Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Phòng GD và ĐT Krông Ana (Có đáp án)

Câu 1 (2 điểm) Theo em, các nhận định sau đây là đúng hay sai? Giải thích ngắn gọn?
a. Tất cả các tế bào trong cơ thể người đều có nhân.
b. Các nơron có thể phân chia tạo ra các nơron mới thay thế các nơron già yếu.
c. Máu chảy trong động mạch có thể là máu đỏ tươi hoặc đỏ thẫm.
d. Mạch đập ở cổ tay và thái dương là do máu chảy trong hệ mạch gây nên.
doc 7 trang Hải Đông 06/02/2024 1980
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Phòng GD và ĐT Krông Ana (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_sinh_hoc_lop_8_nam_hoc_20.doc

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Phòng GD và ĐT Krông Ana (Có đáp án)

  1. PHÒNG GDĐT KRÔNG ANA KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN ĐỀ CHÍNH THỨC KHÓA NGÀY 08/4/2023 Đề thi môn: Sinh học, lớp 8 Thời gian làm bài: 120 phút Câu 1 (2 điểm) Theo em, các nhận định sau đây là đúng hay sai? Giải thích ngắn gọn? a. Tất cả các tế bào trong cơ thể người đều có nhân. b. Các nơron có thể phân chia tạo ra các nơron mới thay thế các nơron già yếu. c. Máu chảy trong động mạch có thể là máu đỏ tươi hoặc đỏ thẫm. d. Mạch đập ở cổ tay và thái dương là do máu chảy trong hệ mạch gây nên. Câu 2 (3 điểm) a. Xương có tính chất và thành phần hoá học nào? b. Nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3) vừa qua, nhà trường tổ chức giải bóng đá nam cho học sinh khối 8. Trong trận đấu đầu tiên giữa đội bóng lớp 8A và đội bóng lớp 8B, khi trận đấu đang diễn ra thì có một cầu thủ của đội bóng lớp 8A bỗng nhiên bị co cứng ở bắp cơ chân phải không hoạt động được, làm trận đấu bị gián đoạn. Bằng những hiểu biết của mình về hoạt động của cơ, em hãy cho biết: - Hiện tượng trên được gọi là gì? - Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng trên? - Cách xử lí hiện tượng trên như thế nào? Câu 3 (2,5 điểm) a. Hình ảnh dưới đây là cấu tạo điển hình của một tế bào thần kinh (Nơ-ron). Em hãy chú thích tên đúng các bộ phận theo thứ tự các số ở hình vẽ. (1- .; 2- .; 3- .; ) 7 1 3 6 4 5 2 * Ghi chú: Thí sinh ghi số và chú thích, không cần vẽ lại hình. b. Khi đưa ngón tay vào sát ngọn đèn đang cháy, theo em sẽ phản ứng gì xảy ra? Hãy giải thích. Câu 4 (4 điểm) a. Em hãy nêu cấu tạo và chức năng sinh lý các thành phần của máu. b. Phân tích nguyên nhân và hậu quả của bệnh máu trắng (bệnh bạch cầu hay bệnh ung thư máu) 7 1 3 6 4 5 2 7 1 3 6 4 5 2
  2. c. Một người đàn ông nặng 70kg đi tham gia hiến máu nhân đạo. Theo quy định về hiến máu nhân đạo thì lượng máu cho không quá 1/10 lượng máu của cơ thể. - Lượng máu trong cơ thể người đàn ông trên là bao nhiêu lít? - Lượng máu tối đa người đàn ông trên có thể cho theo quy định hiến máu nhân đạo là bao nhiêu ml? - Số lượng hồng cầu của người đàn ông trên là bao nhiêu? Hồng cầu có màu đỏ là nhờ có chứa chất nào? Biết rằng ở nam giới có 80ml máu/kg cơ thể và mỗi ml máu có 4,5 triệu hồng cầu. Câu 5 (3 điểm) Phản xạ là gì? Nêu những điều kiện cần để thành lập được một phản xạ có điều kiện. Vai trò của phản xạ trong đời sống. Câu 6 (2,5 điểm) a. Cấu tạo của đường dẫn khí phù hợp với chức năng làm ấm, ẩm và lọc sạch không khí trước khi vào phổi như thế nào? Vì sao không nên thở bằng miệng? b. Một người hô hấp bình thường là 18 nhịp/1 phút, mỗi nhịp hít vào với một lượng khí là 420 ml. Khi người ấy tập luyện hô hấp sâu 12 nhịp/1 phút, mỗi nhịp hít vào là 620 ml không khí. Hãy tính lưu lượng khí lưu thông, khí vô ích ở khoảng chết, khí hữu ích ở phế nang của người hô hấp thường và hô hấp sâu. Biết rằng lượng