Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Sở GD và ĐT Thanh Hóa (Có đáp án)

Câu 1 (3,0 điểm).
a) Tại sao trong cấu trúc dân số, tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ 1 : 1? Tỉ lệ 1 nam : 1 nữ chỉ đúng khi nào?
b) Theo kết quả điều tra quần thể người Trung Quốc hiện nay, độ tuổi sơ sinh có tỉ lệ 116 bé trai : 100 bé gái. Hiện tượng trên gọi là gì? Nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng trên là gì? Nêu các giải pháp khắc phục.
doc 9 trang Hải Đông 28/02/2024 1040
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Sở GD và ĐT Thanh Hóa (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_tinh_mon_sinh_hoc_lop_9_nam_hoc_20.doc

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Sở GD và ĐT Thanh Hóa (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH THANH HÓA NĂM HỌC 2014- 2015 MÔN THI: SINH HỌC ĐỀ CHÍNH THỨC LỚP 9 THCS Ngày thi: 25/3/2015 Số báo danh: Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) . (Đề gồm 02 trang, 8 câu) Câu 1 (3,0 điểm). a) Tại sao trong cấu trúc dân số, tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ 1 : 1? Tỉ lệ 1 nam : 1 nữ chỉ đúng khi nào? b) Theo kết quả điều tra quần thể người Trung Quốc hiện nay, độ tuổi sơ sinh có tỉ lệ 116 bé trai : 100 bé gái. Hiện tượng trên gọi là gì? Nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng trên là gì? Nêu các giải pháp khắc phục. Câu 2 (2,5 điểm). a) Giải thích việc ứng dụng quy luật phân li trong sản xuất kèm theo sơ đồ minh họa? b) Những bệnh di truyền sau đây ở người thuộc dạng đột biến nào? - Bệnh đao. - Bệnh bạch tạng. - Bệnh câm điếc bẩm sinh. c) Cơ thể bình thường có kiểu gen Dd. Đột biến làm xuất hiện cơ thể có kiểu gen Od. Loại đột biến nào có thể xảy ra? Cơ chế phát sinh các dạng đột biến đó? Câu 3 (2,5 điểm). a) Sự khác nhau giữa quá trình tổng hợp ADN với quá trình tổng hợp ARN? Vì sao mARN được xem là bản sao của gen cấu trúc? b) Nói: cô ấy được mẹ truyền cho tính trạng “má lúm đồng tiền” có chính xác không? Nếu cần thì phải sửa lại câu nói này như thế nào? Câu 4 (2,0 điểm). a) Ở một loài động vật, giả sử có một tinh bào bậc 1 chứa hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng Bb và Cc khi giảm phân sẽ cho ra mấy loại tinh trùng? Vì sao? b) Ở một loài động vật khác, giả sử có một noãn bào bậc 1 chứa ba cặp nhiễm sắc thể AaBbCc khi giảm phân sẽ cho ra mấy loại trứng? Vì sao? c) Các tế bào con được tạo ra qua nguyên phân khác với các tế bào con được tạo ra qua giảm phân như thế nào? Câu 5 (3,0 điểm). Xét một cặp nhiễm sắc thể tương đồng chứa một cặp gen dị hợp (Aa), mỗi gen đều dài 4080 Ăngstron. Gen trội A có 3120 liên kết hiđrô; gen lặn a có 3240 liên kết hiđrô. a) Số lượng từng loại nuclêôtit trong mỗi loại giao tử bình thường chứa gen nói trên bằng bao nhiêu? b) Khi có hiện tượng giảm phân I phân li không bình thường thì có những loại giao tử nào và số lượng từng loại nuclêôtit trong mỗi loại giao tử bằng bao nhiêu? 1
