. - Sự trao đổi chéo cromatit của cặp NST tương đồng ở kì đầu 1 của 0,5 đ giảm phân -> tạo ra các loại giao tử khác nhau về cấu trúc NST. - Kì sau của giảm phân I: Xảy ra sự phân ly độc lập – tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng khác nhau-> tạo ra các loại giao tử khác nhau 0,5 đ về nguồn gốc NST. - Kì sau của giảm phân II: xảy ra sự phân li ngẫu nhiên của các NST 0,25 đ đơn trong cặp NST tương đồng về các tế bào con. b.* TH1: Lai một cặp tính trạng : chịu sự chi phối của quy luật phân li 0,5 đ của Mendel -Sơ đồ lai: TH2: Lai hai cặp tính trạng - Chịu sự chi phối của quy luật phân li độc lập của Mendel 0,25 đ Sơ đồ lai: - Chịu sự chi phối của di truyền liên kết 0,5 đ Sơ đồ lai: 1
  3. 3 a. Thể 0A có số NST giảm đi 1NST nên đây là thể dị bội 2n-1. 0.5đ 3.5đ * Cơ chế: - Trong giảm phân, một bên bố hoặc mẹ có cặp NST mang cặp gen aa không phân li tạo ra 2 loại giao tử dị bội: một loại mang 2 NST của cặp aa 1.0đ (n+1), một loại không mang NST của cặp ấy: 0 (n-1). -Trong thụ tinh, giao tử bất thường không mang NST của cặp: 0 (n-1) kết hợp với giao tử bình thường: A (n) của bên bố, mẹ còn lại tạo hợp tử mang 1 NST của cặp (2n-1) có KG: 0A (Học sinh có thể trình bày bằng sơ đồ lai, đúng vẫn cho điểm tối đa) b.Cơ thể có kiểu gen AAA và hàm lượng AND tăng 1,5 lần là thể tam 0.5đ bội. Biểu hiện của 2 thể đột biến trên là: Thể dị bội 0A Thể tam bội AAA 1.5đ - Gây biến đổi hình thái - Tăng kích thước các cơ ở thực vật như: hình quan như: than, cành, lá dạng,kích thước,màu đặc biệt là tế bào khí sắc hoặc gây bệnh NST khổng và hạt phấn; ở người như: Đao, Sinh trưởng mạnh, Tơcnơ chống chịu tốt, thời gian sinh trưởng kéo dài và bất thụ. - Không tồn tại ở người và động vật. (HS nêu đúng mỗi ý được 0.5đ có thể trình bày hàng ngang) 4 a. Phân biệt NST kép với cặp NST tương đồng 2.5đ (Mỗi ý phân biệt được 0.25đ) 1.0đ NST kép Cặp NST tương đồng - Chỉ là một NST gồm 2 - Gồm 2 NST độc lập giống nhau cromatit giống nhau được về hình dạng kích thước. dính với nhau ở tâm động. - 2 NST có nguồn gốc khác nhau - 2 cromatit có cùng nguồn (một NST có nguồn gốc từ bố, gốc (hoặc có nguồn gốc từ bố một có nguồn gốc từ mẹ). hoặc có nguồn gốc từ mẹ). - 2 NST của cặp tương đồng hoạt - 2 cromatit hoạt động như động độc lập với nhau. một thể thống nhất (trong điều - Các gen ở vị trí tương ứng trên kiện bình thường). 2 NST của cặp tương đồng có thể - Các gen ở vị trí tương ứng giống nhau hoặc khác nhau (đồng trên 2 cromatit giống nhau. hợp hoặc dị hợp). b. - Số loại giao tử được tạo ra: 23= 8 loại giao tử 0.5đ - Các loại giao tử:ABDEX, ABDEY, 1 đ aBDEX,aBDEY,AbdEX,AbdEY,abdEX,abdEY. 5 a. * Ý nghĩa của nguyên phân: 0.5 đ 3đ - Ổn định bộ NST của loài qua các thế hệ. - Giúp cơ thể đa bào lớn lên. * Ý nghĩa của giảm phân. 0.5 đ 2