khí vô ích ở khoảng chết của mỗi nhịp hô hấp là 150 ml. Câu 7 (2 điểm) a. Cho sơ đồ chuyển hoá sau: Tinh bột (1) đường mantôzơ (2) đường glucôzơ. Hãy cho biết: - Chặng (1) có thể được thực hiện ở bộ phận nào của ống tiêu hoá và có sự tham gia của loại enzim nào? - Chặng (2) được thực hiện ở bộ phận nào của ống tiêu hoá và có sự tham gia của enzim trong những dịch tiêu hoá nào? b. Giải thích câu "Ăn phải nhai, nói phải nghĩ. Câu 8 (1 điểm) Người ta vẽ đồ thị biểu diễn mối quan D: Động mạch hệ giữa 3 đại lượng là: huyết áp, vận tốc máu, và đường E. Mao mạch F: Tĩnh mạch kính chung hệ mạch (hình bên). Em hãy cho biết đồ thị A, B, C biểu diễn đại lượng nào nói trên? Vì sao? Hết Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên học sinh: Số báo danh: Chữ ký giám thị 1 Chữ ký giám thị 2
  3. KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN KHÓA NGÀY: 08/4/2023 Môn: Sinh học, lớp 8 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Ý Câu trong Nội dung Điểm câu a Sai. Vì tế bào hồng cầu (máu) không có nhân 0,5 b Sai. Vì nơron là loại tế bào thần kinh, loại tế bào này không có khả 0,5 năng phân chia tạo tế bào con 1 c Đúng. Thông thường máu động mạch là máu giàu oxi nên có màu đỏ 0,5 tươi nhưng máu trong động mạch phổi có màu đỏ thẫm vì là máu nhiều Cacbonic mang đến phổi để trao đổi khí. d Sai. Vì mạch đập ở cổ tay và thái dương là do tính đàn hồi của thành 0,5 động mạch và nhịp co bóp của tim gây nên. a * Tính chất: Xương có 2 đặc tính cơ bản đàn hồi và rắn chắc: 0,25 - Nhờ tính đàn hồi nên xương có thể chống lại tất cả các lực cơ học 0,125 tác động vào cơ thể, nhờ tính rắn chắc nên bộ xương có thể chống đỡ được sức nặng của cơ thể. - Xương trẻ em có tính đàn hồi cao, xương người già giòn 0,125 * Thành phần hóa học: - Bao gồm chất hữu cơ còn gọi là chất cốt giao và chất khoáng chủ yếu là muối canxi, chất khoáng làm cho xương rắn chắc, cốt giao đảm 0,5 bảo tính đàn hồi. b - Hiện tượng: Bắp cơ bị co cứng, không hoạt động được gọi là hiện 0,25 tượng cơ co quá mức hay còn gọi là “chuột rút”. 2 Nguyên nhân: + Khi thi đấu, do cơ hoạt động nhanh, nhiều và cơ thể ra nhiều mồ 0,5 hôi dẫn tới ứ đọng nhiều axit lactic mất nước, muối và các chất điện giải->mỏi cơ. + Trước khi thi đấu, do khởi động, làm nóng cơ thể không kĩ làm cơ 0,25 dễ bị co rút liên tục với những động tác đột ngột. - Cách xử lí: + Xoa bóp nhẹ vùng cơ đau, làm động tác kéo dãn cơ ở chân bị chuột 0,25 rút và giữ cho đến khi hết tình trạng co rút. + Chườm lạnh lên vùng cơ đau. 0,25 + Ngừng chơi ngay, đưa vào nghỉ ở khu vực thoáng mát nghỉ ngơi. 0,25 + Uống bù nước có chứa muối. 0,25 a 1: Sợi nhánh - 2: nhân - 3: Thân - 4: sợi trục - 5: bao Mielin - 6: Eo 3 Ranvie - 7: Xinap 1,75
  4. b - Khi đưa ngón tay vào sát ngọn đèn đang cháy, tay sẽ rụt lại. 0,25 - Khi đưa tay vào sát ngọn đèn đang cháy, các tế bào thụ cảm ở ngón tay sẽ tiếp nhận kích thích nóng truyền xung thần kinh hướng tâm về trung ương xử lí (nằm ở tủy sống). Sau đó, luồng xung thần kinh trả 0,5 lời kích thích theo dây li tâm được đưa đến cơ tay thực hiện phản xạ. Kết quả rụt tay lại(co cơ tay) a Cấu tạo và chức năng sinh lí của các thành phần máu: 1. Hồng cầu: - Cấu tạo: Là những tế bào màu đỏ không có nhân, hình đĩa lõm hai 0,125 mặt - Chức năng sinh lý: + Vận chuyển các chất khí : Vận chuyển O2 từ phổi đến các mô và 0,25 CO2 từ các mô đến phổi để thải ra ngoài (do Hb đảm nhiệm). + Tham gia vào hệ đệm protein để điều hòa độ pH của máu 2. Bạch cầu: - Cấu tạo: + Tế bào bạch cầu có hình dạng và kích thước khác nhau, chia làm 2 0,25 nhóm Bạch cầu đơn nhân và Bạch cầu đa nhân. + Bạch cầu có số lượng ít hơn hồng cầu. - Chức năng sinh lý: + Thực bào là ăn các chất lạ hoặc vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. 