Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD và ĐT Krông Ana (Có đáp án)

Câu 4: (2 điểm) Một gen có chiều dài 4080 A0 và có 3075 liên kết hidro. Đột biến không làm thay đổi chiều dài nhưng làm giảm đi 1 liên kết hidro. Gen đột biến nhân đôi 4 lần. Xác định số nucleotit mỗi loại môi trường cung cấp cho gen đột biến nhân đôi.
doc 6 trang Hải Đông 05/02/2024 3840
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD và ĐT Krông Ana (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_sinh_hoc_lop_9_nam_hoc_20.doc

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD và ĐT Krông Ana (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT KRÔNG ANA ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN KHÓA NGÀY 09/02/2015 ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC 9 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút Câu 1: (3 điểm) a. Mô tả quá trình tự nhân đôi của ADN. Ý nghĩa của tự nhân đôi ADN. b. Giải thích vì sao 2 ADN con được tạo ra qua cơ chế tự nhân đôi lại giống ADN mẹ? c. Vì sao gen được coi là cơ sở vật chất mang thông tin di truyền ở cấp độ phân tử? Câu 2: (3 điểm) Biến dị tổ hợp có ý nghĩa gì đối với chọn giống và tiến hóa? Tại sao ở các loài sinh sản giao phối, biến dị lại phong phú hơn nhiều so với những loài sinh sản vô tính? Câu 3: (3 điểm) Hiện nay, bệnh cận thị học đường đang là mối quan tâm, lo lắng của nhiều bậc cha mẹ học sinh. Em hãy nêu nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh này. Câu 4: (2 điểm) Một gen có chiều dài 4080 A 0 và có 3075 liên kết hidro. Đột biến không làm thay đổi chiều dài nhưng làm giảm đi 1 liên kết hidro. Gen đột biến nhân đôi 4 lần. Xác định số nucleotit mỗi loại môi trường cung cấp cho gen đột biến nhân đôi. Câu 5: (2 điểm) Ở một loài có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n =8 . Có 6 tế bào nguyên phân một số lần bằng nhau đã cần môi trường cung cấp nguyên liệu tương đương với 336 nhiễm sắc thể đơn. a/ Xác định số lần nguyên phân của mỗi tế bào. b/ Nếu ở lần nguyên phân cuối cùng tế bào đang ở kỳ giữa thì có tổng số bao nhiêu: + Cromatit + Nhiễm sắc thể kép + Số tâm động + Số nhiễm sắc thể đơn Câu 6: (3 điểm) Ở người, cho rằng gen A quy định da bình thường, a quy định da bạch tạng, nằm trên NST thường; còn gen M quy định mắt bình thường, m quy định mắt mù màu (đỏ và lục ) nằm trên NST X. Một cặp bố(1) mẹ (2) bình thường về 2 tính trạng nói trên sinh được 1 con gái (3) cũng bình thường về 2 tính trạng này. Người con gái sau này lấy chồng (4) cũng bình thường về 2 tính trạng đó, sinh được 1 con trai (5) bạch tạng, mắt bình thường và 1 con trai (6) da bình thường, mắt mù màu. Xác định kiểu gen của 6 người trên. Câu 7: ( 2 điểm) Hãy giải thích để chứng minh sự trao đổi chất ở cơ thể người là nối tiếp quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng ? Câu 8: (2 điểm) Ở chuột lang, tính trạng kích thước