Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2010-2011 - Phòng GD và ĐT Krông Ana (Có đáp án)
3. (2.5 điểm) Cần vương là gì ? Mục đích của phong trào Cần vương ? Hãy kể tên các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần vương (tên cuộc khởi nghĩa; thời gian bùng nổ; người lãnh đạo).
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2010-2011 - Phòng GD và ĐT Krông Ana (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_lich_su_lop_9_nam_hoc_201.doc
Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2010-2011 - Phòng GD và ĐT Krông Ana (Có đáp án)
- PHÒNG GD & ĐT KRÔNG ANAKỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN KHOÁ NGÀY 18/2/2011 Đề thi môn: Lịch sử 9 Thời gian làm bài: 150 phút 1. (1.5 điểm) Quốc hiệu nước ta qua các thời kì lịch sử ? (Không kể quốc hiệu Việt Nam) 2. (2.5 điểm) Mỗi nhân vật lịch sử sau đây luôn gắn liền với một sự kiện lịch sử: Ngô Quyền; Đinh Bộ Lĩnh; Lý Thường Kiệt; Trần Quốc Tuấn; Lê Lợi; Hoàng Hoa Thám; Phan Bội Châu; Phan Châu Trinh; Võ Nguyên Giáp; Nguyễn Ái Quốc. Hãy tìm một sự kiện lịch sử gắn liền với nhân vật lịch sử đó. (Ví dụ: Lương Văn Can – Phong trào Đông Kinh nghĩa thục năm 1907). 3. (2.5 điểm) Cần vương là gì ? Mục đích của phong trào Cần vương ? Hãy kể tên các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần vương (tên cuộc khởi nghĩa; thời gian bùng nổ; người lãnh đạo). 4. (4.5 điểm) Chứng minh rằng vào thập niên 60, 70 của thế kỷ XX nền kinh tế Nhật Bản phát triển thần kì ! Nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển thần kì đó ? 5. (4 điểm) Xu thế phát triển của thế giới ngày nay là gì ? Thời cơ và thách thức đối với nước ta trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế ? 6. (5 điểm) Chứng minh chính quyền Xô-viết Nghệ Tĩnh là chính quyền cách mạng của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Ý nghĩa của phong trào cách mạng 1930-1931 ? ___ (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Chữ ký giám thị 1 Chữ ký giám thị 2
- PHÒNG GD& ĐT KRÔNG ANA ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN KHOÁ NGÀY 18/2/2011 Môn: Lịch sử 9 1. (1.5 điểm) Quốc hiệu nước ta qua các thời kì lịch sử: - Thời kỳ Hùng Vương: Văn Lang (0.25 điểm); - Thời kỳ An Dương Vương: Âu Lạc (0.25 điểm); - Thời kì Lí Nam Đế: Vạn Xuân (0.25 điểm); - Thời kỳ Ngô – Đinh – Tiền Lê: Đại Cồ Việt (0.25 điểm); - Thời kỳ Lý – Trần: Đại Việt (0.25 điểm); - Thời kỳ nhà Hồ: Đại Ngu (0.25 điểm); 2. (2.5 điểm) Nhân vật lịch sử gắn liền với sự kiện lịch sử: - Ngô Quyền – Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 (0.25 điểm); - Đinh Bộ Lĩnh – Dẹp loạn 12 sứ quân (0.25 điểm); - Lý Thường Kiệt – Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077) (0.25 điểm); - Trần Quốc Tuấn – Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên (thế kỷ XIII) (0.25 điểm); - Lê Lợi – Khởi nghĩa Lam Sơn (0.25 điểm); - Hoàng Hoa Thám – Khởi nghĩa Yên Thế (0.25 điểm); - Phan Bội Châu – Phong trào Đông du (1905 – 1909) (0.25 điểm); - Phan Châu Trinh – Cuộc vận động Duy tân và phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908) (0.25 điểm); - Võ Nguyên Giáp – Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (22/12/1944) (0.25 điểm); - Nguyễn Ái Quốc – Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930) (0.25 điểm); (Lưu ý: Một nhân vật lịch sử có thể gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử khác, ví dụ Nguyễn Ái Quốc - Gửi đến Hội nghị Véc – xai Bản yêu sách của nhân dân An Nam thí sinh làm khác với đáp án vẫn cho điểm tối đa) 3. (2.5 điểm) - Cần vương: Phong trào đấu tranh chống ngoại xâm dưới danh nghĩa ủng hộ một nhà vua (diễn ra ở Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX) (0.5 điểm);
