Đề thi chọn học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD và ĐT Lai Vung (Có đáp án)

Câu 1. (3,0 điểm)
a. Vì sao hô hấp và quang hợp trái ngược nhau nhưng lại có quan hệ chặt
chẽ với nhau?
b. Bạn Nam cho rằng: “ Trồng cây với mật độ càng dày thì cây trồng sẽ cho
năng suất càng cao”. Em hãy nhận định về ý kiến của Nam và giải thích.
pdf 6 trang Hải Đông 29/02/2024 800
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD và ĐT Lai Vung (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_sinh_hoc_lop_8_nam_hoc_2014_20.pdf

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD và ĐT Lai Vung (Có đáp án)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8 HUYỆN LAI VUNG NĂM HỌC 2014 – 2015 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN THI: SINH HỌC Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm 02 trang) Ngày thi: 31/05/2015 Câu 1. (3,0 điểm) a. Vì sao hô hấp và quang hợp trái ngược nhau nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau? b. Bạn Nam cho rằng: “ Trồng cây với mật độ càng dày thì cây trồng sẽ cho năng suất càng cao”. Em hãy nhận định về ý kiến của Nam và giải thích. Câu 2. (4,0 điểm) a. Thế nào là động vật quý hiếm? Nêu biện pháp bảo vệ động vật quý hiếm? b. Ưu và nhược điểm của hình thức đẻ trứng ở động vật? c. Vì sao khi mổ giun đất, người ta thường tiến hành mổ giun ở mặt lưng? Cách phân biệt mặt lưng và mặt bụng? d. Quan sát hình giải phẫu cấu tạo trong của tôm sông. Em hãy chú thích các chữ số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 ở hình. Câu 3. (3,0 điểm) a. Prôtêin được tiêu hoá như thế nào trong ống tiêu hoá? b. Nêu thành phần của dịch vị? Chức năng của các thành phần đó. Câu 4. (3,0 điểm) a. Em hãy giải thích: Tại sao máu chảy trong mạch rất dễ dàng nhưng khi chảy ra khỏi mạch lại bị đông . b. Con bị bệnh thiếu máu, người mẹ nhóm máu B muốn truyền máu cho con nhưng sau khi xét nghiệm máu thì không thể truyền được cho con. Người mẹ buồn và thắc mắc về điều này, em hãy giải thích cho người mẹ hiểu nguyên nhân trên.
  2. Câu 5. (3,0 điểm) a. Tại sao trong suốt thời kì mang thai ở người không xảy ra hiện tượng kinh nguyệt? b. Nêu rõ những ảnh hưởng của việc mang thai sớm, ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên. Câu 6. (2,0 điểm) Cho biết tâm thất trái mỗi lần co bóp đẩy đi 75ml máu và trong một ngày đêm đã đẩy đi được 8100 lít máu. Thời gian pha dãn chung bằng 1/2 chu kỳ tim, thời gian pha nhĩ co bằng 1/3 thời gian pha thất co. Hỏi: a. Số lần tâm thất co trong một phút. b. Thời gian hoạt động của một chu kỳ c. Thời gian của mỗi pha: pha nhĩ co, pha thất co, pha dãn chung. Câu 7. (2,0 điểm) Tại buổi lao động, một bạn học sinh sơ ý đã bị thương ở cánh tay. Vết thương chảy máu khá nhiều và máu chảy ra rất nhanh. Hãy xác định dạng chảy máu của vết thương, cách sơ cứu đối với vết thương đó. HẾT Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Chữ ký của giám thị 1: Chữ ký của giám thị 2: Lưu ý: Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.
