Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD và ĐT Krông Ana (Có đáp án)

Câu 1: (3.0 điểm )
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ sau:
Thế rồi cơn bão qua
Bầu trời xanh trở lại
Mẹ về như nắng mới
Sáng ấm cả gian nhà
(Mẹ vắng nhà ngày bão – Đặng Hiển)
doc 4 trang Hải Đông 05/02/2024 1360
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD và ĐT Krông Ana (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_201.doc

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD và ĐT Krông Ana (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT KRÔNG ANA KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN KHOÁ NGÀY 09/02/2015 ĐỀ CHÍNH THỨC Đề thi môn: Ngữ văn 6 Thời gian làm bài: 120 phút Câu 1: (3.0 điểm ) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ sau: Thế rồi cơn bão qua Bầu trời xanh trở lại Mẹ về như nắng mới Sáng ấm cả gian nhà (Mẹ vắng nhà ngày bão – Đặng Hiển) Câu 2: (5.0 điểm) Viết một đoạn văn ngắn nói lên suy nghĩ của em về nhân vật dượng Hương Thư trong văn bản “Vượt thác” – Võ Quảng. Câu 3: (12.0 điểm) Ngày tết cổ truyền thường là dịp sum họp đầm ấm của mỗi gia đình. Hãy viết bài văn tả lại không khí đón giao thừa ở quê hương em. Hết (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Chữ ký giám thị 1 Chữ ký giám thị 2
  2. PHÒNG GD&ĐT KRÔNG ANA KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN KHOÁ NGÀY 09/02/2015 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Ngữ văn 6 Thời gian làm bài: 120 phút HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1: (3.0 điểm) * Yêu cầu: Học sinh xác định được biện pháp tu từ và phân tích được tác dụng của biện pháp tu từ đó trong đoạn thơ: - Chỉ ra được phép tu từ được sử dụng trong đoạn thơ: So sánh (0.5đ) - Phân tích tác dụng: + Hình ảnh “Mẹ về như nắng mới. Sáng ấm cả gian nhà” là hình ảnh gây ấn tượng đẹp trong lòng người đọc. Người mẹ trở về nhà khi cơn bão qua được so sánh với hình ảnh “nắng mới” hiện ra khi bầu trời xanh trở lại sau cơn bão. Sự so sánh đó đã giúp ta hiểu được: mẹ cần thiết cho cả gia đình chẳng khác nào ánh sáng cần thiết cho sự sống. Chính vì vậy, khi người mẹ trở về, cả gian nhà trở nên “sáng ấm” bởi tình yêu thương đẹp đẽ. (1.5 điểm) + Nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của người mẹ trong gia đình. (1.0 điểm) * Lưu ý: Học sinh phải trình bày thành một đoạn văn hoàn chỉnh, đảm bảo các yêu cầu nêu trên mới được điểm tối đa. Câu 2: (5.0 điểm) a. Yêu cầu: Học sinh cần bảo đảm các yêu cầu sau: - Về kiến thức: + Viết đúng chủ đề đoạn văn: suy nghĩ về nhân vật dượng Hương Thư trong văn bản “Vượt thác” – Võ Quảng. + Học sinh có thể có nhiều cách trình bày và có những suy nghĩ khác nhau nhưng cần chỉ ra được: * Vẻ đẹp ngoại hình của dượng Hương Thư: gân guốc, rắn chắc, dũng mãnh. * Hình ảnh của dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác: quả cảm, dạn dày kinh nghiệm. * Hình ảnh dượng Hương Thư là hình ảnh hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ. * Bộc lộ được tình cảm đối với nhân vật: quý mến, cảm phục - Về kỹ năng: * Viết được đoạn văn trọn vẹn về ý nghĩa và hoàn chỉnh về hình thức.
  3. * Không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả. b. Biểu điểm: - Viết được đoạn văn bảo đảm các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng. (5.0 điểm) - Đoạn văn cơ bản đảm bảo các yêu cầu về nội dung nhưng chưa bộc lộ được tình cảm đối với nhân vật. (3.0 điểm) - Viết chung chung, trình bày lộn xộn. (1.0 điểm) Các mức điểm cụ thể khác, giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để xác định. Câu 3: (12,0 điểm) 1. Yêu cầu: Bài làm cần đảm bảo các yêu cầu sau: * Hình thức: - Viết đúng kiểu bài miêu tả. Bài viết phải có đủ 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài; diễn đạt lưu loát, hình ảnh sinh động kết hợp được phương pháp tả cảnh và tả người. - Bài viết sạch đẹp, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, trình bày mạch lạc, trôi chảy. * Nội dung: Mở bài: Giới thiệu nội dung miêu tả, thời điểm và không khí chung. Thân bài: Học sinh có thể miêu tả bằng nhiều cách khác nhau (theo trình tự thời gian hoặc không gian) song cần đảm bảo được các ý cơ bản sau: - Cảnh vật trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới: thời tiết (se lạnh ), cây cối (đâm chồi nảy lộc ) - Không khí: trong gia đình, ngoài đường - Tâm trạng của các thành viên trong gia đình: náo nức, hồi hộp, vui mừng - Hoạt động: của mọi người trong gia đình (gắn vào các hoạt động mang tính phong tục truyền thống như: thắp hương bàn thờ tổ tiên, chúc mừng con cháu, diện quần áo mới, lì xì ) và những người đi hái lộc, lễ chùa, đi xông nhà Chú ý: Trong quá trình miêu tả học sinh cần bộc lộ cảm xúc của cá nhân (miêu tả tâm trạng). Kết bài: Cảm xúc và ấn tượng chung về đêm giao thừa khiến em nhớ mãi. 2. Biểu điểm - Điểm 12: Bài viết đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên. Bố cục hợp lý, viết có hình ảnh, cảm xúc chân thực, sâu sắc. - Điểm 10: Bài viết cơ bản đầy đủ các yêu cầu trên. Bố cục hợp lý, viết có hình ảnh nhưng cảm xúc chưa thật sâu sắc, còn mắc vài lỗi chính tả, lỗi diễn đạt nhẹ.
  4. - Điểm 8: Bài viết đạt các yêu cầu trên ở mức độ khá, bố cục rõ ràng, văn viết bước đầu có hình ảnh, cảm xúc; còn mắc một số lỗi diễn đạt, lỗi chính tả. - Điểm 6: Bài viết đạt ½ yêu cầu về nội dung, bố cục đủ 3 phần nhưng việc sắp xếp các ý chưa thật hợp lý, cảm xúc còn mờ nhạt. Còn mắc lỗi chính tả, dùng từ. - Điểm 4: Nội dung bài làm còn sơ sài, bố cục chưa hợp lý, mắc nhiều lỗi chính tả và lỗi diễn đạt. - Điểm 2: Viết lan man, lộn xộn, tỏ ra không hiểu đề. - Điểm 0: Không làm bài. Các thang điểm khác, giáo viên tùy theo mức độ bài viết của học sinh để chấm cho phù hợp. *Lưu ý: Trên đây chỉ là những gợi ý, giám khảo khi chấm cần kết hợp với hành văn, cách diễn đạt và cảm xúc mới mẻ, sáng tạo của học sinh để linh động chấm điểm.