Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Phòng GD và ĐT Krông Ana (Có đáp án)
Câu 1. (4,0 điểm)
Xác định và phân tích tác dụng của các từ láy trong đoạn thơ sau:
Cây xấu hổ với màu xanh bối rối
Tự giấu mình trong lá khép lim dim
Chiến sĩ qua đây ai cũng bước rất êm
Khi bất chợt thoảng một bàn chân lạ
Cây vội vã nhắm nghìn con mắt lá
Nhựa dồn lên cành khẽ ngã như chào.
(Trích Cây xấu hổ, Anh Ngọc)
Xác định và phân tích tác dụng của các từ láy trong đoạn thơ sau:
Cây xấu hổ với màu xanh bối rối
Tự giấu mình trong lá khép lim dim
Chiến sĩ qua đây ai cũng bước rất êm
Khi bất chợt thoảng một bàn chân lạ
Cây vội vã nhắm nghìn con mắt lá
Nhựa dồn lên cành khẽ ngã như chào.
(Trích Cây xấu hổ, Anh Ngọc)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Phòng GD và ĐT Krông Ana (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_201.doc
Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Phòng GD và ĐT Krông Ana (Có đáp án)
- PHÒNG GDĐT KRÔNG ANA KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN KHOÁ NGÀY 09/01/2020 ĐỀ CHÍNH THỨC Đề thi môn: Ngữ văn 6 Thời gian làm bài: 120 phút Câu 1. (4,0 điểm) Xác định và phân tích tác dụng của các từ láy trong đoạn thơ sau: Cây xấu hổ với màu xanh bối rối Tự giấu mình trong lá khép lim dim Chiến sĩ qua đây ai cũng bước rất êm Khi bất chợt thoảng một bàn chân lạ Cây vội vã nhắm nghìn con mắt lá Nhựa dồn lên cành khẽ ngã như chào. (Trích Cây xấu hổ, Anh Ngọc) Câu 2. (6,0 điểm) Hãy trình bày suy nghĩ của em về nội dung câu chuyện sau: “ Chuyện kể về một danh tướng có lần đi ngang qua trường học của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa: - Thưa thầy, thầy còn nhớ con không ạ! Con là Người thầy giáo già hoảng hốt: - Thưa ngài, ngài là - Thưa thầy, thầy còn nhớ con không ạ ? Với thầy con vẫn là người học trò cũ. Con có được những thành công này là nhờ sự giáo dục của thầy ” (Trích: Quà tặng cuộc sống) Câu 3. (10,0 điểm) Câu chuyện của mùa xuân quê hương về thiên nhiên, về con người mỗi khi Tết đến, xuân về. Hết Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên học sinh: Số báo danh: Chữ ký giám thị 1 Chữ ký giám thị 2
- KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN KHÓA NGÀY: 09/01/2020 Môn: Ngữ văn 6 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câu Đáp án Điểm 1. Yêu cầu chung - Bằng kiến thức đã học, học sinh biết xác định từ láy trong đoạn thơ. - Từ việc xác định từ láy, học sinh viết đoạn văn hoặc bài văn cảm nhận ngắn để thấy nét độc đáo mà từ láy đó gợi ra. 1 2. Yêu cầu cụ thể - Xác định được các từ láy trong đoạn thơ: bối rối, lim dim, vội vã 1,5 - Phân tích được tác dụng: các từ láy đã góp phần tạo nên những hình ảnh thơ sống động và ấm áp (cây xấu hổ hiện ra thật duyên dáng, dễ thương như một 2,5 người con gái trong sự e ấp, thẹn thùng). 1. Yêu cầu về hình thức - Viết đúng hình thức một bài văn ngắn hoặc một đoạn văn. - Lời văn trong sáng, giàu cảm xúc - Không mắc lỗi dùng từ, viết câu, chính tả. - Bài viết ngắn gọn, nêu lên được suy nghĩ của bản thân sau khi đọc xong câu chuyện trên. Rút ra được bài học. 2. Yêu cầu về nội dung: - Câu chuyện chứa đựng ý nhĩa triết lí lớn lao: Lòng biết ơn và đối nhân xử 1,0 thế giữa con người và con người. - Người học trò thành đạt nhớ tới thầy dạy dỗ, giáo dục mình nên người. 1,0 Người học trò ứng xử khiêm tốn, mẫu mực, kính trọng, lòng biết ơn thầy giáo 2 (con - thầy). Người thầy: Xưng hô lịch sự, đối nhân xử thế thấu tình đạt lí (ngài). - Cách xưng hô giữa con người và con người thể hiện nét đẹp văn hóa trong 0,5 cuộc sống. - Mỗi người hãy sống đẹp, có cách cư xử đúng mực để thể hiện nhân cách. 1,0 - Trong cuộc sống phải thể hiện lòng biết ơn đối với người có công dạy dỗ 1,0 hay giúp đỡ mình. Lòng biết ơn đó thể hiện qua lời nói, việc làm, hành động cụ thể - Liên hệ: Câu chuyện trên đề cao bài học biết ơn xứng với đạo lí: “ Uống 1,5 nước nhớ nguồn”, truyền thống “Tôn Sư trọng đạo” của dân tộc Việt Nam. Từ câu chuyện trên, chúng ta phải biết ơn, biết cách đối nhân xử thế tốt. Đó là nét đẹp văn hóa trong tâm hồn, nhân cách con người. 1. Yêu cầu chung: - Viết đúng thể loại: Tự sự sáng tạo theo ngôi thứ nhất hoặc thứ ba - Bố cục bài viết rõ ràng 3 phần (Mở bài, thân bài, kết bài) 3 - Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, lời văn trong sáng, có cảm xúc. Trình bày sạch, đẹp, viết đúng chính tả. - Trong quá trình làm bài phải biết vận dụng trí tưởng tượng, miêu tả, bổ sung chi tiết, liên kết chi tiết để hoàn thiện câu chuyện.