0,125 + Đáp ứng miễn dịch: Là khả năng sinh ra các kháng thể tương ứng 0,25 đặc hiệu với kháng nguyên để bảo vệ cơ thể. 4 + Tạo Interferon được sản sinh ra khi có có kháng nguyên xâm nhập 0,25 |vào cơ thể, Interferon sẽ ức chế sự nhân lên của virut, hạn chế tế bào ung thư. 3. Tiểu cầu: Cấu tạo: Kích thước nhỏ, hình dạng không ổn định, không nhân, 0,125 không có khả năng phân chia. - Chức năng sinh lý: + Tham gia vào quá trình đông máu: Bằng cách giải phóng ra chất 0,125 tham gia vào quá trình đông máu. + Làm co các mạch máu, làm co cục máu. 0,125 4. Huyết tương: - Cấu tạo: Là một dịch thể lỏng, trong, màu vàng nhạt, vị hơi mặn, 0,25 90% là nước, 10% là vật chất khô, chứa các hưu cơ và vô cơ ngoài ra còn có các loại enzim, hoocmon, vitamin - Chức năng sinh lý: + Là môi trường diễn ra các hoạt động sinh lý của cơ thể 0,125 + Cung cấp vật chất cho tế bào cơ thể b - Tên tiếng Pháp của bệnh này là Leucemie Aigue Myeloblastique. Tên tiếng Anh là Acute Myeloid Leukaemia.
  5. - Bình thường các tế bào máu (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu) của cơ 0,25 thể được sinh ra từ tủy xương, sau đó đi vào lưu thông trong máu, sau đó bị hủy đi. - Nguyên nhân: Vì một lí do nào đó (di truyền, nhiễm độc, virus ), tủy xương sản xuất các bạch cầu non không lớn lên được, không có 0,25 chức năng (chức năng của bạch cầu là chiến đấu bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn, vật thể lạ ), và không chết đi. - Hậu quả: Các tế bào non này được sinh ra mãi, cứ ở trong tủy xương, làm mất hết chỗ của các tế bào bình thường (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu) nên bệnh nhân thường có các biểu hiện xanh xao, thiếu 0,5 máu (do thiếu hồng cầu), chảy máu khó cầm (thiếu tiểu cầu) và dễ nhiễm trùng (thiểu bạch cầu). Sau đó, các tế bào non này đi vào trong máu, gây nhiều tác hại khác. Bệnh này được gọi nôm na là ung thư máu, hay bệnh máu trắng, và trong thể cấp thì các tế bào non được sinh ra với tốc độ rất nhanh. c - Lượng máu trong cơ thể = 70 x 80 = 5600 (ml) = 5,2 lít. 0,25 - Lượng máu tối đa có thể hiến máu = 5600 x 1/10 = 560 (ml) 0,25 + Số lượng hồng cầu = 5600 x4.500.000 = 25.200.000.000 =252. 108 0,25 + Hồng cầu có chứa chất hêmôglôbin (huyết sắc) 0,25 * Khái niệm: Là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích từ môi 0,5 trường thông qua hệ thần kinh. * Điều kiện để thành lập PXCĐK: Cần có sự kết hợp giữa kích thích và điều kiện và kích thích không điều kiện, trong đó kích thích có điều kiện phải tác động trước. Quá 0,5 trình tác động hai loại kích thích đó phải được lặp đi lặp lại nhiều lần và thường xuyên được củng cố. + Khoảng cách giữa hai kích thích phải rất gần nhau. Nếu thời gian 0,5 cách xa thì không gây được PXCĐK. 5 + Cơ quan cảm thụ và trung ương thần kinh, đặc biệt là vỏ não phải 0,5 bình thường, không bị tổn thương. * Vai trò của phạn xạ trong đời sống: + Phản xạ giúp cơ thể phản ứng kịp thời và có hiệu quả đối với những 0,5 thay đổi của môi trường bên ngoài và bên trong cơ thể, tạo cho cơ thể khả năng thích ứng với các điều kiện sống. + PXKĐK là cơ sở của mọi hoạt động mang tính chất bản năng ở 0,25 động vật và người. + PXKĐK là cơ sở của các hoạt động nhận thức, tinh thần, tư duy, trí 0,25 nhớ ở người và một số động vật bậc cao. a - Làm ẩm là do các lớp niêm mạc tiết chất nhày bên trong đường dẫn 0,25 khí 6 - Làm ấm là do có mao mạch dày, căng máu và ấm nóng dưới lớp 0,25 niêm mạc.
