Đề thi chọn học sinh giỏi văn hóa Lớp 10 năm 2020 môn Lịch sử - Trường THPT Thị xã Quảng Trị (Có đáp án)
Câu 1. (3,0 điểm)
a. Tại sao nói đến thời Hi lạp và Rô ma những hiểu biết khoa học mới thực sự trở thành
khoa học? Cho ví dụ cụ thể.
b. Em có suy nghĩ gì về kiến trúc phương Đông cổ đại.
Câu 2. ( 3,0 điểm)
Lập bảng thống kê các triều đại phong kiến Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV theo nội
dung sau: triều đại, niên đại, kinh đô, Quốc hiệu.
Câu 3.(4,0 điểm)
a. Khái quát cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075- 1077) và khởi nghĩa Lam
Sơn (1418- 1427).
b. So sánh cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
a. Tại sao nói đến thời Hi lạp và Rô ma những hiểu biết khoa học mới thực sự trở thành
khoa học? Cho ví dụ cụ thể.
b. Em có suy nghĩ gì về kiến trúc phương Đông cổ đại.
Câu 2. ( 3,0 điểm)
Lập bảng thống kê các triều đại phong kiến Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV theo nội
dung sau: triều đại, niên đại, kinh đô, Quốc hiệu.
Câu 3.(4,0 điểm)
a. Khái quát cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075- 1077) và khởi nghĩa Lam
Sơn (1418- 1427).
b. So sánh cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi văn hóa Lớp 10 năm 2020 môn Lịch sử - Trường THPT Thị xã Quảng Trị (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_van_hoa_lop_10_nam_2020_mon_lich_s.pdf
Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi văn hóa Lớp 10 năm 2020 môn Lịch sử - Trường THPT Thị xã Quảng Trị (Có đáp án)
- SỞ GD&ĐT QUẢNG TRỊ KỲ THI CHỌN HSG VĂN HÓA LỚP 10 TRƯỜNG THPT THỊ XÃ QUẢNG TRỊ Khóa thi ngày 12 tháng 6 năm 2020 Môn thi: Lịch sử ĐỀ THI CHÍNH THỨC (Đề có 01 trang) Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề Câu 1. (3,0 điểm) a. Tại sao nói đến thời Hi lạp và Rô ma những hiểu biết khoa học mới thực sự trở thành khoa học? Cho ví dụ cụ thể. b. Em có suy nghĩ gì về kiến trúc phương Đông cổ đại. Câu 2. ( 3,0 điểm) Lập bảng thống kê các triều đại phong kiến Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV theo nội dung sau: triều đại, niên đại, kinh đô, Quốc hiệu. Câu 3.(4,0 điểm) a. Khái quát cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075- 1077) và khởi nghĩa Lam Sơn (1418- 1427). b. So sánh cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Câu 4. (3,0 điểm) Hiểu biết của em về nhân vật lịch sử Quang Trung. Đánh giá vai trò của Quang Trung trong hai cuộc kháng chiến chống Xiêm, Thanh. Câu 5. ( 3,0 điểm) Cách mạng tư sản Pháp năm 1789: a. Vai trò của quần chúng nhân dân trong cách mạng. b. Giải thích vì sao thời kì chuyên chính Gia- cô- banh là đỉnh cao của cách mạng Pháp năm 1789. Câu 6. (3,0 điểm) Nhà nước và nhân dân Đại Việt trong các thế kỉ X- XV đã làm gì để phát triển nông nghiệp? Sự phát triển nông nghiệp đương thời có ý nghĩa gì đối với đất nước? Câu 7 (1,0 điểm) Ý nghĩa của việc phát minh ra máy hơi nước Giêm Oát (1784). HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: .Số báo danh: .
- HƯỚNG DẪN CHẤM THI HSG LỚP 10 Câu Ý Nội dung Điểm 1 a. Tại sao nói đến thời kì Hi lạp và Rô ma những hiểu biết 3,0 khoa học mới thực sự trở thành khoa học? Cho ví dụ cụ thể. b. Em có suy nghĩ gì về kiến trúc phương Đông cổ đại. 1 a. Tại vì: - Độ chính xác của khoa học đặc biệt là Toán học không chỉ ghi 0,75 chép và giải các bài riêng biệt mà thể hiện trình độ khái quát thành định lí, tiên đề, lí thuyết có giá trị khái quát hóa cao. - Có các nhà khoa học tên tuổi đặt nền móng cho các ngành 0,75 khoa học sau này như: tiên đề Ơ-cơ-lit, định lý Pi-ta-go, định lý Ta-let, - Những vấn đề mà thời đại này nghiên cứu vẫn còn có giá trị 0,5 sử dụng đến ngày nay. 2 b. Suy nghĩ về kiến trúc phương Đông: 1,0 Học sinh trình bày theo hiểu biết của mình, tuy nhiên cần nêu được đặc điểm của kiến trúc phương Đông là chủ yếu là đền tháp, đồ sộ về quy mô, thể hiện sức mạnh và uy quyền của nhà vua chuyên chế 2 Lập bảng thống kê các triều đại phong kiến Việt Nam từ 3,0 thế kỉ X đến thế kỉ XV. 1 Học sinh tự lập bảng, làm rõ các nội dung: triều đại, niên đại, Mỗi ý kinh đô, Quốc hiệu. 0,5 - Ngô (939- 967), Đinh- Tiền Lê(968- 1009), Lý (1009- 1225), Trần (1226- 1400), Hồ(1400- 1407), Lê sơ (1428- 1527) 3 a. Khái quát cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075- 4,0 1077) và khởi nghĩa Lam Sơn (1418- 1427). b. So sánh cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. 