lông (lông dài và lông ngắn) do một cặp gen quy định và nằm trên cặp nhiễm sắc thể thường. Cho chuột lông ngắn giao phối với nhau, chuột con sinh ra có con lông dài, có con lông ngắn. Biết rằng không có đột biến xảy ra trong giảm phân hình thành giao tử. a) Biện luận và viết sơ đồ lai. b) Làm thế nào để biết được chuột lông ngắn là thuần chủng hay không thuần chủng? Hết (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Chữ kí giám thị 1 Chữ kí giám thị 2
  2. PHÒNG GD&ĐT KRÔNG ANA ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN KHÓA NGÀY 09/02/2015 MÔN: SINH HỌC 9 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM Câu 1: (3 điểm) a. Quá trình nhân đôi của ADN: Diễn ra trong nhân tế bào, tại các 0.25 điểm NST ở kỳ trung gian của quá trình phân bào, vào lúc NST ở dạng sợi dài, mảnh, tháo xoắn cực đại. - Dưới tác dụng của enzim ADN polymeraza làm phân tử ADN tháo 0.5 điểm xoắn, 2 mạch đơn tách nhau dần dần, các Nu trên mạch khuôn lần lượt liên kết với các Nu tự do của môi trường nội bào theo NTBS ( A liên kết với T, G liên kết với X và ngược lại). Khi quá trình nhân đôi kết thúc, hai phân tử ADN được tạo thành rồi đóng xoắn. * ý nghĩa của tự nhân đôi ADN: Nhân đôi ADN làm thông tin di 0.25 điểm truyền nhân lên tạo cơ sở cho sự nhân đôi NST. Nhân đôi của ADN và NST cùng với sự phân ly của chúng trong giảm 0.25 điểm phân kết hợp với tái tổ hợp trong thụ tinh, tạo ra sự ổn định của ADN và NST qua các thế hệ. b. Gen được coi là cơ sở vật chất mang thông tin di truyền ở cấp độ phân tử: - Gen là 1 đoạn của phân tử ADN, ADN là lõi của NST, mà NST là vật 0.5 điểm chất mang thông tin di truyền ở cấp độ TB nên gen là cơ sở vật chất mang thông tin di truyền ở cấp độ phân tử. - Gen có khả năng tự nhân đôi, phân ly, tổ hợp giúp thông tin di truyền 0.5 điểm được ổn định qua các thế hệ, gen có thể bị biến đổi, sự biến đổi đó cùng với sự sắp xếp của 4 loại Nu tạo ra tính đa dạng và đặc trưng được di truyền cho thế hệ sau, tạo ra tính đa dạng ở sinh vật. c. 2 ADN con được tạo ra qua cơ chế tự nhân đôi lại giống ADN mẹ là vì quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo các nguyên tắc: - Nguyên tắc khuôn mẫu: mạch mới củaADNcon được tổng hợp dựa 0.25 điểm trên mạch khuôn của AND mẹ. - Nguyên tắc bổ sung: Các Nu ở mạch khuôn liên kết với các Nu tự do 0.25 điểm trong môi trường nội bào theo nguyên tắc: A liên kết với T (và ngược lại), G liên kết với X (và ngược lại) - Nguyên tắc giữ lại một nửa (bán bảo toàn): Trong mỗi ADN con có 1 0.25 điểm mạch của ADN mẹ (mạch cũ), mạch còn lại được tổng hợp mới. Câu 2: (3 điểm) a. Ý nghĩa - Trong chọn giống: Tính đa dạng ở vật nuôi và cây trồng giúp con 0.75 điểm
  3. người có nhiều điều kiện để chọn và giữ lại những dạng phù hợp nhằm tạo giống mới có năng suất và phẩm chất tốt - Trong tiến hóa: tính đa dạng giúp mỗi loài có khả năng phân bố và 0.75 điểm thích nghi ở nhiều môi trường sống khác nhau làm tăng khả năng đấu tranh sinh tồn của chúng . b. Ở các loài sinh sản giao phối, biến dị lại phong phú hơn nhiều so với những loài sinh sản vô tính vì : - Các loài giao phối trong quá trình phát sinh giao tử đã tạo ra nhiều 0.75 điểm loại giao tử, các loại giao tử này thụ tinh ngẫu nhiên tạo nhiều tổ hợp khác nhau xuất hiện biến dị tổ hợp. - Đối với các loài sinh sản vô tính là hình thức sinh sản bằng con 0.75 điểm đường nguyên phân nên bộ NST, bộ gen ở đời con vẫn giống với bộ NST, bộ gen so với thế hệ bố mẹ Câu 3: (3 điểm) - Cận thị là tật mắt chỉ có khả năng nhìn gần. 0.25 điểm - Nguyên nhân: + Có thể do bẩm sinh: khoảng cách giữa thể thủy tinh 0.25 điểm và màng lưới của cầu mắt quá dài hoặc thể thủy tinh phồng quá nên ảnh của vật thường xuất hiện trước màng lưới vì thế người cận thị nhìn không rõ. + Hoặc do thường xuyên nhìn vật với khoảng cách rất 0.25 điểm gần nên thủy tinh thể bị phồng, lâu ngày không thể trở về như kích thước ban đầu. - Cách phòng tránh: + Giữ đúng tư thế ngồi khi học 0.25 điểm Ngồi thẳng lưng, hai chân khép, hai bàn chân để ngay ngắn sát nền 0.5 điểm nhà, đầu cúi 10-15 độ. Khoảng cách từ mắt đến sách vở trên bàn học phải phù hợp (với mỗi lứa tuổi). Không cúi gằm mặt, nghiêng đầu, áp má lên bàn học khi đọc hoặc viết. + Lớp học, góc học tập phải đủ những điều kiện cần thiết 0.25 điểm Bàn ghế, bảng viết của lớp học phải phù hợp với lứa tuổi để học sinh 0.5 điểm có thể ngồi đúng tư thế và giữ đúng khoảng cách từ mắt đến sách vở. Phải đảm bảo ánh sáng cho mắt khi làm việc. Tránh đọc sách chỗ tối, chỗ ánh sáng chói quá. Không dùng đèn ống neon, nên dùng bóng điện dây tóc. Chữ viết trên bảng, trong vở phải rõ nét Không đọc sách có chữ quá nhỏ in trên giấy vàng hoặc giấy đen + Bỏ những thói quen có hại cho mắt 0.25 điểm - Không nằm, quỳ để đọc sách hoặc viết bài. - Không đọc sách báo, tài liệu khi đang đi trên ô tô, tàu hỏa, máy bay. - Khi xem ti vi, video phải ngồi cách xa màn hình tối thiểu 2,5 m, 0.25 điểm nơi ánh sáng phòng phù hợp. Thời gian xem cần ngắt quãng, không quá 45-60 phút mỗi lần xem. - Không tự ý dùng kính đeo mắt không đúng tiêu chuẩn. Khi đeo kính cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, nhà chuyên môn. * Khi có biểu hiện: Cảm thấy mỏi mắt khi đọc sách, nhìn mờ khi 0.25 điểm
  4. đọc chữ hoặc nhìn một vật ở xa. Nên bảo bố mẹ đưa chúng ta đến ngày trung tâm chuyên khoa về mắt để khám và điều trị kịp thời. Câu 4: (2 điểm) Số nucleotit trên gen là: l 4080 N= x2 = x2 2400 (nu) 0.25 điểm 3,4 3,4 2A 3G 2400 A T 525 Ta có: 0.5 điểm 2A 3G 3075 G X 675 Đột biến không làm thay đổi chiều dài nhưng làm giảm đi 1 liên kết 0.25 điểm hiđro => đây là đột biến thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T A'=T'=526 Vậy số nucleotit của gen đột biến là: 0.5 điểm G ' X ' 674 Số nucleotit A, T được cung cấp từ môi trường là: 0.25 điểm x 4 Amt = Tmt =A' (2 -1) = 526 (2 -1) = 7890 nu 0.25 điểm 4 Gmt =X mt = G'(2 - 1) = 10110 nu Câu 5: (2 điểm) Gọi x là số lần nguyên phân, a là số tế bào 0.25 điểm a) Ta có: NST môi trường = a. 2n (2x -1) 0.25 điểm  336= 6. 8. (2x -1) 0.25 điểm => x=3 0.25 điểm Vậy tế bào nguyên phân 3 lần. b) Lần nguyên phân thứ 3 có 24 tế bào ở kỳ giữa có Số Cromatit: 24.8.2= 384 0.25 điểm Số NST kép: 24.8 = 192 0.25 điểm Số tâm động: 24.8=192 0.25 điểm Số NST đơn: 0 0.25 điểm Câu 6: (3 điểm) Người con trai (5) bạch tạng, mắt bình thường thì có KG: aaXMY , phải 0.5 điểm nhận 1 gen a của bố và 1 gen a của mẹ, mà cặp vợ chồng này lại có da bình thường chứng tỏ họ đều dị hợp về màu da : Aa - Người con trai (6) da bình thường, mắt mù màu có kiểu gen: A-X mY 0.5 điểm phải nhận Xm từ mẹ. mẹ ( con gái 3) bình thường có KG: AaX MXm; bố (chồng 4) bình 0.5 điểm thường có KG: AaXMY, - Từ những phân tích trên cho thấy KG của con gái là AaXMXm 0.5 điểm - Của chồng người con gái là: AaXMY 0.5 điểm - Con trai bạch tạng là: aaXMY 0.25 điểm - Con trai mù màu là: AAXmY hoặc AaXmY 0.25 điểm Câu 7: (2 điểm) - Năng lượng khởi đầu cho sự sống là ánh nắng mặt trời. 0.5 điểm - Cây xanh hấp thu một phần năng lượng này để tiến hành quang hợp tổng hợp chất hữu cơ từ khi CO2 và nước. - Như vậy năng lượng mặt trời đã chuyển sang thành năng lượng tích 0.25 điểm luỹ trong chất hữu cơ của cây xanh. Động vật ăn cây xanh, năng lượng
  5. chuyển sang tích luỹ trong chất hữu cơ của động vật. - Người ăn cả thực vật và động vật. Thức ăn vào cơ thể người được biến 0.25 điểm đổi và sau đó tổng hợp những chất hữu cơ đặc trưng của tế bào và cơ thể người. - Vậy năng lượng từ thực vật và động vật đã chuyển sang tích luỹ trong 0.25 điểm chất đặc trưng đó. - Khi cơ thể người hoạt động, chất đặc trưng được phân giải tạo ra năng 0.25 điểm lượng cho cơ thể hoạt động, sản phẩm tạo ra từ quá trình phân giải này là khí CO2, nước và năng lượng. - Khí CO2 và nước được cơ thể người thải ra môi trường cung cấp 0.25 điểm nguyên liệu để cây xanh tiếp tục thực hiện quá trình tổng hợp. - Như vậy, sự trao đổi chất ở cơ thể người là nối tiếp quá trình chuyển 0.25 điểm hoá vật chất và năng lượng trong tự nhiên. Câu 8: (2 điểm) a) P: Lông ngắn x lông ngắn → F1: chuột lông ngắn, lông dài => lông dài 0.25 điểm là tính trạng lặn Quy ước gen : Gen A : lông ngắn; gen a: lông dài. 0.25 điểm - Kiểu gen của P: Aa x Aa 0.25 điểm - Sơ đồ lai: P: Aa x Aa GP: A, a A, a F: AA, 2Aa, aa 0.25 điểm b) Cách xác định chuột lông ngắn là thuần chủng hay không thuần 0. 5 điểm chủng: Cho chuột lông ngắn lai phân tích + Nếu ở đời sau 100% chuột lông ngắn → chuột lông ngắn đem lai là 0.25 điểm thuần chủng (KG đồng hợp tử trội AA) + Nếu ở đời sau phân tính theo tỷ lệ 1 : 1 → chuột lông ngắn đem lai là 0.25 điểm không thuần chủng (KG dị hợp Aa) (câu b: HS chỉ cần viết đúng 2 SĐL của phép lai phân tích vẫn được điểm tối đa)