Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD và ĐT Krông Ana (Có đáp án)

Câu 2. ( 4 điểm)
Đọc truyện cổ, ta thường bắt gặp các nhân vật ông Bụt, cô Tiên hoặc các vị thần... Hãy viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về các nhân vật thần tiên trong truyện cổ.
doc 4 trang Hải Đông 05/02/2024 1760
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD và ĐT Krông Ana (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_201.doc

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD và ĐT Krông Ana (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT KRÔNG ANA KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN KHÓA NGÀY 28/02/2017 ĐỀ CHÍNH THỨC Đề thi môn: Ngữ văn 6 Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi này gồm có 01 trang) Câu 1. (4 điểm) Phân tích cái hay của khổ thơ sau: “Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng Rễ dừa cắm sâu vào lòng đất Như dân làng bám chặt quê hương.” (Dừa ơi –Lê Anh Xuân) Câu 2. ( 4 điểm) Đọc truyện cổ, ta thường bắt gặp các nhân vật ông Bụt, cô Tiên hoặc các vị thần Hãy viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về các nhân vật thần tiên trong truyện cổ. Câu 3. (12 điểm) Trong thiên nhiên, có những sự biến đổi thật kỳ diệu: mùa đông, lá bàng chuyển sang màu đỏ rồi rụng hết; sang xuân, chi chít những mầm non nhú lên, tràn trề nhựa sống. Em hãy tưởng tượng và viết thành một câu chuyện có các nhân vật: Cây Bàng, Đất Mẹ, Lão già Mùa Đông, Nàng tiên Mùa Xuân để gợi tả điều kỳ diệu ấy của thiên nhiên. Hết Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên học sinh: Số báo danh: Chữ ký giám thị 1 Chữ ký giám thị 2
  2. KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN KHÓA NGÀY: 28/02/2017 Môn: Ngữ văn 6 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câu 1. ( 4 điểm) - Yêu cầu hình thức: Viết dưới dạng đoạn văn, có mở - kết đoạn, ngôn từ chọn lọc, mạch văn lưu loát, trôi chảy, không sai lỗi chính tả. Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ, khoa học. - Yêu cầu nội dung: + Hình ảnh nhân hóa: “đứng hiên ngang ”, “rất dịu dàng” -> phẩm chất anh dũng, hiên ngang đồng thời rất thủy chung, dịu dàng của cây dừa trên mảnh đất Nam Bộ trong chiến tranh, bom đạn. (1 điểm) + Động từ: “cắm sâu”, “bám chặt” -> ý chí kiên cường bám trụ, gắn bó với mảnh đất quê hương. (1 điểm) + Hình ảnh so sánh: “dân làng ” –“cây dừa” ca ngợi phẩm chất kiên cường thủy chung, đẹp đẽ của người dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. (1 điểm) => Tác giả muốn thông qua hình tượng cây dừa để ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. (1 điểm) Câu 2. ( 4 điểm) * Về kĩ năng : Viết đúng đoạn văn cảm nhận, diễn đạt trong sáng, mạch lạc. * Về kiến thức: Đoạn văn đảm bảo các ý sau: - Là những nhân vật có nhiều phép màu đại diện cho công bằng xã hội, cho lẽ phải, họ đem lại hạnh phúc cho người nghèo khổ, bất hạnh và trừng trị những kẻ độc ác, xấu xa (1 điểm) - Họ còn là nhân vật thể hiện mơ ước, khát khao hạnh phúc và niềm tin của nhân dân (1 điểm) - Thường xuất hiện với dáng vẻ khoan thai nhưng cũng có khi biến thành những hình dạng xấu xí để thử thách con người (1 điểm) -> Nhân vật siêu nhiên làm nên sức hấp dẫn và giá trị nhân văn cho các truyện cổ (1 điểm) Câu 3. ( 12 điểm) Yêu cầu về kĩ năng