  2. c) Nếu giảm phân I phân li bình thường, giảm phân II phân li không bình thường thì có những loại giao tử nào và số lượng từng loại nuclêôtit trong mỗi loại giao tử bằng bao nhiêu? Câu 6 (2,0 điểm). Cho lưới thức ăn của một hệ sinh thái đồng cỏ: ĐV ăn thịt 3 ĐV ăn thịt 1 ĐV ăn thịt 2 ĐV ăn tạp ĐV ăn thịt 4 ĐV ăn cỏ 1 ĐV ăn cỏ 2 SV sản xuất 1 SV sản xuất 2 a) Động vật ăn tạp tham gia vào những chuỗi thức ăn nào? b) Hãy sắp xếp các sinh vật theo từng thành phần của hệ sinh thái. c) Nếu quần thể động vật ăn thịt 4 bị con người săn bắt quá mức thì sẽ ảnh hưởng như thế nào tới quần thể động vật ăn cỏ 2 và quần thể động vật ăn tạp? Câu 7 (2,0 điểm). a) Liệt kê 6 chất khí thải gây ra hiệu ứng nhà kính. b) Giải thích nguyên nhân và nêu hậu quả của hiệu ứng nhà kính. Câu 8 (3,0 điểm). Ở Đậu Hà lan, khi cho lai hai cây hoa đỏ lưỡng bội với nhau, người ta thấy ở F1 xuất hiện cây hoa trắng. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, gen nằm trên nhiễm sắc thể thường không xảy ra hiện tượng đột biến. a) Hãy biện luận và viết sơ đồ lai. b) Nếu các cây hoa đỏ F 1 tiếp tục tự thụ phấn thì tỉ lệ phân li kiểu hình sẽ như thế nào? c) Nếu cho các cây hoa đỏ ở F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau. Xác định kết quả ở F2? HẾT 2
  3. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH THANH HÓA NĂM HỌC 2013- 2014 MÔN THI: SINH HỌC LỚP 9 THCS Ngày thi: 25/3/2015 HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Nội dung Điểm 1 (3,0đ) a) - Ở người, nam là giới dị giao tử (XY), nữ là giới đồng giao tử (XX). Qua 0,5 giảm phân ở mẹ chỉ sinh ra một loại trứng 22A + X, còn ở bố cho ra 2 loại tinh trùng là 22A + X và 22A + Y (tỷ lệ 1 : 1). - Sự thụ tinh giữa tinh trùng mang X với trứng tạo ra hợp tử XX và phát 0,5 triển thành con gái, còn tinh trùng mang Y thụ tinh với trứng tạo hợp tử XY và phát triển thành con trai. - Tỉ lệ con trai : con gái xấp xỉ 1: 1 là do 2 loại tinh trùng mang X và mang 0,5 Y được tạo ra với tỉ lệ ngang nhau, tham gia vào quá trình thụ tinh với xác suất ngang nhau. - Tỉ lệ 1 nam: 1 nữ chỉ đúng khi: Số lượng cá thể đủ lớn, xác suất thụ tinh 0,5 giữa tinh trùng mang X và mang Y là ngang nhau. b) - Hiện tượng trên gọi là mất cân bằng giới tính. Nguyên nhân sâu xa là do 0,5 quan niệm trọng