- - Mục đích: Kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước (0.5 điểm); - Khởi nghĩa Ba Đình (1886 – 1887), do Phạm Bành và Đinh Công Tráng lãnh đạo (0.5 điểm); - Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 – 1892), do Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo (0.5 điểm); - Khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1895), do Phan Đình Phùng lãnh đạo (0.5 điểm); 4. ( 4.5 điểm) - Sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 - 1950) nền kinh tế Nhật Bản phát triển chậm chạp phụ thuộc chặt chẽ vào kinh tế Mĩ, nhận viện trợ kinh tế của Mĩ (0.25 điểm); Nhưng nhờ vào sự đầu tư, giúp đỡ của Mĩ nền kinh tế Nhật Bản đã được phục hồi vào những năm 1950; đến những năm 60 Mĩ xâm lược Việt Nam, kinh tế Nhật Bản có cơ hội nhanh chóng đuổi kịp và vượt các nước Tây Âu vươn lên đứng hàng thứ hai (sau Mĩ) (0.25 điểm); - Về tổng sản phẩm quốc dân, năm 1950 Nhật Bản chỉ đạt 20 tỉ USD bằng 60% CHLB Đức (33,7 tỉ USD); bằng 1/3 của Anh (59 tỉ USD); bằng 1/7 Mĩ (349,5 tỉ USD). Nhưng đến năm 1968, đạt 183 tỉ USD vượt CHLB Đức (132 tỉ USD); Anh (120 tỉ USD); Pháp (118 tỉ USD); vươn lên đứng thứ hai sau Mỹ (830 tỉ USD). (0.5 điểm) Đến năm 1971, tổng sản phẩm quốc dân Nhật Bản tăng lên 224 tỉ USD; trong khoảng 20 năm (1950 - 1970) tổng sản phẩm quốc dân Nhật Bản tăng 11 lần (0.25 điểm) - Về công nghiệp: Những năm 1950 -1960 tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm là 15%, trong những năm 1961 - 1970 là 13.5% (0.25 điểm); Năm 1950 giá trị sản lượng công nghiệp là 4.1tỉ USD bằng (1/28 của Mĩ) thì đến năm 1969 đã vươn lên tới 56.4 tỉ USD vượt qua các nước Tây Âu và chỉ thua Mĩ. Đầu những năm 70 Nhật Bản đứng đầu thế giới TBCN về sản lượng tàu biển (trên 50%), xe máy, máy ảnh, ti vi, đồng hồ, ô tô (0.25 điểm); - Về nông nghiệp: trong những năm 1967 - 1969 nhờ áp dụng những biện pháp khoa học - kỹ thuật hiện đại đã cung cấp được hơn 80% nhu cầu lương thực trong nước, 2/3 nhu cầu thịt, sữa và nghề đánh cá rất phát triển đứng thứ hai trên thế giới, sau Pêru (0.25 điểm); - Về ngoại thương: 1950 – 1971, tổng ngạch ngoại thương tăng 25 lần từ 1.7 tỉ USD tăng lên 43.6tỉ USD; xuất khẩu tăng 30 lần, nhập khẩu tăng 21 lần (0.25 điểm); - Đến những năm 70 cùng với Mĩ và Tây Âu, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới (0.25 điểm); Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển: a. Khách quan:
- - Điều kiện quốc tế thuận lợi sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới dẫn đến Nhật Bản biết lợi dụng vốn của Mĩ và các nước tư bản khác để tập trung vào những ngành công nghiệp then chốt như cơ khí, luyện kim, hóa chất qua đó phục hồi phát triển tiềm lực kinh tế của mình (0.25 điểm); - Ngoài ra Nhật Bản ít phải chi tiêu về quân sự (do Mĩ gánh vác) và phí tổn cho bộ máy Nhà nước càng thấp do đó có điều kiện tập trung vốn đầu tư vào các ngành kinh tế (0.25 điểm); - Nhờ Mĩ phát động chiến tranh xâm lược Triều Tiên, Việt Nam đặt hàng Nhật Bản chuyên chở quân đội, cung cấp trang thiết bị quân sự đem lại lợi nhuận khổng lồ (0.25 điểm); - Nhờ thành tựu cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ hai, Nhật Bản áp dụng những thành tựu đó để tăng năng suất, cải tiến kĩ thuật, hạ giá thành hàng hóa (0.25 điểm); b. Chủ quan: - Truyền thống văn hóa, giáo