  4. - Số lượng NST trong giao tử giảm xuống còn (n NST) nên khi thụ tinh, bộ NST 2n của loài lại được phục hồi . - Sự trao đổi chéo ở kì đầu , sự phân li độc lập và tổ hợp tự do giữa các NST kép trong cặp tương đồng xảy ra ở kì sau của giảm phân I đã tạo ra nhiều giao tử khác nhau, là cơ sở cho sự xuất hiện biến dị tổ hợp. * Ý nghĩa của thụ tinh 0.5 đ - Phục hồi lại bộ NST lưỡng bội do sự kết hợp giữa giao tử đực (n) với giao tử cái (n ). - Sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử khác nhau đã tạo vô số kiểu tổ hợp khác nhau tạo ra nhiều biến dị tổ hợp, tạo nguồn nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống. b. Gọi k là số lần nguyên phân, 2n là bộ NST của loài. 0.25 đ - Số NST môi trường cung cấp cho nguyên phân: 0.5đ 2n.(2k- 1) = 2n.2k- 2n = 70 (1) - Số NST mà môi trường cung cấp cho giảm phân: 0.5đ 2n. 2k = 80 (2) Từ (1) và (2) ta có: 2n = 10 0.25đ Thay 2n = 10 vào (2) ta được 2k = 8 k= 3. Vậy: bộ NST của loài 2n = 10; Tế bào nguyên phân 3 lần. 6 a. 2.5đ Tổng số Nucleotit của gen: N = C.20 = 150.20 = 3000 (Nu) 0.75đ Vậy chiều dài của gen là: L = (N : 2) . 3,4A0 = (3000:2) . 3,4 = 5100 A0 0.75 b. Số Nucleotit từng loại của gen: Ta có: A =T = 20%.N = 20%. 3000 = 600 (Nu) 0.25 đ G = X = 30%.N = 30%. 3000 = 900 (Nu) 0.25đ c. Số nuclêôtit từng loại môi trường cung cấp: * Nếu gen nhân đôi 4 đợt thì số nuclêôtit từng loại môi trường cần cung cấp là: A = T = (24- 1). 600 = 9000 (Nu) 0.25 đ G = X = (24- 1).900 = 13.500 (Nu) 0.25đ 7 a. 2.5đ 3đ Theo đề F1 có tỉ lệ 37,5% : 37,5% : 12,5% : 12,5% = 3:3:1:1 0.25đ - Phân tích từng cặp tính trạng ở F1: + về chiều cao của chân: Chan cao 37,5% 12,5% 50% 1 0.5đ Chanthap 37,5% 12,5% 50% 1 - F1 có tỉ lệ của phép lai phân tích nên chân cao là tính trạng trội có kiểu gen dị hợp tử Aa 0.25đ - Chân thấp là tính trạng lặn có kiểu gen đồng hợp tử aa. + về độ dài cánh: 0.5đ 3
  5. M Canh dai 37,5% 37,5% 75% 3 0.25đ Canh ngan 12,5% 12,5% 25% 1 F1 có tỉ lệ định luật phân li 3 trội : 1 lặn => bố mẹ đều có kiểu gen dị hợp 0.25đ tử Bb - Tổ hợp 2 cặp tính trạng trên suy ra: + Một cơ thể p mang kiểu gen AaBb (chân cao, cánh dài) 0.5đ + Một cơ thể p mang kiểu gen aaBb (chân thấp, cánh dài) - Sơ đồ lai p: chân cao, cánh dài x chân thấp, cánh ngắn b. 1đ Gà chân cao, cánh dài thuần chủng có kiểu gen là AABB - Gà chân thấp, cánh ngắn có kiểu gen là aabb 0.25đ - Sơ đồ lai: - P: Thân cao, cánh dài (TC) X Thân thấp, cánh ngắn AABB aabb 0.25đ (HS viết sơ đồ đúng được 0.5đ) 0.5đ (Lưu ý: Nếu hs làm cách khác mà đúng giáo viên vẫn cho điểm tối đa) 4