  3. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM HUYỆN LAI VUNG KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8 NĂM HỌC 2014 – 2015 (Hướng dẫn chấm gồm có 04 trang) MÔN: SINH HỌC I. Hướng dẫn chung: 1. Nếu học sinh làm bài không theo cách nêu trong đáp án nhưng đúng, chính xác, chặt chẽ thì cho đủ số điểm của câu đó. 2. Việc chi tiết hóa (nếu có) thang điểm trong hướng dẫn chấm phải đảm bảo không làm sai lệch hướng dẫn chấm và phải được thống nhất thực hiện trong tổ chấm. II. Đáp án và thang điểm: CÂU NỘI DUNG ĐIỂM Câu 1 a. Hô hấp và quang hợp trái ngược nhau nhưng lại có (3 điểm) quan hệ chặt chẽ với nhau *Hô hấp và quang hợp trái ngược nhau: Hô hấp Quang hợp -Hấp thụ khí O , thải khí CO -Hấp thụ khí CO , thải O 2 2 2 2 0,5 -Phân giải chất hữu cơ tạo ra -Chế tạo chất hữu cơ năng lượng *Hô hấp và quang hợp có quan hệ chặt chẽ với nhau: Hai quá trình này cần có nhau: Hô hấp cần chất hữu cơ do quang hợp chế tạo, quang hợp và mọi hoạt động sống của cây 1,0 lại cần năng lượng do hô hấp sản sinh ra. Cây sẽ không sống được nếu thiếu một trong hai quá trình này. b.Ý kiến của bạn Nam là không đúng 0,5 - Trồng cây với mật độ dày, cây mọc chen chúc sẽ thiếu ánh 0,5 sáng, không khí. - Hơn nữa, nhiệt độ không khí sẽ tăng cao, gây khó khăn cho quang hợp, cây chế tạo được ít chất hữu cơ dẫn đến cây trồng 0,5 cho năng suất thấp Câu 2 a. Động vật quý hiếm: (4 điểm) Là những động vật có giá trị về những mặt sau: thực phẩm, dược liệu, mĩ nghệ, nguyên liệu công nghệ, làm cảnh, khoa 0,25 học, xuất khẩu, đồng thời nó phải là động vật hiện đang có số lượng giảm sút trong tự nhiên Biện pháp bảo vệ động vật quý hiếm: - Cấm săn bắt, buôn bán trái phép 0,25 - Cần đẩy mạnh việc chăn nuôi và xây dựng các khu dự trữ 0,25 thiên nhiên - Bảo vệ môi trường sống của chúng 0,25
  4. CÂU NỘI DUNG ĐIỂM b. Ưu và nhược điểm của hình thức đẻ trứng: *Ưu điểm: - Động vật không phải mang thai nên không gặp khó khăn khi 0,5 di chuyển - Trứng có vỏ bọc cứng chống lại các tác nhân có hại *Nhược điểm: - Phôi phát triển đòi hỏi nhiệt độ thích hợp và ổn định nhưng nhiệt độ môi trường luôn thay đổi vì vậy tỉ lệ trứng nở thành 0,5 con thấp - Trứng phát triển ở ngoài cơ thể nên dễ bị các loài động vật khác ăn c. - Khi tiến hành mổ giun, người ta thường mổ ở mặt lưng vì để 0,25 giữ nguyên hệ thần kinh thường nằm ở mặt bụng - Cách phân biệt: mặt lưng có màu sẫm hơn mặt bụng, mặt 0,25 bụng có các lỗ sinh dục d. Chú thích: 1. Hạch não 2. Vòng thần kinh hầu 3. Dạ dày 4. Tuyến gan 5. Chuỗi thần kinh ngực 6. Ruột 7. Chuỗi thần kinh bụng 1,5 Câu 3. a. Sự tiêu hoá prôtêin trong ống tiêu hoá: (3 điểm) - Khoang miệng, thực quản: không có enzim biến đổi prôtêin 0,5 - Dạ dày: Dưới tác dụng của enzim pepsin trong dịch vị, prôtêin (chuỗi dài gồm nhiều axit amin) biến đổi thành prôtêin 0,5 chuỗi ngắn (chuỗi ngắn gồm 3- 10 axit amin) - Ruột non: Dưới tác dụng của enzim trong dịch ruột, dịch tuỵ, 0,5 prôtêin tiếp tục bị biến đổi thành các axit amin. b. Thành phần của dịch vị: nước (95%); enzim pepzin, HCl, 0,5 chất nhày (5%) * Chức năng của các thành phần dịch vị: - Nước : hoà loãng, làm mềm thức ăn - HCl: biến đổi pepsinogen thành pepsin; cùng với enzim 0,5 pepsin biến đổi prôtêin chuỗi dài thành prôtêin chuỗi ngắn - Enzim pepsin: biến đổi prôtêin chuỗi dài thành prôtêin chuỗi ngắn - Chất nhày: phủ lên bề mặt niêm mạc dạ dày ngăn cách các tế 0,5 bào niêm mạc với pepsin và HCl, bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày không bị phân huỷ Câu 4. a. Máu chảy trong mạch rất dễ dàng nhưng khi chảy ra (3 điểm) khỏi mạch lại bị đông vì: - Mặt trong của thành mạch trơn, láng bóng không thấm nước, tiểu cầu không bị vỡ nên không giải phóng enzim làm chất 1,0 sinh tơ máu tạo thành tơ máu. - Trên thành mạch có chất chống đông máu do bạch cầu tiết ra
