Đề thi chọn học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Sở GD và ĐT Yên Bái

Câu 3. (3,0 điểm)
Lập bảng so sánh phong trào Cần Vương và phong trào nông dân Yên Thế theo các nội dung sau: thời gian, lãnh đạo, mục tiêu, quy mô, kết quả và ý nghĩa. Từ kết cục của hai phong trào trên, em hãy nhận xét về phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX ở nước ta.
pdf 1 trang Hải Đông 05/02/2024 2540
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Sở GD và ĐT Yên Bái", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_lich_su_lop_9_nam_hoc_2019_202.pdf

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Sở GD và ĐT Yên Bái

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS TỈNH YÊN BÁI NĂM HỌC 2019 – 2020 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Lịch sử Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 30/5/2020 Câu 1. (3,0 điểm) Trình bày những đặc điểm của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427). Cuộc khởi nghĩa này có đặc điểm gì khác so với các cuộc kháng chiến thời Lý - Trần? Câu 2. (3,0 điểm ) Hãy nêu các xu thế phát triển của thế giới ngày nay. Tại sao nói: “Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc? Theo em, nhiệm vụ to lớn nhất hiện nay của nhân dân ta là gì? Câu 3. (3,0 điểm) Lập bảng so sánh phong trào Cần Vương và phong trào nông dân Yên Thế theo các nội dung sau: thời gian, lãnh đạo, mục tiêu, quy mô, kết quả và ý nghĩa. Từ kết cục của hai phong trào trên, em hãy nhận xét về phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX ở nước ta. Câu 4. (4,0 điểm) a. Phân tích đặc điểm phong trào yêu nước cách mạng nước ta từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến đầu năm 1930. b. Kể tên những địa danh ở Yên Bái gắn liền với các di tích lịch sử trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Nêu những hiểu biết của em về một trong số các di tích lịch sử đó. Câu 5. (4,0 điểm) Trước và sau ngày 6/3/1946, sách lược của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với thực dân Pháp và quân Tưởng có gì khác nhau? Vì sao có sự khác nhau đó? Câu 6. (3,0 điểm) Sự hình thành các trật tự thế giới mới: “hai cực Ianta” và “đa cực” sau Chiến tranh thế giới thứ hai có gì khác biệt? Vì sao nói tổ chức Liên hợp quốc ra đời là một thành công lớn trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai? Hết - Thí sinh không được sử dụng tài liệu - Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Cán bộ coi thi thứ nhất: Chữ kí: Cán bộ coi thi thứ hai: Chữ kí: