Đề thi chọn học sinh giỏi văn hóa Lớp 10, 11 năm 2020 môn Vật lí - Trường THPT Thị xã Quảng Trị

Câu 1 (5 điểm): Một xe tải có khối lượng tổng cộng bằng 3,5 tấn, chuyển động trên một con 
đường qua nhiều giai đoạn. Biết hệ số ma sát giữa các bánh xe với mặt đường là 0,05. Lấy 
g=10m/s2. 
a. Xe chuyển động thẳng đều trên đường ngang. Tìm độ lớn lực phát động của động cơ? 
b. Khi xe đang chạy với tốc độ 72 km/h thì đến chân một con dốc, tài xế điều khiển để lực phát 
động tăng gấp 2,85 lần so với lúc trên đường ngang. Biết dốc dài 50 m, nghiêng 300 so với phương 
ngang. Tìm thời gian xe lên dốc. 
c. Ngay sau khi lên đến đỉnh dốc thì xe tiếp tục đỗ dốc nhưng do mất thắng nên tài xế tắt luôn 
động cơ. Sau khi xuống đến chân dốc (có độ cao thấp hơn 20 m so với đỉnh dốc) thì tài xế cho xe 
vào con đường lánh nạn nằm ngang. Tìm quãng đường xe còn chạy được trên đường lánh nạn. Biết 
ma sát trên đoạn đường đỗ dốc rất nhỏ, hệ số ma sát trên đường lánh nạn là 0,8.
pdf 2 trang thanhnam 14/03/2023 6660
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi văn hóa Lớp 10, 11 năm 2020 môn Vật lí - Trường THPT Thị xã Quảng Trị", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_van_hoa_lop_10_11_nam_2020_mon_vat.pdf

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi văn hóa Lớp 10, 11 năm 2020 môn Vật lí - Trường THPT Thị xã Quảng Trị

  1. SỞ GD&ĐT QUẢNG TRỊ KỲ THI CHỌN HSG VĂN HÓA LỚP 10, 11 TRƯỜNG THPT THỊ XÃ QUẢNG TRỊ Khóa thi ngày 12 tháng 6 năm 2020 Môn thi: VẬT LÍ ĐỀ THI CHÍNH THỨC (Đề có 0 2 trang) Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề Câu 1 (5 điểm): Một xe tải có khối lượng tổng cộng bằng 3,5 tấn, chuyển động trên một con đường qua nhiều giai đoạn. Biết hệ số ma sát giữa các bánh xe với mặt đường là 0,05. Lấy g=10m/s2. a. Xe chuyển động thẳng đều trên đường ngang. Tìm độ lớn lực phát động của động cơ? b. Khi xe đang chạy với tốc độ 72 km/h thì đến chân một con dốc, tài xế điều khiển để lực phát động tăng gấp 2,85 lần so với lúc trên đường ngang. Biết dốc dài 50 m, nghiêng 300 so với phương ngang. Tìm thời gian xe lên dốc. c. Ngay sau khi lên đến đỉnh dốc thì xe tiếp tục đỗ dốc nhưng do mất thắng nên tài xế tắt luôn động cơ. Sau khi xuống đến chân dốc (có độ cao thấp hơn 20 m so với đỉnh dốc) thì tài xế cho xe vào con đường lánh nạn nằm ngang. Tìm quãng đường xe còn chạy được trên đường lánh nạn. Biết ma sát trên đoạn đường đỗ dốc rất nhỏ, hệ số ma sát trên đường lánh nạn là 0,8. Câu 2 (4 điểm): Từ độ cao 5 m, một vật nặng có khối lượng 100g được ném theo phương thẳng đứng lên trên với vận tốc đầu 10 m/s. Lấy g = 10 m/s2. a. Tìm độ cao cực đại vật đạt được so với mặt đất bằng 2 cách: Áp dụng các công thức về động học và sử dụng phương pháp năng lượng. Bỏ qua sức cản không khí. b. Thực tế do có lực cản nên vật chỉ đạt độ cao cực đại là 9,5 m. Tính lực cản trung bình tác dụng lên vật trong giai đoạn vật chuyển động lên. Câu 3 (3 điểm): Một vật có trọng lượng P = 100 N được giữ đứng yên trên mặt phẳng nghiêng góc α bằng lực F có phương nằm ngang như hình vẽ (Hình 1). Biết tanα = 0,5 và hệ số ma sát trượt µ=0,2. Lấy g=10m/s2. Tính giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của F. Hình 1 Câu 4 (3 điểm): Quả cầu 1 có khối lượng m1 = 0,3 kg được treo vào đầu một sợi dây không dãn, khối lượng không đáng kể, có chiều dài l=1m. Kéo căng dây treo quả cầu theo phương ngang rồi thả tay cho nó lao xuống (Hình 2). Khi xuống đến điểm thấp nhất, quả cầu 1 va chạm đàn hồi xuyên tâm với quả cầu 2 có khối lượng m2 = 0,2 kg đặt ở mặt sàn ngang. Sau va chạm: tìm góc lệch cực đại của dây treo quả cầu 1 và quãng đường lớn nhất quả cầu 2 đi được trên sàn ngang. Cho hệ số ma sát giữa quả cầu 2 và mặt sàn là 0,02, bỏ qua ma sát giữa quả cầu 1 và sàn. Lấy g=10m/s2. Hình 2
  2. Câu 5 (2 điểm): Một người lái thuyền máy qua một con sông rộng có nước chảy với tốc độ 3 km/h so với bờ. Nếu người đó hướng mũi thuyền sang ngang (vuông góc với dòng chảy) và cho thuyền chạy với tốc độ 4 km/h so với nước thì sẽ đến bờ bên kia tại một điểm B về phía hạ lưu, mất thời gian 6 phút. Nếu người đó hướng mũi thuyền theo hướng hợp với phương ngang góc 600 và cho thuyền chạy với tốc độ 3√3 km/h so với nước thì sẽ đến bờ bên kia tại một điểm C về phía thượng lưu. Hỏi sau đó nếu người để cho thuyền trôi từ C về B thì mất thời gian bao lâu? Câu 6 (3 điểm): Cho hệ cơ học như hình vẽ (Hình 3): vật m1 có khối lượng 5 kg và m2 có khối lượng 2 kg được nối với nhau bằng dây nhẹ, không dãn vắt qua ròng rọc không khối lượng. Nêm M có khối lượng 2 kg nằm trên sàn ngang, góc nghiêng α = 300. Bỏ qua mọi ma sát, lấy g=10 m/s2. a. Giữ cố định nêm M, tính gia tốc và lực căng sợi dây? b. Thả nêm M tự do. Tính gia tốc của nêm M? Hình 3 HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu và MTCT (đối với môn Toán). Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: . Số báo danh: .