Đề thi chọn học sinh giỏi môn Vật lí Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Sở GD và ĐT Yên Bái

Câu 1. (4,0 điểm)
Hai bến sông A và B cách nhau 12 km. Từ bến A ở thượng lưu có một chiếc thuyền chuyển động xuôi dòng về bến B rồi quay ngay trở lại bến A. Cùng lúc thuyền xuất phát ở A cũng có một bè gỗ trôi xuôi dòng, sau 2 giờ thuyền gặp lại bè gỗ. Biết vận tốc của thuyền đối với dòng nước là 10km/h.
1. Tính vận tốc của dòng nước so với bờ sông.
2. Vị trí gặp nhau cách bến B bao xa?
pdf 3 trang Hải Đông 05/02/2024 1940
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn Vật lí Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Sở GD và ĐT Yên Bái", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_vat_li_lop_9_nam_hoc_2019_2020.pdf

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi môn Vật lí Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Sở GD và ĐT Yên Bái

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS TỈNH YÊN BÁI NĂM HỌC 2019 - 2020 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: VẬT LÍ (Đề thi có 05 câu, gồm 02 trang) Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 30/05/2020 Câu 1. (4,0 điểm) Hai bến sông A và B cách nhau 12 km. Từ bến A ở thượng lưu có một chiếc thuyền chuyển động xuôi dòng về bến B rồi quay ngay trở lại bến A. Cùng lúc thuyền xuất phát ở A cũng có một bè gỗ trôi xuôi dòng, sau 2 giờ thuyền gặp lại bè gỗ. Biết vận tốc của thuyền đối với dòng nước là 10km/h. 1. Tính vận tốc của dòng nước so với bờ sông. 2. Vị trí gặp nhau cách bến B bao xa? Câu 2. (5,0 điểm) 1. Vì sao khi thả đá lạnh vào cốc nước thì đá nổi trên mặt nước? Khi đá tan hết thì nước trên bề mặt và nước ở đáy cốc đều mát, hãy giải thích hiện tượng trên. 2. Bình (1) có 800g nước ở nhiệt độ 200C. Bình (2) có 300g nước ở nhiệt độ 600C. Rót một lượng nước từ bình (1) sang bình (2). Sau khi bình (2) cân bằng nhiệt, lại rót từ bình (2) sang bình (1), cho đến khi nước ở hai bình trở lại khối lượng ban đầu. Nhiệt độ cuối của nước trong bình (1) là 260C. (Giả sử chỉ có sự trao đổi nhiệt của nước với nhau). Hãy xác định: a. Nhiệt độ cuối của nước ở bình (2). b. Khối lượng nước đã rót từ bình nọ sang bình kia. c. Nhiệt độ cuối cùng của nước ở hai bình, nếu rót cũng lượng nước như trên từ bình (2) sang bình (1) trước rồi rót trở lại bình (2) sau. Câu 3. (5,0 điểm) C Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ (Hình 1). R1 R2 Biết U = 12V, R1 = 2  , R2 = 4 , R3 = 3 , R4 là A một biến trở. Bỏ qua điện trở của ampe kế và dây nối. M N 1. Điều chỉnh để R4 = 4 . Tính cường độ D R3 R4 dòng điện qua mỗi điện trở và qua ampe kế. - 2. Điều chỉnh để R4 = 0, tính cường độ dòng + U qua ampe kế khi đó. Hình 1 3. Thay điện trở R1 bằng một bóng đèn có ghi 6V-6W. Xác định giá trị R4 để đèn sáng bình thường. Trang 1/2
  2. Câu 4. (4,0 điểm) Vật sáng AB cao 2cm đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 10cm. Với A là điểm trên trục chính và cách quang tâm của thấu kính 12cm. 1. Hãy cho biết tính chất của ảnh tạo bởi thấu kính. 2. Hãy xác định khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và chiều cao của ảnh. (Không sử dụng công thức thấu kính) 3. Giữ nguyên vị trí của thấu kính, dịch chuyển vật dọc trên trục chính của thấu kính. Phải dịch chuyển vật theo hướng nào, một khoảng bao nhiêu so với vị trí ban đầu của vật đề ảnh sau nhỏ hơn ảnh trước 5 lần? Câu 5. (2,0 điểm) Cho các dụng cụ sau: - Một cân đĩa. - Một đĩa có móc treo - Một quả cầu kim loại có móc treo - Một cốc chứa được quả cầu. - Thước thẳng - Cát. - Dây treo không dãn. - Nước đã biết khối lượng riêng D0. - Chất lỏng X chưa biết khối lượng riêng. Yêu cầu: 1. Trình bày cơ sở lý thuyết và xây dựng các công thức cần thiết xác định khối lượng riêng của chất lỏng X. 2. Nêu cách bố trí thí nghiệm và tiến hành đo đạc, tính khối lượng riêng của chất lỏng X. Hết - Thí sinh không được sử dụng tài liệu. - Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ tên thí sinh: Số báo danh: Cán bộ coi thi thứ nhất: . Chữ kí: . Cán bộ coi thi thứ hai: . Chữ kí: . Trang 2/2
  3. Trang 3/2