Đề thi chọn học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD và ĐT Lai Vung (Có đáp án)

Câu 6 (2,0 điểm)
Dựa vào sự hiểu biết về điều kiện của sự thụ tinh và thụ thai, người ta đề ra
các nguyên tắc cần tuân thủ để tránh mang thai ngoài ý muốn hoặc phải nạo phá
thai và thực hiện kế hoạch hoá gia đình. Vậy các điều kiện đó là gì? Các nguyên
tắc đề ra là gì? Thực hiện mỗi nguyên tắc có thể có những biện pháp nào?
pdf 6 trang Hải Đông 29/02/2024 800
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD và ĐT Lai Vung (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_sinh_hoc_lop_8_nam_hoc_2015_20.pdf

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD và ĐT Lai Vung (Có đáp án)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8 HUYỆN LAI VUNG NĂM HỌC 2015 – 2016 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN THI: SINH HỌC Thời gian làm bài: 150 phút Ngày thi: 14/06/2016 Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Chữ ký của giám thị 1: Chữ ký của giám thị 2: NỘI DUNG ĐỀ THI (Đề thi có 02 trang, gồm 6 câu) Câu 1 (5,0 điểm) 1) Trên bề mặt biểu bì của lá có 1 cấu trúc quan trọng giúp cây trao đổi chất với môi trường. Hãy cho biết: Tên cấu trúc đó là gì? Điểm khác biệt về sự tập trung của cấu trúc đó ở mặt trên và mặt dưới của lá. Hoạt động nào của cấu trúc đó giúp cây trao đổi chất với môi trường? 2) Tại sao khi nuôi cá cảnh trong bể kính, người ta thả thêm vào bể các loại rong? 3) Hãy quan sát thí nghiệm như hình vẽ. Sau khi bố trí thí nghiệm, người ta cho cả 2 chuông vào chỗ tối, sau 6 giờ. Em hãy cho biết: Hiện tượng xuất hiện trên mặt cốc nước vôi trong ở 2 chuông và giải thích. Từ kết quả thí nghiệm rút ra kết luận gì? Thí nghiệm trên chứng minh hiện tượng gì ở cây? Cây xanh Cốc nước vôi trong 4) Tại sao người ta lại nói “rừng cây như một lá phổi xanh của con người”? 5) Nhà bạn Lan có trồng loại đậu đen và đậu xanh. Vì sao nhà bạn Lan phải thu hoạch các loại đậu đó trước khi quả chín khô? Câu 2 (2,0 điểm) 1) Quan sát hình cấu tạo trong của cá chép (đực). Hãy chú thích các bộ phận bên trong của cá chép thứ tự từ 1 đến 8.
  2. 2) Kể tên và nêu vai trò các bộ phận của cá thể hiện sự thích nghi với đời sống và hoạt động trong môi trường nước. Câu 3 (5,0 điểm) 1) Cho các loài động vật sau: lợn, thạch sùng (thằn lằn), gà. Hãy sắp xếp và giải thích sự tiến hoá về hình thức sinh sản theo thứ tự từ thấp đến cao. 2) Tập tính sâu bọ có những đặc điểm gì? 3) Để thích nghi với đời sống ở cạn, hệ hô hấp của lưỡng cư có cấu tạo như thế nào? 4) Tại sao nói "Nhai kỹ lại no lâu", bằng kiến thức sinh học hãy giải thích câu nói đó? 5) Hãy giải thích vì sao máu chảy trong mạch không bao giờ đông, nhưng máu hễ ra khỏi mạch là đông ngay? Câu 4 (3,0 điểm) Một người hô hấp bình thường là 18 nhịp/phút, mỗi nhịp hít vào với một lượng khí là 450ml. Khi người ấy hô hấp sâu 13 nhịp/phút, mỗi nhịp hít vào là 650ml không khí. 1) Tính lưu lượng khí lưu thông, khí