  6. - Làm sạch không khí có: + Lông mũi giữ lại các hạt bụi lớn, chất nhày do lớp niêm mạc tiết ra 0,25 giữ lại các hạt bụi nhỏ, lớp lông rung chuyển động liên tục quét chúng ra khỏi khí quản + Các tế bào limpho ở các hạch amidan, VA có tác dụng tiết kháng 0,25 thể để vô hiệu hóa các tác nhân gây bệnh * Thở bằng miệng không có các cơ quan làm ấm, ẩm và lọc sạch 0,5 không khí như thở bằng mũi do đó dễ bị mắc các bệnh về hô hấp b * Khi người đó hô hấp thường: 0,5 Theo đề bài ra, khi người ta hô hấp bình thường khí lưu thông trong 1 phút là: 18 x 420 = 7560 (ml) - Lưu lượng khí ở khoảng chết mà người đó hô hấp thường là (vô ích) 18. x 150 = 2700 (ml) - Lượng khí hữu ích 1 phút hô hấp thường là: 7560-2700 = 4500 (ml) * Khi người đó hô hấp sâu: 0,5 - Lưu lượng khí lưu thông là: 12 x 620 = 7460 (ml) - Lưu lượng khí vô ích ở khoảng chết là: 12 x 150 = 1800 (ml) - 1 phút người đó hô hấp sâu với lưu lượng khí là: 7460-1800 5660 (ml) - Lượng khí hô hấp sâu hơn hô hấp thường là: 5660-4500 = 1160 (ml) a - Chặng 1: + Được thực hiện trong khoang miệng và ruột non (ngoài ra có thể 0,25 xảy ra trong dạ dày khi thức ăn chưa thấm dịch vị). + Enzim tham gia là enzim amilaza. 0,25 - Chặng 2: + Được thực hiện trong ruột non. 0,25 + Enzim phân giải tinh bột và đường mantôzơ có trong dịch tuỵ và 0,25 dịch ruột. 7 (HD: Dòng in nghiêng trong ngoặc không yêu cầu HS phải viết được trong bài làm) - Ăn phải nhai: vì nhai làm cho thức ăn được nghiền nhỏ, ngấm đều dịch tiêu hóa giúp cho sự tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng đạt 0,5 hiệu quả cao. - Nói phải nghĩ: Nói là một phản xạ để lời nói đúng giá trị trong từng hoàn cảnh thì phải cân nhắc, tức là chuyển phản xạ thành nhiều phản 0,5 xạ để lời nói có độ chính xác cao. - Đồ thị A: Huyết áp Huyết áp hao hụt suốt chiều dài hệ mạch, nghĩa là giảm dần từ: Động 0,25 8 mạch ->Mao mạch->Tĩnh mạch - Đồ thị B: Đường kính chung
  7. Đường kính các mao mạch là hẹp nhất nhưng số lượng mao mạch rất 0,5 nhiều, phân nhánh đến tận các tế bào vì thế đường kính chung của mao mạch là lớn nhất - Đồ thị C: Vận tốc máu Vận tốc máu giảm dần từ: Động mạch->Mao mạch, sau đó tăng dần 0,25 trong tĩnh mạch