1 a. Khái quát cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và cuộc Mỗi ý khởi nghĩa Lam Sơn: 1,0 - Học sinh nêu tóm tắt diễn biến. 2 b. So sánh cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. * Giống nhau: - Có các nhà lãnh đạo tài giỏi, biết đoàn kết toàn dân. 0,25 - Thể hiện tinh thần yêu nước dung cảm của nhân dân, ý chí 0,25 kiên cường bất khuất của dân tộc. * Khác nhau: - Khởi nghĩa Lam Sơn: nổ ra khi đất nước bị nhà Minh đô hộ; 0,75 khởi nghĩa do một hào trưởng địa phương lãnh đạo, đấu tranh giành độc lập - Kháng chiến chống Tống thời Lý: diễn ra trong hoàn cảnh đất 0,75 nước có độc lập,chủ quyền; do vua quan lãnh đạo; đấu tranh bảo vệ giữ vững nền độc lập. 4 Hiểu biết của em về nhân vật lịch sử Quang Trung. Đánh 3,0 giá vai trò của Quang Trung trong hai cuộc kháng chiến chống Xiêm, Thanh. 1 HS trình bày những hiểu biết của mình về nhân vật Quang Trung. 1,0
- 2 * Đánh giá vai trò của Quang Trung: - Là người giữ vai trò quan trọng trong việc tiêu diệt các tập 0,75 đoàn phong kiến Nguyễn, Lê- Trịnh, thống nhất đất nước. - Là người lãnh đạo tài tình chống giặc ngoại xâm giành thắng 0,75 lợi,bảo vệ Tổ quốc. - Huy động nhân dân, đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh 0,5 dân tộc. 5 Cách mạng tư sản Pháp năm 1789: 3,0 a. Vai trò của quần chúng nhân dân trong cách mạng. b. Giải thích vì sao thời kì chuyên chính Gia- cô- banh là đỉnh cao của cách mạng Pháp năm 1789. 1 a. Vai trò của quần chúng nhân dân trong cách mạng: - Là lực lượng chủ yếu chống thù trong giặc ngoài. 0,5 - Là động lực thúc đẩy cách mạng phát triển, chịu sự lãnh đạo 0,5 của giai cấp tư sản. 2 b. Giải thích vì sao thời kì chuyên chính Gia- cô- banh là đỉnh cao của cách mạng Pháp năm 1789. - Nước Pháp bị thù trong giặc ngoài uy hiếp 0,25 - Chính sách của phái Gia- cô- banh: + Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân 0,25 + Xóa bỏ hoàn toàn đặc quyền và phụ thu phong kiến. 0,25 + 6/ 1793, Hiến pháp mới thông qua thiết lập chế độ Công hòa, 0,25 xóa bỏ bất bình đẳng về đẳng cấp + Thông qua sắc lệnh tổng viên 0,25 + Ban hành đạo luật giá tối đa với lương thực thực phẩm 0,25 - Kết quả: Nước Pháp chống được thù trong giặc ngoài 0,25 => Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ của cuộc CM DCTS. 0,25 6 Nhà nước và nhân dân Đại Việt trong các thế kỉ X- XV đã 3,0 làm gì để phát triển nông nghiệp? Sự phát triển nông nghiệp đương thời cóý nghĩa gì đối với đất nước? 1 * Chính sách phát triển nông nghiệp: - Nhân dân hăng hái, phấn khởi khai hoang mở rộng diện tích 0,25 đất trồng trọt, đẩy mạnh sản xuất. - Chính sách của nhà nước: + Làm lễ cày tịch điền hàng năm. 0,25 + Khuyến khích quý tộc vương hầu mộ dân nghèo đi khai 0,25 hoang lập điền trang. + Tiến hành đắp đê bảo vệ mùa màng, đặt chức Hà đê sứ để 0,25 phụ trách công tác đê điều. + Đặt phép “quân điền”, “Lộc điền” để phân chia ruộng đất 0,25 công lãng xã. + Đặt ra các điều luật để bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp. 0,25 2 * Ý nghĩa của nông nghiệp: - Đảm bảo đời sống nhân dân ấm no, trật tự xã hội ổn định. 0,5 - Thúc đẩy thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển, góp 0,5 phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ. - Tạo điều kiện tăng cường sức mạnh của quân đội và quốc 0,5 phòng, nền độc lập được củng cố, đất nước được giữ vững.
- 7 Ý nghĩa của việc phát minh ra máy hơi nước của Giêm Oát 1,0 (1784). 1 - Máy hơi nước đã tạo ra nguồn động lực mới, làm giảm sức 0,25 lao động cơ bắp của con người. - Lao động bằng thủ công dần thay thế lao động bằng máy móc, 0,25 khởi đầu quá trình công nghiệp hóa ở Anh và châu Âu. - Làm cho năng suất lao động tăng, thay đổi bộ mặt kinh tế 0,25 Anh và châu Âu. - Dẫn đến sự ra đời của các ngành công nghiệp mới. 0,25 Hết .