Đề thi chọn học sinh giỏi Lớp 11 THPT năm học 2013-2014 môn Địa lí - Sở giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc (Có đáp án)

Câu I. (1,5 điểm)

1. Trình bày đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.

2. Tại sao Nhật Bản chú trọng phát triển các ngành công nghiệp trí tuệ?

Câu II. (1,5 điểm)

Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:

Cho biết biểu hiện và khu vực chịu ảnh hưởng mạnh nhất của hiệu ứng fơn? Sự đối lập giữa sườn đông và sường tây về nhiệt độ và lượng mưa? Giải thích nguyên nhân và phân tích ảnh hưởng của hiệu ứng fơn.

Câu III. (2,5 điểm)

Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:

1. Hãy nhận xét sự phân bố dân cư ở nước ta.

2. Tại sao có sự phân bố dân cư như vậy? Ảnh hưởng của sự phân bố trên đến phát triển kinh tế xã hội?

Câu IV. (2,0 điểm)

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học.

Trình bày đặc điểm chung của khoáng sản nước ta. Đặc điểm đó tác động đến sự phát triển công nghiệp của nước ta như thế nào?

doc 5 trang thanhnam 20/03/2023 3080
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi Lớp 11 THPT năm học 2013-2014 môn Địa lí - Sở giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_lop_11_thpt_nam_hoc_2013_2014_mon.doc

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi Lớp 11 THPT năm học 2013-2014 môn Địa lí - Sở giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc (Có đáp án)

  1. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2013-2014 ĐỀ THI MÔN: ĐỊA LÍ ĐỀ ĐỀ XUẤT Dành cho học sinh các trường THPT Chuyên Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề Câu I. (1,5 điểm) 1. Trình bày đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. 2. Tại sao Nhật Bản chú trọng phát triển các ngành công nghiệp trí tuệ? Câu II. (1,5 điểm) Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học: Cho biết biểu hiện và khu vực chịu ảnh hưởng mạnh nhất của hiệu ứng fơn? Sự đối lập giữa sườn đông và sường tây về nhiệt độ và lượng mưa? Giải thích nguyên nhân và phân tích ảnh hưởng của hiệu ứng fơn. Câu III. (2,5 điểm) Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học: 1. Hãy nhận xét sự phân bố dân cư ở nước ta. 2. Tại sao có sự phân bố dân cư như vậy? Ảnh hưởng của sự phân bố trên đến phát triển kinh tế xã hội? Câu IV. (2,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học. Trình bày đặc điểm chung của khoáng sản nước ta. Đặc điểm đó tác động đến sự phát triển công nghiệp của nước ta như thế nào? Câu V. (2,5 điểm) Cho bảng số liệu sau: Bảng giá trị tổng sản phẩm các khu vực kinh tế của nước ta năm 2000 và 2010 (đơn vị: tỉ đồng) Năm 2000 2010 Khu vực kinh tế Nông - lâm - ngư nghiệp 108 356 407 647 Công nghiệp - xây dựng 162 120 824 904 Dịch vụ 171 170 748 363 Tổng số 441 646 1 980 914 1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô, cơ cấu các khu vực kinh tế của nước ta năm 2000 và 2010. 2. Từ biểu đồ đã vẽ rút ra nhận xét và giải thích. Hết Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. Thí sinh được sử dụng Atlat địa lí Việt Nam. Họ và tên thí sinh: . Số báo danh:
  2. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2013-2014 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: ĐỊA LÍ Dành cho học sinh các trường THPT Chuyên Gồm: 04 trang Câu Nội dung Điểm I. 1. Trình bày đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ 1,0 (1,5 hiện đại. điểm) - Thời gian: cuối thế kỉ XX, đầu XXI với đặc trưng: xuất hiện và phát 0,25 triển nhanh chóng công nghệ cao. - Tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến phát triển KT - XH với 4 trụ cột là: công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng, 0,25 công nghệ thông tin. - Cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã làm xuất hiện nhiều ngành mới, tạo ra những bước chuyển dịch cơ cấu KT mạnh mẽ, làm 0,25 xuất hiện nền kinh tế tri thức. - Cách mạng khoa học và công nghệ tác động ngày càng sâu sắc làm cho kinh tế thế giới chuyển từ kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri 0,25 thức. 2. Tại sao Nhật Bản chú trọng phát triển các ngành công nghiệp 0,5 trí tuệ? - Nhật Bản nghèo tài nguyên khoáng sản, phải nhập nhiều nguyên liệu 0,25 lệ thuộc thị trường. - Nhật Bản có lợi thế về nguồn lao động tay nghề cao, năng động; là 0,25 đất nước có trình độ khoa học và công nghệ cao, II. Cho biết biểu hiện và khu vực chịu ảnh hưởng mạnh nhất của (1,5 hiệu ứng fơn? Sự đối lập giữa sườn đông và sường tây về nhiệt độ 1,5 điểm) và lượng mưa? Giải thích nguyên nhân và phân tích ảnh hưởng của hiệu ứng fơn. * Cho biết biểu hiện và khu vực chịu ảnh hưởng mạnh nhất của hiệu ứng fơn: - Biểu hiện: vào mùa hè khu vực chịu ảnh hưởng của hiệu ứng fơn có 0,25 nhiệt độ cao hơn hẳn: trên 280C, những khu vực không chịu ảnh hưởng: dưới 280C; độ ẩm và lượng mưa rất thấp. 1
  3. - Khu vực chịu ảnh hưởng mạnh nhất nước ta là: Duyên hải (ven 0,25 biển) Bắc Trung Bộ. * Sự đối lập nhau giữa sườn đông và sường tây ở nước ta về nhiệt độ và lượng mưa: hai sườn của một dãy núi luôn có sự đối lập nhau, 0,25 sườn đón gió có nhiệt độ thấp, độ ẩm cao, lượng mưa lớn; còn sườn khuất gió thì ngược lại. * Giải thích nguyên nhân và phân tích ảnh hưởng: - Nguyên nhân: do chế độ gió mùa (hướng gió) vuông góc với hướng 0,25 của các dãy núi, nhất là các dãy chạy theo hướng tây bắc - đông nam chặn chế độ gió mùa gây ra hiệu tượng trên. - Ảnh hưởng: + Gây ra nhiều khó khăn cho phát triển kinh tế nhất là nông nghiệp 0,25 như: đất đai khô cằn, thiếu nước để trồng trọt và chăn nuôi, năng suất thấp, Ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe của con người, gây ra nhiều dịch 0,25 bệnh, III. 1. Hãy nhận xét sự phân bố dân cư ở nước ta. 1,25 (2,5 Năm 2006 mật