Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2020-2021 - Phòng GD và ĐT Krông Ana (Có đáp án)

Câu 2: (5.0 điểm)
Từ truyền thuyết “Thánh Gióng” ( SGK Ngữ văn 6 - T1), em hãy viết đoạn văn ngắn nêu ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng.
doc 4 trang Hải Đông 06/02/2024 1720
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2020-2021 - Phòng GD và ĐT Krông Ana (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_202.doc

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2020-2021 - Phòng GD và ĐT Krông Ana (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT KRÔNG ANA KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN KHOÁ NGÀY 30/01/2021 Đề thi môn: Ngữ văn 6 Thời gian làm bài: 120 phút Câu 1: (3.0 điểm ) Trong bài thơ “Mẹ”, nhà thơ Trần Quốc Minh viết: “Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời” Em hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ trên. Câu 2: (5.0 điểm) Từ truyền thuyết “Thánh Gióng” ( SGK Ngữ văn 6 - T1), em hãy viết đoạn văn ngắn nêu ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng. Câu 3: (12.0 điểm) Sau đây là các nhân vật chính, những chi tiết cơ bản, tình huống của một câu chuyện: Một cô bé vào chợ mua rau. Cô dừng trước hàng rau và hỏi mua. Bà cụ bán rau khen cô bé xinh. Cô bé tỏ thái độ khó chịu và trả tiền. Bà cụ đưa lại tiền thừa, cô bé này ngúng nguẩy nguýt dài rồi bỏ đi. Em hãy căn cứ vào các yếu tố trên để kể thành một câu chuyện hoàn chỉnh (theo ngôi kể thứ nhất). Từ câu chuyện trên em rút ra bài học gì? Hết (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Chữ ký giám thị 1 Chữ ký giám thị 2
  2. PHÒNG GD&ĐT KRÔNG ANA KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN KHOÁ NGÀY 30/01/2021 Đề thi môn: Ngữ văn 6 Thời gian làm bài: 120 phút HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1: (3.0 điểm ) * Yêu cầu: Học sinh xác định được biện pháp tu từ và phân tích được tác dụng của biện pháp tu từ đó trong hai câu thơ: - Ẩn dụ: “giấc tròn”: Cách nói ẩn dụ “giấc tròn” không chỉ là giấc ngủ của con mà mang ý nghĩa cuộc đời con luôn có mẹ theo sát bên nâng bước con đi, che chở cho con, dành tất cả tình yêu thương. (1.0 điểm) - So sánh: “Mẹ là ngọn gió”: Đây là một hình ảnh so sánh đặc sắc về mẹ: “Mẹ là ngọn gió” – ngọn gió mát lành làm dịu êm những vất vả trên đường, ngọn gió bền bỉ theo con suốt cuộc đời. (1.0 điểm) Hình ảnh thơ giản dị nhưng giúp ta thấy được tình thương yêu lớn lao, sự hi sinh thầm lặng, bền bỉ suốt cuộc đời mẹ đối với con. (1.0 điểm) Câu 2: (5.0 điểm) a. Yêu cầu: Học sinh cần bảo đảm các yêu cầu sau: - Về kỹ năng: + Viết được đoạn văn trọn vẹn về ý nghĩa và hoàn chỉnh về hình thức. + Không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả. - Về kiến thức: + Viết đúng chủ đề đoạn văn: nêu ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng. + Học sinh có thể có nhiều cách trình bày và có những suy nghĩ khác nhau nhưng cần chỉ ra được: Gióng được sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ và hiện đại.
  3. Thánh Gióng là một biểu tượng tuyệt đẹp của con người Việt Nam trong chiến đấu và chiến thắng, không màng danh lợi. Hình tượng Thánh Gióng với nhiều màu sắc thần kì, hoang đường song là biểu tượng về lòng yêu nước và sức mạnh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. Thể hiện quan niệm và ước mơ cùa nhân dân ta về hình mẫu lí tưởng của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. b. Biểu điểm: - Viết được đoạn văn bảo đảm các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng. (5.0 điểm) - Đoạn văn cơ bản đảm bảo các yêu cầu về nội dung nhưng diễn đạt chưa lưu loát. (3.0-4.0 điểm) - Viết chung chung, trình bày lộn xộn. (1.0-2.0 điểm) Các mức điểm cụ thể khác, giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để xác định. Câu 3. (12.0 điểm) 1. Yêu cầu: Bài làm cần đảm bảo các yêu cầu sau: * Hình thức: - Viết đúng kiểu bài kể chuyện sáng tạo. Bài viết phải có đủ 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài; diễn đạt lưu loát, hình ảnh sinh động kết hợp được các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả và biểu cảm. - Bài viết sạch đẹp, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, trình bày mạch lạc, trôi chảy. * Nội dung: Học sinh dựa vào các dữ kiện đã cho để xây dựng thành một câu chuyện hợp lí. Các yếu tố đã cho khá đầy đủ về nhân vật, tình tiết. Các em phải tưởng tượng: miêu tả, bổ sung chi tiết, liên kết các sự kiện lại để tạo thành một câu chuyện hoàn chỉnh. Học sinh có thể có các cách kể khác nhau nhưng phải làm nổi bật được nội dung theo hướng: Nhân vật “tôi” - người kể - chứng kiến, ghi lại câu chuyện xảy ra giữa bà cụ bán rau và cô gái. Ở đây muốn phê phán thái độ khinh người, thiếu lễ
  4. độ của cô gái, đặc biệt là đối với người lớn tuổi. Từ câu chuyện này em rút ra cho mình bài học về ứng xử trong giao tiếp: Phê phán thói vô lễ, lạnh lùng, coi thường người khác; biết thông cảm với hoàn cảnh và tôn trọng người lớn tuổi, phải lịch sự trong giao tiếp. 2. Biểu điểm - Điểm 12: Bài viết đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên. Bố cục hợp lý, văn viết trôi chảy, mạch lạc, kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn, sáng tạo. - Điểm 10: Bài viết cơ bản đầy đủ các yêu cầu trên. Bố cục hợp lý, kể chuyện lôi cuốn, còn mắc vài lỗi chính tả, lỗi diễn đạt nhẹ. - Điểm 8: Bài viết đạt các yêu cầu trên ở mức độ khá, bố cục rõ ràng, văn viết có hình ảnh, cảm xúc, cách kể chuyện khá lôi cuốn; còn mắc một số lỗi diễn đạt, lỗi chính tả. - Điểm 6: Bài viết đạt ½ yêu cầu về nội dung, bố cục đủ 3 phần nhưng việc sắp xếp các ý chưa thật hợp lý, cảm xúc còn mờ nhạt. Còn mắc lỗi chính tả, dùng từ. - Điểm 4: Nội dung bài làm còn sơ sài, bố cục chưa hợp lý, mắc nhiều lỗi chính tả và lỗi diễn đạt. - Điểm 2: Viết lan man, lộn xộn, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt. - Điểm 0: Để giấy trắng hoặc lạc đề. Các thang điểm khác, giáo viên căn cứ vào mức độ bài viết của học sinh để chấm cho phù hợp. *Lưu ý: Trên đây chỉ là những gợi ý, giám khảo khi chấm cần kết hợp với hành văn, cách diễn đạt và cảm xúc mới mẻ, sáng tạo của học sinh để linh động chấm.