nam, khinh nữ của người Trung Quốc và tình trạng chẩn đoán giới tính thai nhi trước khi sinh. - Cách khắc phục: Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục để làm thay đổi 0,5 quan niệm trọng nam khinh nữ; nghiêm cấm tình trạng chẩn đoán giới tính thai nhi trước sinh với mục đích loại bỏ thai nhi nữ. 2 2,5 a) Ứng dụng của quy luật phân ly trong sản xuất: - Trên cơ thể sinh vật, thường các tính trạng trội là tốt, còn các tính lặn là 0,25 các tính xấu có hại. Do đó trong sản xuất, để thu được con lai đồng loạt 3
  4. mang tính trạng có lợi, người ta dùng cặp bố mẹ trong đó ít nhất phải có một cơ thể thuần chủng về tính trạng trội (AA) Ví dụ : P: AA (trội) x AA (trội) Gp: A A F1: AA 0,25 Kiểu hình đồng tính trội Hoặc: P: AA (trội) x aa (lặn) Gp: A a F1: Aa Kiểu hình đồng tính trội - Ngược lại để tránh con lai xuất hiện tính lặn (xấu) người ta không sử dụng cở thể dị hợp (không thuần chủng) làm giống, vì như vậy con lai sẽ có sự 0,25 phân tính và có kiểu hình lặn (xấu) Ví dụ : P Aa (không thuần chủng ) x Aa (không thuần chủng) Gp: A ,a A, a 0,25 F1 1AA ,2Aa,1aa Kiểu hình có ¼ mang tính trạng lặn (xấu) b) - Bệnh câm điếc bẩm sinh do đột biến gen lặn 0,25 - Bệnh đao là do đột biến thể dị bội (người có 3 NST thứ 21) 0,25 - Bệnh bach tạng do đột biến gen lặn nằm trên NST thường 0,25 c) - Loại đột biến có thể xảy ra: đột biến cấu trúc NST dạng mất đoạn và đột biến số lượng NST thể dị bội. 0.25 - Cơ chế: + Mất đoạn NST: do các tác nhân lí, hóa học làm cấu trúc của NST bị phá 0.25 vỡ làm mất đi 1 đoạn gen mang D. Giao tử chứa NST mất đoạn (không mang gen D) kết hợp với giao tử bình thường (mang gen b) tạo nên cơ thể có kiểu gen od. + Thể dị bội: cặp NST tương đồng (mang cặp gen tương ứng Dd) không 0.25 4
  5. phân li trong giảm phân tạo nên giao tử O (n-1). Giao tử này kết hợp với giao tử bình thường mang gen d tạo nên thể dị bội Od. 3 2,5 Sự khác nhau giữa quá trình tổng hợp ADN với quá trình tổng hợp ARN: Cơ chế tự nhân đôi ADN Cơ chế tổng hợp ARN - Diễn ra suốt chiều dài của phân tử - Diễn ra trên từng đoạn của phân tử ADN ADN, tương ứng với từng gen hay từng nhóm gen. 0.25 -Các nuclêôtit tự do liên kết với các - Các nuclêôtit tự do chỉ liên kết với nuclêôtit của ADN trên cả 2 mạch các nuclêôtit trên mạch mang mã khuôn: A liên kêt với T và ngược gốc của ADN; A liên kết với U. 0.25 lại - Hệ enzim ADN polymeraza - Hệ enzim ARN polymeraza 0.25 - Từ một phân tử ADN mẹ tạo ra 2 - Từ một phân tử ADN mẹ có thể phân tử AND con giống nhau và tổng hợp nhiều loại ARN khác giống mẹ. nhau, từ một đoạn phân tử ADN có 0.25 thể tổng hợp nhiều phân tử ARN cùng loại. - Sau khi tự nhân đôi ADN con vẫn - Sau khi tổng hợp các phân tử ở trong nhân. ARN được ra khỏi nhân 0.25 - Chỉ xảy ra trước khi tế bào phân - Xảy ra trong suốt thời gian sinh chia. trưởng của tế bào. 0.25 - Giải thích mARN là bản sao của gen cấu trúc: Trình tự các nuclêôtit của mARN bổ sung với trình tự các nuclêôtit trên 0.5 mạch khuôn của gen cấu trúc (mạch tổng hợp ARN) và sao chép nguyên vẹn trình tự các nuclêôtit trên mạch đối diện (mạch bổ sung) chỉ khác một chi tiết là T được thay bằng U. 5
  6. b) Không chính xác: Mẹ chỉ truyền cho con thông tin quy định việc hình thành nên tính trạng “má lúm đồng tiền” dưới dạng trình tự các nuclêôtit xác 0.5 định, mà không truyền lại cho con các kiều hình đã có sẵn.Nói cách khác mẹ chỉ truyền cho con các alen quy định kiểu hình chứ không trực tiếp truyền cho con kiểu hình. 4 2,0 a) Cho hai loại tinh trùng: BC và bc hoặc Bc và bC vì sự phân li độc lập và 0,5 tổ hợp tự do khi kết thúc GP thì một tinh bào bậc 1 chỉ có một trong hai khả năng tổ hợp NST kép: (BB) (CC), (bb) (cc) hoặc (BB) (cc), (bb) (CC). b) Cho ra 1 trong 8 loại trứng: ABC,ABc,AbC,Abc,aBC,aBc,abC,abc.Vì một tế bào sinh trứng chỉ cho một trứng. 0,5 c) Sự khác nhau: Các tế bào con được tạo ra qua Các tế bào con tạo ra qua giảm phân nguyên phân 0.5 - Mang bộ NST lưỡng bội 2n. - Mang bộ NST đơn bội n. - Bộ NST trong các tế bào con - Bộ NST trong các giao tử khác nhau giống hệt nhau và giống hệt tế về nguồn gốc và chất lượng. 0.5 bào mẹ. 5 3,0 a) Tổng số Nu của Gen A = Gen a = 4080 x 2 = 2400 nuclêôtit 0,25 3,4 - Giao tử chứa gen A: 2A + 3G = 3120 2A + 2G = 2400. 0,25 - Giải ra ta có: A=T = 480; G=X= 720. - Giao tử chứa gen a: 2A + 3G = 3240 0,25 2A + 2G = 2400. - Giải ra ta có: A=T = 360; G=X= 840 0,25 b) Cặp Aa giảm phân không bình thường ở giảm phân I cho 2 loại giao tử: 0,5 Aa và 0. 6
  7. - Giao tử Aa có: A = T = 480 + 360 = 840 nuclêôtit G = X = 720 + 840 = 1560 nuclêôtit 0,25 - Giao tử 0 có: A = T = G = X = 0 nuclêôtit 0,25 c) - Cặp Aa giảm phân I bình thường, giảm phân II không bình thường cho ra 3 loại giao tử: AA; aa; 0 0,5 - Gt: AA có: A =T = 480 x 2 = 960 Nucleotit; G = X = 720 x 2 = 1440 Nu 0,25 - Giao tử aa có: A = T = 360 x 2= 720 Nu; G = X = 840 x 2 = 1680 Nu - Giao tử 0 có: A = T = G = X = 0 Nu 0,25 6 2,0 a) Động vật ăn tạp tham gia vào các chuỗi thức ăn: - SV sản xuất 1 → ĐV ăn tạp → ĐV ăn thịt 1. - SV sản xuất 1 → ĐV ăn tạp → ĐV ăn thịt 2 → ĐV ăn thịt 3. - SV sản xuất 1 → ĐV ăn cỏ 1 → ĐV ăn tạp → ĐV ăn thịt 1. 0,5 - SV sản xuất 1 → ĐV ăn cỏ 1 → ĐV ăn tạp → ĐV ăn thịt 2 → ĐV ăn thịt 3. (HS viết được 2 chuỗi thức ăn cho 0,25 điểm;đủ 4 chuỗi thức ăn cho 0,5 điểm) b) Sắp xếp các sinh vật theo từng thành phần của hệ sinh thái: Thành phần sinh Quần thể vật 1,0 SV sản xuất SV sản xuất 1, SV sản xuất 2. SV tiêu thụ cấp 1 ĐV ăn cỏ 1, ĐV ăn cỏ 2, ĐV ăn tạp. SV tiêu thụ cấp 2 ĐV ăn tạp, ĐV ăn thịt 1, ĐV ăn thịt 2, ĐV ăn thịt 4. SV tiêu thụ cấp 3 ĐV ăn thịt 2, ĐV ăn thịt 3. SV tiêu thụ cấp 4 ĐV ăn thịt 3. (Nếu học sinh chỉ nêu: SV sản xuất, ĐV ăn thực vật, ĐV ăn động vật các cấp thì chỉ cho 50% số điểm câu b) c) - Nếu quần thể ĐV ăn thịt 4 suy giảm số lượng do bị con người săn bắt 7
  8. quá mức thì quần thể động vật ăn cỏ 2 tăng số lượng → quần thể sinh vật 0,25 sản xuất 1 giảm số lượng do bị quần thể động vật ăn cỏ 2 khai thác mạnh. - Quần thể động vật ăn thịt 4 suy giảm số lượng → quần thể ĐV ăn tạp giảm 0,25 số lượng do nguồn thức ăn là quần thể sinh vật sản xuất 1 giảm số lượng. 7 2,0 a) 6 chất khí thải gây ra hiệu ứng nhà kính: CO2, SO2, NO2, CO, CH4, 0,5 HFCs, b) *Nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính: - Chủ yếu do hoạt động của con người gây ra như đốt cháy nhiên liệu (củi, 0,5 than, dầu mỏ, khí đốt, ), trong công nghiệp giao thông vận tải và đun nấu, - Do hoạt động của tự nhiên như núi lửa, lụt lội. 0,5 * Hậu quả của hiệu ứng nhà kính: Nhiệt độ Trái Đất tăng dần, Băng tan ở hai cực của Trái Đất, mực nước biển dâng cao, thay đổi khí hậu Trái Đất 0,5 ảnh hưởng đến sinh vật gây thiên tai, dịch bệnh, sức khoẻ của con người bị suy giảm. 8 3,0 a) * Ta có P: Đỏ x Đỏ F1 xuất hiện cây hoa trắng. Chứng tỏ hoa đỏ là tính 0,25 trạng trội; hoa trắng là tính trạng lặn. * Quy ước: Gen A quy định tính trạng hoa đỏ; a- Hoa trắng - Để F1 xuất hiện cây hoa trắng (aa) thì bố mẹ đều cho giao tử a. Suy ra P có kiểu gen Aa. 0,5 * Sơ đồ lai; P: Aa x Aa G: A; a A; a F1: 3 A – (hoa đỏ) : 1 aa (hoa trắng) 0,25 b) * Khi cho các cây hoa đỏ F1 tự thụ phấn: 0,25 - Cây hoa đỏ F1 có kiểu gen AA và Aa với tỉ lệ 1/3AA: 2/3 Aa. * Khi xảy ra tự thụ phấn: 0,25 F1: 1/3 (AA x AA) và 2/3 (Aa x Aa) 8
  9. F2: 1/3 AA và 2/3( 1/4AA: 2/4 Aa : 1/4aa) 0,25 - Tỉ lệ kiểu gen: (1/3 + 2/3.1/4)AA + 2/3. 2/4Aa + 2/3.1/4 aa = 3/6AA + 2/6Aa + 1/6 aa. 0,25 - Tỉ lệ kiểu hình: 5 đỏ : 1 trắng. c) * Khi cho các cây hoa đỏ ở F1 giao phối ngẫu nhiên. Sẽ có 3 phép lai xảy ra: Phép lai Kiểu gen F2 Kiểu hình F2 0,5 1/3.1/3( AA x AA) 1/9 AA 1/9 đỏ 2.1/3.2/3(AA x Aa) 2/9AA : 2/9 Aa 4/9 đỏ 2/3.2/3(Aa x Aa) 1/9AA: 2/9Aa : 1/9 aa 3/9 đỏ: 1/9 trắng - Tỉ lệ kiểu gen ở F2: 4/9 AA : 4/9 Aa : 1/9 aa 0,25 0,25 - Tỉ lệ phân li kiểu hình: 8 Hoa đỏ : 1 Hoa trắng * Lưu ý: Học sinh làm cách khác, nếu đúng vẫn cho điểm như đáp án. 9