- 2. Yêu cầu cụ thể: a. Mở bài: Giới thiệu chung về nhân vật tôi (Mùa Xuân) và sự việc (câu 1,0 chuyện - truyện kể của Mùa Xuân về thiên nhiên, về con người mỗi khi Tết đến, xuân về). b. Thân bài: Kể lại diễn biến sự việc - Mùa Xuân mang lại vẻ đẹp, khơi dậy sức sống cho thiên nhiên đất trời 1,5 - Mỗi khi Mùa Xuân đến, thiên nhiên giang tay chào đón như một người bạn 1,0 thân vừa mới trở về. Mùa Xuân đến, tiết trời ấm áp hơn, bầu trời trong sáng hơn, trong mưa xuân vẫn còn cái lành lạnh như một chút buồn từ mùa đông còn vương lại. - Tôi (Mùa Xuân) như nghe được sự sống đang sinh sôi, nảy nở của hạt mầm, 1,0 nhìn thấy sự vươn dậy của lộc non chồi biếc; nhìn thấy sắc màu rực rỡ của những cành đào, những bông hoa ngày Tết và cảm nhận được cái ngào ngạt của hương xuân - Tôi (Mùa Xuân) mang lại niềm vui cho con người và cuộc sống của con 1,0 người - Cứ mỗi dịp Tết đến Mùa Xuân rất vui vì được tận mắt chứng kiến biết bao 1,5 niềm vui, niềm hạnh phúc của con người, gia đình đoàn tụ, sum họp sau một năm tất bật bận rộn với công việc làm ăn, với cuộc sống. - Mùa Xuân còn vui hơn khi biết rằng mình đã khơi dậy sức sống trong lòng 1,0 người, làm cho con người thêm yêu cảnh vật, làm cho tâm hồn con người trong sáng hơn, ấm áp hơn. - Mùa Xuân thật hạnh phúc vì đã góp phần đem đến cho con người sự no ấm, 0,5 đầy đủ về cuộc sống vật chất. - Không những thế Mùa Xuân còn biết gieo vào lòng người mơ ước về một 0,5 tương lai tươi sáng, về một ngày mai tốt đẹp. c. Kết bài: Kể về sự việc kết thúc: Mùa xuân đến và đi như một quy luật vĩnh 0,5 hằng, quy luật tuần hoàn của đất trời. Tình cảm của mùa xuân với thiên nhiên và con người 0,5 Lưu ý: Ghi điểm theo ý như trên chỉ là những gợi ý. Trong bài làm, học sinh có thể trình bày gộp các ý hoặc kết hợp giữa miêu tả các nhân vật với kể chuyện và có cách kể sáng tạo hơn – giáo viên cần khuyến khích sự sáng tạo và cách trình bày khác của học sinh. Hướng dẫn chấm 1. Bài làm của học sinh đúng đến đâu cho điểm đến đó. 2. Nếu thí sinh làm bài không theo cách nêu trong đáp án mà đúng vẫn cho điểm đủ từng phần như hướng dẫn, thang điểm chi tiết do tổ chấm thống nhất. 3. Việc chi tiết hoá thang điểm (nếu có) so với thang điểm trong hướng dẫn phải đảm bảo không sai lệch và đảm bảo thống nhất thực hiện trong toàn hội đồng chấm. 4. Tổng điểm toàn bài là 20. Điểm thành phần và tổng điểm không làm tròn.