độ dân số nước ta là 254 người/km 2 nhưng phân bố 0,25 điểm) không đều: - Không đều giữa đồng bằng với trung du, miền núi: + Đồng bằng với 1/4 diện tích nhưng chiếm 3/4 dân số nên có mật độ 0,25 dân số cao, ví dụ như: Đồng bằng sông Hồng với 1225 người/km 2, Đồng bằng sông Cửu Long 429 người/km2. + Trung du miền núi ngược lại: chiếm 3/4 diện tích nhưng chỉ chiếm 1/4 dân số nên có mật độ thấp, ví dụ như Tây Nguyên 89 người/km 2, 0,25 Tây Bắc 69 người/km2. - Không đều trong nội bộ một vùng hay một địa phương (dẫn chứng 0,25 một vùng hoặc một địa phương) - Phân bố không đều giữa nông thôn và thành thị, năm 2005: nông 0,25 thôn là 73,1%, thành thị 26,9%. 2. Tại sao có sự phân bố dân cư như vậy? Ảnh hưởng của sự phân 1,25 bố trên đến phát triển kinh tế xã hội? * Sự phân bố dân cư như vậy là do: 0,25 - Điều kiện tự nhiên: vị trí địa lí, khí hậu, nguồn nước, địa hình, - Điều kiện KT-XH: trình độ phát triển kinh tế, tính chất nền kinh tế. 0,25 - Lịch sử khai thác lãnh thổ, 2
  4. * Hậu quả: - Sự phân bố không đều giữa đồng bằng và TDMN: + Khu vực đồng bằng tập trung dân số quá đông làm cho diện tích 0,25 canh tác bình quân theo đầu người đã thấp lại càng thấp (ví dụ như ở Đồng bằng sông Hồng), tình trạng thừa lao động, thiếu việc làm nên nhiều vấn đề xã hội nảy sinh + Khu vực trung du miền núi: giàu tài nguyên, thiếu lao động gây khó khăn cho khai thác tài nguyên, phát triển kinh tế làm cho sự chênh 0,25 lệch kinh tế giữa miền ngược với miền xuôi còn cao. - Sự phân bố không đều giữa thành thị và nông thôn: nông thôn thiếu việc làm dẫn đến làn sóng nhập cư vào đô thị gây sức ép dân số tại 0,25 các đô thị: thất nghiệp, ô nhiễm môi trường, tệ nạn XH, IV. Trình bày đặc điểm chung của khoáng sản nước ta. Đặc điểm đó 2,0 (2,0 tác động đến sự phát triển công nghiệp của nước ta như thế nào? điểm) * Đặc điểm chung của khoáng sản Việt Nam: 1,0 - Khoáng sản nước ta phong phú và đa dạng gồm có 3 nhóm chính: nhóm năng lượng (than, dầu khí), nhóm kim loại (sắt, đồng, thiếc, 0,25 bôxít, ) và nhóm phi kim loại (Apatit, đá vôi, ). - Phần lớn các mỏ khoáng sản nước ta có trữ lượng vừa và nhỏ, phân 0,25 bố phân tán, lẻ tẻ. - Một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn, chất lượng tốt như: than 0,25 đá, dầu khí, bôxit, vật liệu xây dựng, - Khoáng sản phân bố ở nhiều nơi nhưng tập trung chủ yếu ở trung 0,25 du, miền núi; nhất là ở Trung du miền núi Bắc Bộ. * Tác động của nó đến sự phát triển công nghiệp của nước ta: 1,0 - Thuận lợi: + Giàu khoáng sản thuận lợi để phát triển công nghiệp khai thác 0,25 khoáng sản. + Nhiều loại khoáng sản thuận lợi để phát triển nhiều ngành công 0,25 nghiệp chế biến (công nghiệp chế biến đa dạng). + Khoáng sản có trữ lượng lớn, chất lượng tốt tạo tiền đề để phát triển 0,25 công nghiệp quy mô lớn và lâu dài. - Khó khăn: Trữ lượng vừa và nhỏ, tập trung phân tán, chủ yếu ở trung du, miền 0,25 núi nên khó khăn cho việc thăm dò và khai thác. V. 1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô, cơ cấu các khu vực 2,0 3
  5. (2,5 kinh tế của nước ta năm 2000 và 2010. điểm) - Tính bán kính: Coi r năm 2000 = 1 đơn vị bán kính. 1 980 914 (tỉ đồng) Ta có: r năm 2010 = = 2,1 441 646 (tỉ đồng) 0,25 - Tính tỉ trọng của các khu vực kinh tế: Bảng tỉ trọng giá trị tổng sản phẩm các khu vực kinh tế của nước ta từ 2000 - 2010 (đơn vị: %) Năm 2000 2010 0,25 Khu vực KT Nông, lâm, ngư nghiệp 24,5 20,6 Công nghiệp - xây dựng 36,7 41,6 Dịch vụ 38,8 37,8 - Vẽ biểu đồ: biểu đồ tròn. Biểu đồ khác không cho điểm. Yêu cầu: Vẽ cần chính xác, khoa học, rõ ràng, đạt được tính thẩm mỹ. 1,0 Ghi đủ các nội dung: tên biểu đồ, ký hiệu, ghi chú, số liệu, đơn vị, năm. Lưu ý: nếu thiếu, sai mỗi nội dung trừ 0,25 điểm. 2. Từ biểu đồ đã vẽ rút ra nhận xét và giải thích. 1,0 * Nhận xét: - Quy mô: năm 2010 lớn hơn năm 2000 4,5 lần do nước ta có tốc độ 0,25 tăng trưởng kinh tế khá cao và ổn định. - Cơ cấu: 0,25 + Tỉ trọng giữa các khu vực kinh tế có sự chênh lệch (Dẫn chứng). + Tỉ trọng giữa các khu vực từ 2000 đến 2010 có sự chuyển dịch (Dẫn 0,25 chứng). * Giải thích: Do tính chất của nền kinh tế ở từng giai đoạn có sự khác nhau, do nước ta đang đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng công 0,25 nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hết 4