  3. Đề bài yêu cầu học sinh kể câu chuyện tưởng tượng về sự biến đổi kì diệu của thế giới thiên nhiên. Đề mở, chỉ gợi ý về các nhân vật, về tình huống, còn người kể tự xác định nội dung. Dù chọn nội dung nào thì câu chuyện cũng phải có một ý nghĩa nhất định (ca ngợi Đất Mẹ, ca ngợi Mùa Xuân, ca ngợi sức sống của cỏ cây, hoa lá, ) Học sinh có thể chọn cách kể chuyện ở ngôi thứ nhất (Cây Bàng tự kể chuyện mình) hoặc kể ở ngôi thứ ba 2. Yêu cầu về kiến thức a) Mở bài: 1 điểm - Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. - Giới thiệu (khái quát) các nhân vật trong câu chuyện. b) Thân bài: 10 điểm - Số lượng nhân vật chỉ cần đúng theo gợi ý của đề (Cây Bàng, Đất Mẹ, Lão già Mùa Đông, Nàng tiên Mùa Xuân). - Các nhân vật phải được đặt trong tình huống cụ thể với sự dẫn dắt câu chuyện: từ mùa đông chuyển sang mùa xuân, cây cối như được tiếp thêm sức sống mới - Kết hợp vừa kể chuyện, vừa miêu tả các nhân vật, khung cảnh + Cây Bàng về mùa đông: trơ trụi, gầy guộc, run rẩy, cầu cứu Đất Mẹ . + Đất Mẹ điềm đạm, dịu dàng động viên Cây Bàng dũng cảm chờ đợi Mùa Xuân và dồn chất cho cây. + Lão già Mùa Đông: già nua, xấu xí, cáu kỉnh + Nàng tiên Mùa Xuân: trẻ trung, tươi đẹp, dịu dàng - Thông qua câu chuyện (có thể có mâu thuẫn, lời thoại ), làm rõ sự tương phản giữa một bên là sự biến đổi kì diệu của thiên nhiên, của sự sống (Cây Bàng, Đất Mẹ, Mùa Xuân) và một bên là sự khắc nghiệt, lạnh lẽo (Mùa Đông) c) Kết bài: 1 điểm - Khẳng định lại sự biến đổi kì diệu của thiên nhiên - Phát biểu cảm xúc, suy nghĩ của em về mùa xuân, về thiên nhiên 3. Biểu điểm: Điểm 11 -12: Hiểu đề sâu sắc. Đáp ứng được hầu hết các yêu cầu về nội dung và phương pháp. Vận dụng tốt văn kể chuyện để kể lại câu chuyện theo trí tưởng tượng, có kết hợp với miêu tả. Trình bày và diễn đạt tốt, bố cục rõ, chữ viết đẹp, bài làm có cảm xúc và sáng tạo. Điểm 9 - 10: Hiểu đề. Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu của đề. Biết vận dụng văn kể chuyện để kể lại câu chuyện theo trí tưởng tượng, có kết hợp với miêu tả. Trình bày và diễn đạt tương đối tốt, bố cục rõ, bài làm có cảm xúc nhưng còn đôi chỗ kể chưa sáng tạo Có thể mắc một số lỗi nhỏ về chính tả và ngữ pháp.
  4. Điểm 7 - 8: Tỏ ra hiểu đề. Đáp ứng được các yêu cầu về nội dung và phương pháp. Vận dụng văn kể chuyện tưởng tượng chưa tốt, có miêu tả các nhân vật và khung cảnh nhưng chưa rõ, nhiều chỗ còn lan man. Còn mắc lỗi về chính tả và ngữ pháp. Điểm 5 - 6: Bài viết đạt ½ yêu cầu về nội dung, bố cục đủ 3 phần nhưng việc sắp xếp các ý chưa thật hợp lý, cảm xúc còn mờ nhạt. Còn mắc lỗi chính tả, dùng từ. Điểm 3 - 4: Chưa hiểu yêu cầu của đề bài, chưa biết vận dụng văn kể chuyện để kể lại một câu chuyện theo trí tưởng tượng, có nhiều đoạn lạc sang kể lể lan man, lủng củng Điểm 1 - 2: Không nắm được yêu cầu của đề bài, chưa biết vận dụng văn kể chuyện để kể lại một câu chuyện theo trí tưởng tượng, có nhiều đoạn lạc đề, lủng củng, mắc nhiều lỗi chính tả Điểm 0: Để giấy trắng hoặc lạc đề. Lưu ý: Ghi điểm theo ý như trên chỉ là những gợi ý; trong bài làm, học sinh có thể trình bày gộp các ý hoặc kết hợp giữa miêu tả các nhân vật với kể chuyện và có cách kể sáng tạo hơn – giáo viên cần khuyến khích sự sáng tạo và cách trình bày khác của học sinh, không vận dụng thang điểm một cách máy móc.