vô ích ở khoảng chết, khí hữu ích ở phế nang của người hô hấp thường và hô hấp sâu trong 1 phút. 2) So sánh lượng khí hữu ích giữa hô hấp thường và hô hấp sâu. 3) Ý nghĩa của hô hấp sâu. (Biết rằng lượng khí vô ích ở khoảng chết của mỗi nhịp hô hấp là 150ml) Câu 5 (3,0 điểm) 1) Hãy phân tích để chứng minh quá trình tiêu hóa xảy ra ở khoang miệng chủ yếu về mặt lý học nhưng rất yếu về mặt hóa học. 2) Cho sơ đồ chuyển hóa sau: a. Tinh bột Mantôzơ. b. Mantôzơ Glucôzơ. c. Prôtêin chuỗi dài Prôtêin chuỗi ngắn. d. Lipit Glyxêrrin và axít béo. Em hãy cho biết các sơ đồ chuyển hóa trên xảy ra ở những bộ phận nào trong ống tiêu hóa? Câu 6 (2,0 điểm) Dựa vào sự hiểu biết về điều kiện của sự thụ tinh và thụ thai, người ta đề ra các nguyên tắc cần tuân thủ để tránh mang thai ngoài ý muốn hoặc phải nạo phá thai và thực hiện kế hoạch hoá gia đình. Vậy các điều kiện đó là gì? Các nguyên tắc đề ra là gì? Thực hiện mỗi nguyên tắc có thể có những biện pháp nào? HẾT Lưu ý: Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.
  3. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM HUYỆN LAI VUNG KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8 NĂM HỌC 2015 – 2016 Hướng dẫn chấm gồm 04 trang MÔN: SINH HỌC I. HƯỚNG DẪN CHUNG: 1. Học sinh làm bài không theo cách nêu trong hướng dẫn chấm nhưng đúng, chính xác, chặt chẽ thì cho đủ số điểm của câu đó. 2. Việc chi tiết hóa (nếu có) thang điểm trong hướng dẫn chấm phải đảm bảo không làm sai lệch hướng dẫn chấm và phải được thống nhất thực hiện trong tổ chấm thi. 3. Điểm toàn bài tính theo thang điểm 20, làm tròn số đến 0,25 điểm. II. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM: Câu 1 (5,0 điểm) NỘI DUNG ĐIỂM 1) Trên bề mặt biểu bì của lá có 1 cấu trúc quan trọng giúp cây trao đổi chất với môi trường. Hãy cho biết: - Tên cấu trúc: Lỗ khí 0,25 - Điểm khác nhau về sự tập trung của cấu trúc đó ở mặt trên và mặt dưới của lá: Lỗ khí tập trung nhiều ở mặt dưới, mặt trên hầu 0,5 như không có hoặc rất ít. - Hoạt động nào của cấu trúc đó giúp cây trao đổi chất với môi trường? 0,25 Trạng thái đóng và mở của lỗ khí giúp trao đổi khí và nước với môi trường 2)Tại sao khi nuôi cá cảnh trong bể kính, người ta thả thêm vào bể các loại rong? Người ta thường thả thêm rong vào bể nuôi cá cảnh vì trong quá 1,0 trình quang hợp, cây rong đã nhả khí ôxi hoà tan vào nước trong bể và tạo điều kiện cho cá hô hấp tốt hơn. 3) Em quan sát hình mô tả thí nghiệm khi cho cả 2 chuông vào chỗ tối, sau 6 giờ - Hiện tượng và giải thích: Chuông A: xuất hiện lớp váng trắng đục rất dày trên mặt cốc nước 0,5 vôi vì cây đã thải ra khí cacbonic làm đục nước vôi. Chuông B: vẫn còn trong chỉ có một lớp váng trắng rất mỏng vì trong không khí có khí cacbonic nhưng ít hơn trong chuông A. - Kết luận: 0,25 Khi không có ánh sáng, cây đã thải ra nhiều khí cacbonic (CO2). - Thí nghiệm trên chứng minh hiện tượng gì ở cây xanh? 0,25 Chứng minh hiện tượng hô hấp ở cây xanh.