dục lâu đời của người Nhật vẫn giữ nguyên bản sắc (0.25 điểm); - Hệ thống tổ chức quản lý có hiệu quả của các xí nghiệp, công ty (0.25 điểm); - Vai trò quan trọng của nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển (0.25 điểm); - Con người được chú ý đào tạo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, có ý thức kỷ luật cao, thực hành tiết kiệm (0.25 điểm); 5. (4 điểm) Xu thế phát triển của thế giới ngày nay: - Xu thế hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế (0.25 điểm); - Trật tự thế giới mới đa cực, nhiều trung tâm (0.25 điểm); - Điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm (0.25 điểm); - Nhiều khu vực vẫn xảy ra xung đột quân sự, nội chiến, khủng bố (0.25 điểm); - Xu thế chung của thế giới ngày nay là hòa bình, ổn định,hợp tác phát triển, các nước đang ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển với việc lấy kinh tế làm trọng điểm (0.5 điểm) Thời cơ và thách thức đối với nước ta trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế: a. Thời cơ: - Nước ta có điều kiện hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Đến nay là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế như: thành viên của hiệp hội các quốc gia Đông nam Á (ASEAN), thành viên của Liên Hợp Quốc, thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO (0.5 điểm)
- - Nước ta có điều kiện mở rộng quan hệ hữu nghị hợp tác, tranh thủ sự ủng hộ đầu tư vốn của nước ngoài để xây dựng và phát triển đất nước. (0.25 điểm); - Có điều kiện để rút ngắn khoảng cách với các nước giàu. (0.25 điểm); - Có cơ hội tiếp thu những thành tựu văn hóa, khoa học-kỹ thuật của thế giới ứng dụng vào sản xuất và đời sống. (0.25 điểm); b. Thách thức: - Trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực của đất nước còn nhiều hạn chế. (0.25 điểm); - Sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường thế giới, nếu không thích ứng được sẽ bị nhấn chìm. (0.25 điểm); - Phải biết sử dụng nguồn vốn đầu tư có hiệu quả . (0.25 điểm); - Phải giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc (0.25 điểm); - Kịp thời nắm bắt thời cơ nếu không sẽ bị tụt hậu. (0.25 điểm); 6. (5 điểm) Chính quyền Xô-Viết Nghệ Tĩnh là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng: - Tổ chức chính quyền: Khi chính quyền địch tan rã ở nhiều địa phương các ban chấp hành nông hội xã đã đứng ra quản lí đời sống nhân dân. Đây là hình thức của chính quyền Xô-Viết (hình thức tổ chức của khối liên minh giữa giai cấp công nhân và nông dân) (1 điểm); - Chính sách: Về chính trị: Ban bố thực hiện các quyền tự do, dân chủ, thành lập các đoàn thể quần chúng Nông hội, Công hội, Hội phụ nữ giải phóng, Đoàn thanh niên phản đế, Hội học sinh, Hội cứu tế đỏ (0.75 điểm); Về kinh tế: Chia lại ruộng đất cho nông dân, bãi bỏ các thứ thuế vô lí, thực hiện giảm tô, xoá nợ. (0.5 điểm); Về văn hoá xã hội: Tổ chức đời sống mới, mở các lớp dạy chữ Quốc ngữ, xoá bỏ tệ nạn xã hội. (0.5 điểm); Ý nghĩa lịch sử của phong trào cách mạng 1930-1931: - Lần đầu tiên liên minh công nông được thiết lập để chống đế quốc, phong kiến và đã giáng một đòn mạnh vào đế quốc, phong kiến (0.75 điểm); - Chứng tỏ sức mạnh của công nhân và nông dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, có khả năng đánh đổ chính quyền của thực dân, phong kiến, xây dựng xã hội mới (0.75 điểm);
- - Đây là cuộc diễn tập đầu tiên của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng để chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám (0.75 điểm); ___