Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường năm học 2018-2019 môn Lịch sử Lớp 10 - Trường THPT Lưu Hoàng (Có đáp án)

Bài 1 (6 điểm).

a) So sánh sự khác nhau giữa xã hội cổ đại phương Đông và xã hội cổ đại Hy Lạp-Roma: điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa.

b) Hãy trình bày về  một thành tựu văn hóa của xã hội cổ đại phương Đông hoặc xã hội cổ đại Hy Lạp-Roma mà em thấy ấn tượng nhất.

Bài 2 (4 điểm).

Nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV? Trình bày về một cuộc phát kiến địa lí mà em thấy tâm đắc nhất.

Bài 3 (4 điểm).

                                      “Đánh cho để dài tóc

                                      Đánh cho để đen răng 

                                      Đánh cho nó chích luân bất phản

                                      Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn

Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”

                                                Hịch ra trận

          Lời hịch đó của nhân vật lịch sử  nào? Nêu những đóng góp của nhân vật đó trong lịch sử dân tộc?

doc 4 trang thanhnam 20/03/2023 3880
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường năm học 2018-2019 môn Lịch sử Lớp 10 - Trường THPT Lưu Hoàng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_truong_nam_hoc_2018_2019_mon_l.doc

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường năm học 2018-2019 môn Lịch sử Lớp 10 - Trường THPT Lưu Hoàng (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG TRƯỜNG THPT LƯU HOÀNG NĂM HỌC 2018 – 2019 Môn thi: Lịch sử - Lớp: 10 ĐỀ CHÍNH THỨC (Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề) Bài 1 (6 điểm). a) So sánh sự khác nhau giữa xã hội cổ đại phương Đông và xã hội cổ đại Hy Lạp-Roma: điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa. b) Hãy trình bày về một thành tựu văn hóa của xã hội cổ đại phương Đông hoặc xã hội cổ đại Hy Lạp-Roma mà em thấy ấn tượng nhất. Bài 2 (4 điểm). Nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV? Trình bày về một cuộc phát kiến địa lí mà em thấy tâm đắc nhất. Bài 3 (4 điểm). “Đánh cho để dài tóc Đánh cho để đen răng Đánh cho nó chích luân bất phản Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ” Hịch ra trận Lời hịch đó của nhân vật lịch sử nào? Nêu những đóng góp của nhân vật đó trong lịch sử dân tộc? Câu 4 (6 điểm) Trình bày sự phát triển về giáo dục, văn học, nghệ thuật của quốc gia Đại Việt trong các thế kỷ X - XV? Nguyên nhân của sự phát triển đó? HẾT Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm! Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Chữ ký giám thị coi thi số 1: Chữ ký giám thị coi thi số 2:
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THPT LƯU HOÀNG KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2018 – 2019 ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC Môn thi: Lịch sử - Lớp: 10 I. Hướng dẫn chung -Tổng điểm toàn bài thi 20 điểm, điểm bài thi được làm tròn đến 0,25 điểm. - Khuyến khích những bài thi có sự sáng tạo. II. Đáp án và thang điểm Câu Đáp án Điể m a)So sánh sự khác nhau giữa xã hội cổ đại phương Đông và xã hội cổ đại Hy Lạp-Roma: điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa. (Khuyến khích những học sinh lập bảng so sánh) -Điều kiện tự nhiên: 1,0 +Phương Đông: xuất hiện ở lưu vực các con sông lớn, đất đai màu mỡ, tơi xốp +Phương Tây: xuất hiện ở ven biển Địa Trung Hải, đất đai khô cằn, nghề đi biển phát triển -Kinh tế: 1,0 +Phương Đông: nông nghiệp-TCN +Phương Tây: TCN-Thương nghiệp-Nông nghiệp Bài 1 -Chính trị: 1,0 (6điểm) +Phương Đông: Chế độ chuyên chế cổ đại. +Phương Tây: Dân chủ chủ nô -Xã hội: +Phương Đông: Quí tộc- Nông dân công xã-Nô lệ. 1.0 +Phương Tây: Chủ nô- Nô lệ- Bình dân. -Văn hóa +Phương Đông: Lich và thiên văn, chữ viết, toán học, kiến