  5. CÂU NỘI DUNG ĐIỂM - Khi máu chảy ra khỏi mạch sẽ bị đông lại vì tiểu cầu ra ngoài va chạm vào bờ vết thương nên bị vỡ giải phóng enzim cùng 1,0 ion Ca2+ làm chất sinh tơ máu biến thành tơ máu, ôm giữ các tế bào máu tạo thành khối máu đông. b.Giải thích: - Nhóm máu của người mẹ và đứa con không phù hợp để 0,5 truyền máu, đứa con có thể có nhóm máu A hoặc O. - Trong huyết tương máu A và O có kháng thể β khi gặp kháng nguyên B trong hồng cầu máu B sẽ gây hiện tượng kết dính trong huyết tương người nhận gây tắc mạch. Vì vậy 0,5 người mẹ máu B không truyền máu cho con được. Câu 5. a. Ở người trong thời kì mang thai không có hiện tượng (3 điểm) kinh nguyệt vì: - Sau khi trứng rụng, bao noãn trở thành thể vàng tiết 0,5 prôgestêrôn có tác dụng làm lớp niêm mạc tử cung dày và xốp, chứa nhiều mạch máu để đón trứng đã thụ tinh xuống làm tổ - Trong quá trình mang thai, nhau thai tiết hoocmon có tác dụng duy trì thể vàng→hoocmon prôgestêrôn tiếp tục được 0,5 tiết ra, lớp niêm mạc không bị bong ra, do đó không xảy ra hiện tượng kinh nguyệt trong thời kì mang thai. - Nếu trứng không được thụ tinh, thể vàng bị thoái hoá, hoocmon prôgestêrôn không được tiết ra, lớp niêm mạc bị 0,5 bong ra → xảy ra hiện tượng kinh nguyệt. b. Những ảnh hưởng của việc mang thai sớm, ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên - Mang thai ở tuổi này là nguyên nhân làm tăng nguy cơ tử vong vì: 0,5 + Tỉ lệ sẩy thai, đẻ non cao do tử cung chưa phát triển đầy đủ, thường gây sót rau, băng huyết. + Nếu sinh con, con sinh ra thường nhẹ cân, tỉ lệ tử vong cao. - Nếu phải nạo phá thai dễ dẫn đến vô sinh vì dính buồng tử 0,5 cung, tắc vòi trứng, chửa ngoài dạ con - Có nguy cơ bỏ học, ảnh hưởng đến học tập và tương lai sau 0,5 này. Câu 6. a) (2 điểm) - Trong một phút tâm thất co và đẩy : 0,5 8100 : (24 x 60) = 5,625 (lít máu) - Số lần tâm thất co trong một phút: 5,625 (lít) = 5625 ml 0,5 Theo đề bài: 1 lần co tâm thất đẩy 75 ml → 5625 : 75 = 75 (lần) b) Thời gian hoạt động của một chu kỳ tim: Ta có : 1 phút = 60 giây 0,5 → 60 : 75 = 0,8 (giây)
  6. CÂU NỘI DUNG ĐIỂM c) - Thời gian của pha dãn chung: 0,8 : 2 = 0,4 (giây) - Gọi thời gian pha nhĩ co là x → thời gian pha thất co 3x Ta có : 3x + x = 0,4 → x= 0,1 Thời gian pha nhĩ co là 0,1 giây 0,5 Thời gian pha thất co là: 3x = 3 x 0,1 = 0,3 (giây) Câu 7. - Dạng chảy máu : chảy máu động mạch 0,5 (2 điểm) * Sơ cứu: - Dùng ngón cái tay dò tìm vị trí động mạch cánh tay phía trên 0,5 vết thương (gần tim), ấn mạnh để làm ngừng chảy máu ở vết thương vài ba phút - Buộc garô: dùng dây cao su hay dây vải mềm buộc chặt ở vị trí gần sát nhưng cao hơn vết thương với lực ép đủ làm cầm 0,5 máu - Sát trùng vết thương, băng kín vết thương, đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu. 0,5 Lưu ý: Khi buộc garô, cứ 15 phút lại nới dây garô ra và buộc lại HẾT