  4. NỘI DUNG ĐIỂM 4) Tại sao người ta lại nói rừng là ”lá phổi xanh” của con người? - Rừng có tác dụng làm cân bằng khí cacbonic và oxi trong 0,25 không khí. - Ngăn bụi, làm giảm ô nhiễm môi trường. 0,25 - Diệt một số vi khuẩn gây bệnh. 0,25 - Tán lá rừng che bớt ánh nắng góp phần làm giảm nhiệt độ của 0,25 không khí. 5) Vì sao nhà bạn Lan phải thu hoạch các loại đậu đó trước khi quả chín khô? 1,0 Vì đậu là quả khô nẻ, khi chín vỏ quả tự nứt và hạt bị bắn ra ngoài. Câu 2 (2,0 điểm) NỘI DUNG ĐIỂM 1) Chú thích các bộ phận bên trong của cá chép thứ tự 1-8 1-Tim, 2-Gan, 3-Mật, 4-Dạ dày, 5- Ruột, 6-Tuyến sinh dục, 1,0 7-Bóng hơi, 8-Thận 2) Kể tên và nêu vai trò các bộ phận của cá thể hiện sự thích nghi với đời sống và hoạt động trong môi trường nước. 1,0 - Mang cá với nhiều tia, mang giúp cá trao đổi khí. - Bóng hơi giúp cá chìm nổi trong nước được dễ dàng. Câu 3 (5,0 điểm) NỘI DUNG ĐIỂM 1) Cho các loài động vật sau: lợn, thạch sùng (thằn lằn), gà. Hãy sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao và giải thích sự tiến hoá hình thức sinh sản. - Thạch sùng Gà Lợn. - Thạch sùng (đẻ trứng, không ấp trứng, không chăm sóc con) 1,0 - Gà (đẻ trứng, ấp trứng, chăm sóc con non) - Lợn (đẻ con, có nhau thai, chăm sóc con non). 2) Tập tính sâu bọ có những đặc điểm gì? - Thể hiện hoạt động sống của sâu bọ, đặc biệt là dinh dưỡng và sinh sản. 0,25 - Đáp ứng của sâu bọ với các kích thích bên ngoài và bên trong cơ 0,25 thể. - Gia tăng thích nghi và tồn tại của sâu bọ. 0,25 - Có khả năng chuyển giao được từ cá thể này sang cá thể khác, từ thế 0,25 hệ này sang thế hệ khác. 3) Để thích nghi với đời sống ở cạn, hệ hô hấp của lưỡng cư có cấu tạo: - Xuất hiện phổi, hô hấp nhờ sự nâng hạ của thềm miệng. 0,5 - Da ẩm có hệ mao mạch dày đặc dưới da làm nhiệm vụ hô hấp. 0,5
  5. NỘI DUNG ĐIỂM 4) Tại sao nói "Nhai kỹ lại no lâu", bằng kiến thức sinh học hãy giải thích câu nói đó? Khi nhai kĩ thức ăn sẽ biến thành dạng nhỏ, làm tăng bề mặt tiếp xúc với các enzim tiêu hoá nên hiệu suất tiêu hoá cao, cơ thể sẽ 1,0 hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng, cơ thể được đáp ứng đầy đủ nên no lâu. 5) Hãy giải thích vì sao máu chảy trong mạch không bao giờ đông, nhưng máu hễ ra khỏi mạch là đông ngay? Máu chạy trong mạch không đông do: 0,5 - Tiểu cầu vận chuyển trong mạch va vào thành mạch không vỡ nhờ thành mạch trơn không giải phóng enzim để tạo ra tơ máu. - Trên thành mạch có chất chống đông do bạch cầu tiết ra. Máu ra khỏi mạch bị đông là do: - Tiểu cầu va vào vết thương của thành mạch thô ráp vỡ giải 0,5 phóng enzim kết hợp protein và canxi trong huyết tương tạo tơ máu cục máu đông. Câu 4 (3,0 điểm) NỘI DUNG ĐIỂM 1) * Khi người đó hô hấp thường: + Lượng khí lưu thông là: 18 450 = 8100 (ml) + Lượng khí vô ích ở khoảng chết là: 150 x 18 = 2700 (ml) 1,0 + Lượng khí hữu ích vào đến phế nang là: 8100 – 2700 = 5400 (ml). * Khi người đó hô hấp sâu : + Lượng khí lưu thông /phút là: 650 x 13 = 8450 (ml) + Lượng khí vô ích ở khoảng chết là: 150 x 13 = 1950 (ml) 1,0 + Lượng khí hữu ích trong 1 phút hô hấp sâu là : 8450 – 1950 = 6500 (ml) 2) So sánh lượng khí hữu ích giữa hô hấp thường và hô hấp sâu. 0,5 6500-5400 = 1100 ml 3) Ý nghĩa của hô hấp sâu. Sẽ làm tăng lượng khí hữu ích cho hoạt động hô hấp, góp phần 0,5 tăng hiệu quả trao đổi khí. Vì thế cần phải rèn luyện để có thể hô hấp sâu và giảm nhịp thở trong 1 phút. Câu 5 (3,0 điểm) NỘI DUNG ĐIỂM 1) * Sự tiêu hóa ở khoang miệng chủ yếu về mặt lý học : 0,5 - Sự phối hợp hoạt động của các bộ phận tiêu hóa trong khoang miệng như răng, lưỡi, má, môi, vòm miệng, tuyến nước bọt
  6. NỘI DUNG ĐIỂM + Răng: Gồm có 3 loại: Răng cửa, răng nanh, răng hàm làm 0,25 nhuyễn thức ăn.Hoạt động của răng được sự hỗ trợ của các cơ nhai. + Lưỡi: Thực hiện đảo trộn thức ăn, làm thấm đều thức ăn với 0,25 nước bọt và đưa thức ăn vào giữa hai hàm răng khi nhai. + Má, môi, vòm miệng: Tham gia giữ thức ăn trong khoang 0,25 miệng trong quá trình nhai nghiền. Các hoạt động lý học trên đã làm biến đổi thức ăn từ dạng “thô”, cứng, kích thước to thành dạng nhỏ, mềm hơn rất nhiều 0,25 tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình biến đổi hóa học tiếp theo. * Ở khoang miệng sự tiêu hóa về mặt hóa học là thứ yếu : - Ở khoang miệng có 3 đôi tuyến nước bọt có vai trò chủ yếu: hỗ 0,25 trợ cho quá trình biến đổi lý học (ngấm và làm mềm thức ăn) - Tác dụng hóa học là thứ yếu, chỉ tiết được enzim amilaza biến đổi tinh bột chín thành đường mantôzơ. Còn các sản phẩm 0,25 chất gluxit và toàn bộ các chất khác không bị biến đổi về mặt hóa học. 2) a. Xảy ra ở khoang miệng, dạ dày và thời gian đầu của ruột non. b. Xảy ra ở ruột non. 1,0 c. Xảy ra ở dạ dày. d. Xảy ra ở ruột non. Câu 6 (2,0 điểm) NỘI DUNG ĐIỂM - Điều kiện thụ tinh: trứng và tinh trùng gặp nhau ở 1/3 ống dẫn 0,5 trứng phía ngoài. - Điều kiện thụ thai: trứng được thụ tinh phải bám vào thành tử 0,5 cung. - Nguyên tắc và biện pháp: + Ngăn trứng chín và rụng: viên thuốc tránh thai. + Tránh không để tinh trùng gặp trứng: bao cao su/thắt ống dẫn 1,0 trứng/ thắt ống dẫn tinh. + Tránh sự làm tổ của trứng đã thụ tinh: vòng tránh thai. Hết