trúc. +Phương Tây: Lịch và chữ viết, khoa học, văn học, nghệ thuật b) Hãy trình bày về một thành tựu văn hóa của xã hội cổ đại phương Đông hoặc xã hội cổ đại Hy Lạp-Roma mà em thấy ấn tượng nhất. Học sinh có thể lựa chọn bất kí một thành tựu văn hóa nào của phương 2.0 Đông hoặc xã hội cổ đại Hy Lạp-Roma Nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV? Trình bày về một cuộc phát kiến địa lí mà em thấy tâm đắc nhất. a.Nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV 0,5 Bài 2 - Nền kinh tế hàng hóa phát triển, nhu cầu vàng bạc, hương liệu thị (4 điểm) trường cao, - con đường giao lưu buôn bán với Tây Á và ĐTH đã bị người Ả-rập 0,5 chiếm giữ
  3. - KHKT phát triển, đặc biệt là ngành hàng hải ->.tạo tiền đề cho các 1,0 cuộc phát kiến địa lý b.Trình bày về một cuộc phát kiến địa lí mà em thấy tâm đắc nhất. Học sinh lựa chọn một cuộc phát kiến địa lí bất kì và trình bày. 2,0 “Đánh cho để dài tóc Đánh cho để đen răng Đánh cho nó chích luân bất phản Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ” Hịch ra trận Lời hịch đó của nhân vật lịch sử nào? Nêu những đóng góp của nhân vật đó trong lịch sử dân tộc? 1. Bài hịch đó của vua Quang Trung viết trước khi đánh trận Ngọc Hôi Bài 3 1.0 (4điểm) – Đống Đa năm 1789 2. Những đóng góp của vua Quang Trung trong lịch sử dân tộc: - Quang Trung - Nguyễn Huệ là người lãnh đạo phong trào nông dân 1.0 Tây Sơn, tiêu diệt các tập đoàn phong kiến cát cứ, bước đầu thống nhất đất nước, xóa bỏ ranh giới Đàng Trong và Đàng Ngoài - Nguyễn Huệ là nhà quân sự lỗi lạc đồng thời là vị anh hùng của dân 1,0 tộc. Người đã trực tiếp chỉ huy 2 cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm – Thanh, bảo vệ nền độc lập dân tộc . - Là người đứng đầu vương triều Tây Sơn, ông đã đề ra nhiều chính 1,0 sách xây dựng nền móng chế độ mới mang tính toàn diện cả về kinh tế, chính trị, xã hội Đất nước dần được ổn định, vị thế của vương triều Tây Sơn được nâng cao 1. Sự phát triển. - Giáo dục + Do nhu cầu xây dựng nhà nước và nâng cao dân trí, các nhà nước 0,25 đương thời đều quan tâm đến giáo dục. Chữ Hán trở thành chữ viết chính thức. + Nhà Lý lập Văn Miếu ở kinh đô Thăng Long (1070), đắp tượng Khổng Tử, Chu công, Thời Trần, các khoa thi được tổ chức đều đặn Bài 4 0,75 hơn, đặt lệ lấy "Tam khôi" quy định rõ nội dung học tập, mở rộng Quốc (6 điểm) Tử Giám 0,75 + Nhà Lê quy chế thi cử được ban hành rõ ràng, ba năm có kỳ thi Hội, chọn Tiến sĩ, dựng bia ghi tên Tiến sĩ - Văn học 0,75 + Từ thời Trần văn học dân tộc ngày càng phát triển. Hàng loạt bài thơ, hịch, phú nổi tiếng như Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo, vừa thể hiện tài năng văn học vừa toát lên niềm tự hào dân tộc và 0,5
  4. lòng yêu nước sâu sắc. + Thế kỷ XI-XII, chữ Nôm ra đời Đến thế kỉ XV, văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển với sự xuất hiện hàng loạt tập thơ của Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông - Nghệ thuật + Cung điện, tháp, đền đài, thành được xây dựng ;những công trình kiến trúc Phật giá xây dựng khắp nơi như: chùa Một cột, chùa Dâu, tháp 0,5 Báo Thiên, Phổ Minh + Nghệ thuật điêu khắc tinh tế, độc đáo với nhiều loại hình khác nhau như chân bệ cột hình hoa sen, những bức phù điêu khắc hình rồng nổi 0,5 cuộn trong lá đề + Nghệ thuật sân khấu như ca múa nhạc: chèo, tuồng, múa rối phát 0,5 triển. Âm nhạc với nhiều nhạc cụ: trống cơm, sáo tiêu, đàn cầm 2. Nguyên nhân phát triển. 0.5 - Sự phát triển về các mặt chính trị, kinh tế của các triều đại Lý, Trần, Lê tạo tiền đề cho các mặt giáo dục, văn học, nghệ thuật phát triển. - Các triều đại phong kiến đều có những chính sách tạo điều kiện cho 0,5 các hoạt động này phát triển - Sự sáng tạo của nhân dân ta trong sản xuất, trong đấu tranh nhằm gìn 0,5 giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc