Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD và ĐT Krông Ana (Có đáp án)

Câu 1: (2,0 điểm)
Ở người, bệnh máu khó đông do gen lặn m nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định, người có gen trội M không bị bệnh này. Gen M và m đều không có trên nhiễm sắc thể Y. Một người bị bệnh máu khó đông có người em trai đồng sinh không mắc bệnh này. Biết bố, mẹ của cặp đồng sinh trên đều có máu đông bình thường và trong giảm phân ở cả bố và mẹ không xảy ra đột biến. Hãy cho biết:
a) Cặp đồng sinh này là cùng trứng hay khác trứng? Giải thích.
b) Người bị bệnh nói trên thuộc giới tính nào? Vì sao?
doc 6 trang Hải Đông 05/02/2024 1720
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD và ĐT Krông Ana (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_sinh_hoc_lop_9_nam_hoc_20.doc

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD và ĐT Krông Ana (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT KRÔNG ANA KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN KHÓA NGÀY 28/02/2017 ĐỀ CHÍNH THỨC Đề thi môn: Sinh học 9 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi này gồm có 02 trang) Câu 1: (2,0 điểm) Ở người, bệnh máu khó đông do gen lặn m nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định, người có gen trội M không bị bệnh này. Gen M và m đều không có trên nhiễm sắc thể Y. Một người bị bệnh máu khó đông có người em trai đồng sinh không mắc bệnh này. Biết bố, mẹ của cặp đồng sinh trên đều có máu đông bình thường và trong giảm phân ở cả bố và mẹ không xảy ra đột biến. Hãy cho biết: a) Cặp đồng sinh này là cùng trứng hay khác trứng? Giải thích. b) Người bị bệnh nói trên thuộc giới tính nào? Vì sao? Câu 2: (2,0 điểm) Trong tế bào có những loại ARN nào? Trong đó loại ARN nào có thời gian tồn tại ngắn nhất? Giải thích. Câu 3: (3,0 điểm) Xét một cặp nhiễm sắc thể tương đồng chứa một cặp gen dị hợp (Aa), mỗi gen đều dài 5100 Ăngstron. Gen trội A có 3900 liên kết hiđrô; gen lặn a có hiệu số giữa ađênin với loại nuclêôtit không bổ sung với nó là 20%. Xác định số lượng từng loại nuclêôtit trong mỗi loại giao tử được tạo ra từ cặp gen Aa trong ba trường hợp sau: a) Aa giảm phân bình thường. b) Aa có hiện tượng giảm phân I phân li không bình thường, giảm phân II phân li bình thường. c) Aa giảm phân I phân li bình thường, giảm phân II phân li không bình thường Câu 4: ( 3,0 điểm) Một tế bào sinh dục sơ khai của thỏ cái có 2n = 44 sau một số đợt nguyên phân liên tiếp môi trường tế bào đã cung cấp 11176 nhiễm sắc thể đơn mới hoàn toàn. Các tế bào con tạo ra đều trở thành tế bào sinh trứng, giảm phân cho trứng. Hiệu suất thụ tinh của trứng là 50%, của tinh trùng là 6,25%. Mỗi trứng thụ tinh với 1 tinh trùng tạo ra 1 hợp tử. a) Tìm số hợp tử được hình thành? b) Số tế bào sinh tinh cần thiết để hoàn tất quá trình thụ tinh? c) Số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai cái? Câu 5: (5,0 điểm) a) Mô tả cấu trúc không gian của phân tử ADN. Hệ quả của nguyên tắc bổ sung được biểu hiện ở những điểm nào? b) Giải thích vì sao 2 phân tử ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống hệt ADN mẹ? Có trường hợp nào qua nhân đôi ADN con lại khác ADN mẹ không? c) Vì sao nói prôtêin có tính đa dạng hơn so với tính đa dạng của ADN? Khi bị đun sôi thì Prôtêin còn thực hiện được vai trò của mình không? Vì sao? 1
  2. Câu 6: (3,0 điểm) Ở người, kiểu gen I A IA, IA IO quy định nhóm máu A; kiểu gen I B IB, IBIO quy định nhóm máu B; kiểu gen IA IB quy định nhóm máu AB; kiểu gen IO IO quy định nhóm máu O. Tính xác suất để cặp bố mẹ: IAIO x IBIO sinh được: a) 1 con trai máu O. b) 2 con gái máu AB. c) 1 con trai máu A và 1 con gái máu B. Câu 7: (2,0 điểm) Điểm khác nhau cơ bản (nguyên nhân, cơ chế, tính chất biểu hiện, vai trò) giữa biến dị tổ hợp và biến dị đột biến. Hết Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên học sinh: Số báo danh: Chữ ký giám thị 1 Chữ ký giám thị 2 2
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN KHÓA NGÀY: 28/02/2017 Môn: Sinh học 9 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Ý Câu trong Nội dung Điểm câu 1 2,0đ a - Dạng đồng sinh: Cặp sinh đôi này là đồng sinh khác trứng. 0,5 - Giải thích: Hai người đồng sinh chỉ có 1 người bị bệnh chứng tỏ kiểu gen 0,5 của họ khác nhau, suy ra họ được sinh ra từ 2 hợp tử khác nhau - Giới tính của người bị bệnh: Người mắc bệnh là nam. b 0,5 - Giải thích: Bố không mắc bệnh không thể cho giao tử Xm , mà nữ chỉ biểu hiện bệnh khi có kiểu gen XmX m -> người bị bệnh không thể là nữ. 0,5 2 2,0đ - Trong tế bào thường tồn tại 3 loại ARN là ARN thông tin (mARN), ARN 0,5 vận chuyển (tARN) và ARN ribôxôm (rARN). - Loại ARN có thời gian tồn tại ngắn nhất là ARN thông tin (mARN) 0,5 vì: + mARN chỉ được tổng hợp khi các gen phiên mã và sau khi chúng tổng 0,5 hợp xong một số chuỗi polipeptit cần thiết sẽ bị các enzim của tế bào phân giải thành các nuclêôtit. + tARN và rARN có cấu trúc bền hơn và có thể tồn tại qua nhiều thế hệ 0,5 tế bào. Số lượng từng loại nuclêôtit trong mỗi loại giao tử được tạo ra từ Aa 3 3,0đ a a) Aa giảm phân bình thường cho 2 giao tử A và a 0,25 - Tổng số Nu của Gen A = Gen a = 5100/3,4 x 2 = 3000 nu 0,25 - Giao tử chứa gen A: Ta có: 2A + 3G = 3900 2A + 2G = 3000. Giải ra ta có: A = T = 600 Nu; G = X= 900 nu. 0,25 - Giao tử chứa gen a: Ta có: A – G = 20% (1) A + G = 50% (2) Từ (1) và (2) suy ra: A = T = 35% G = X = 50% - 35% = 15% 0,25 A = T = 35% x 3000 = 1050 nu G = X = 15% x 3000 = 450 nu 0,25 b Aa giảm phân không bình thường ở giảm phân I cho 2 loại giao tử: Aa và 0. 0,25 3
  4. - Giao tử Aa có: A = T = 600 + 1050 = 1650 nu G = X = 900 + 450 = 1350 nu 0,25 - Giao tử 0 có: A = T = G = X = 0 nu 0,25 c Aa giảm phân I bình thường, giảm phân II không bình thường cho ra 3 loại 0,25 giao tử: AA; aa; 0 - Giao tử AA có: A =T = 600 x 2 = 1200 nu; G = X = 900 x 2 = 1800 nu 0,25 - Giao tử aa có: A = T = 1050 x 2= 2100 nu; G = X = 450 x 2 = 900 nu 0,25 - Giao tử 0 có: A = T = G = X = 0 nu 0,25 4 3,0 đ a - Gọi x là số đợt nguyên phân của hợp tử 0,5 Ta có: 44(2x – 2) = 11176 → 2x = 256 tế bào - Mỗi tế bào sinh trứng qua giảm phân chỉ cho 1 trứng nên số trứng được tạo 0,5 thành 256 trứng. - Do hiệu suất của trứng là 50%, nên số hợp tử được tạo thành: 256 x 50% = 128 hợp tử 0,5 b - Số hợp tử được hình thành là: 128. Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng đạt 6,25%, nên số tinh trùng thực sự tham gia thụ tinh : (128 x 100) : 6,25 = 0,5 2048 tinh trùng. - Mỗi tế bào sinh tinh qua giảm phân cho 4 tinh trùng, nên số tế bào sinh tinh cần thiết để hoàn tất quá trình thụ tinh: 2048 : 4 = 512 tế bào sinh tinh 0,5 c Số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai cái: 0,5 2x = 256 = 28 → x = 8 đợt 5 5,0đ a - Cấu trúc không gian của ADN: + ADN là chuỗi xoắn kép gồm hai mạch song song xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải, ngược chiều kim đồng hồ. Các nuclêootit 0,5 giữa hai mạch liên kết với nhau bằng liên kết hiđrô tạo thành cặp. + Mỗi chu kì xoắn dài 34A 0 gồm 10 cặp. Đường kính vòng xoắn là 0,5 20A0 - Hệ quả của nguyên tắc bổ sung được thể hiện: + Do tính chất bổ sung của hai mạch nên khi biết trình tự đơn phân của 0,5 một mạch thì suy ra trình tự đơn phân của mạch còn lại. + Về số lượng và tỉ lệ từng loại đơn phân trong ADN : A = T, G = X, do 0,5 đó A + G = T + X ( hoặc A + X = T + G ) 4
  5. b - 2 phân tử ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống hệt ADN mẹ do quá trình nhân đôi diễn ra theo nguyên tắc: + Nguyên tắc bổ sung: Sự liên kết các nuclêôtit ở mạch khuôn với các nuclêôtit tự do trong môi môi trường nội bào theo nguyên tắc A liên kết với T bằng 2 liên kết hiđrô và ngược lại, G liên kết với X bằng 3 liên kết 0,5 hiđrô và ngược lại. + Nguyên tắc giữ lại một nửa (bán bảo toàn): Trong mỗi ADN con có một 0,5 mạch của ADN mẹ (mạch cũ), mạch còn lại được tổng hợp mới. - Có trường hợp ADN con khác ADN mẹ nếu xảy ra đột biến trong quá trình 0,5 nhân đôi. c - Prôtêin có tính đa dạng hơn so với tính đa dạng của ADN vì: + Sự đa dạng của các phân tử do số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp 0,5 của các đơn phân. + Prôtêin được cấu tạo từ hơn 20 loại axit amin. ADN cấu tạo từ 4 loại 0,5 Nuclêôtit. Càng có nhiều loại đơn phân thì tính đa dạng càng cao. - Khi bị đun sôi thì prôtêin không còn thực hiện được chức năng của mình vì 0,5 cấu trúc không gian của prôtêin bị phá vỡ bởi nhiệt độ cao nên prôtêin bị mất hoạt tính. 6 3,0đ a - Xác suất sinh 1 con trai là 1/2 0,5 - Xác suất sinh 1 con trai máu O = ½ x ¼ = 1/8 = 12,5% 0,5 b - Xác suất sinh 2 con gái máu AB = (½ x ¼) (½ x ¼ ) = 1/64 = 1,5625% 0,5 c - Xác suất sinh 1 con trai và 1 con gái : ( ½ x ½ ) 2 = ½ (trai đầu hoặc gái đầu) 0,5 - Xác suất xuất hiện 1 con máu A và 1 con máu B: 0,5 ¼ x ¼ = 1/16 - Xác suất sinh được 1 con trai máu A và 1 con gái máu B: 0,5 = ½ x 1/16 = 1/32 = 3,125% 7 Điểm khác nhau cơ bản giữa biến dị tổ hợp và biến dị đột biến. 2.0đ Tiêu chí SS Biến dị tổ hợp Biến dị đột biến Nguyên nhân Xuất hiện nhờ quá trình giao Xuất hiện do tác động của phối. môi trường trong và ngoài cơ 0.5 thể. 5
  6. Cơ chế Phát sinh do cơ chế phân li độc Phát sinh do rối loạn cơ chế lập, tổ hợp tự do trong quá trình nhân đôi ADN, phân li NST, tạo giao tử và sự kết hợp ngẫu NST bị đứt, gãy, tiếp hợp 0.5 nhiên trong quá trình thụ tinh. không bình thường. Tính chất Biến dị tổ hợp dựa trên cơ sở tổ Thể hiện đột ngột, ngẫu biểu hiện hợp lại các gen vốn có ở bố mẹ và nhiên, cá biệt không định tổ tiên, vì thế có thể làm xuất hiện hướng. Phần lớn có hại. các tính trạng đã có hoặc chưa có ở thế hệ trước, do đó có thể dự 0.5 đoán được nếu biết trước được kiểu di truyền của bố mẹ. Vai trò - Là nguồn nguyên liệu biến dị di - Là nguồn nguyên liệu biến truyền thứ cấp cung cấp cho quá dị di truyền sơ cấp cung cấp trình tiến hoá. cho quá trình tiến hoá. - Trong chọn giống dựa trên cơ - Trong chọn giống, người ta 0.25 chế xuất hiện các biến dị tổ hợp đã xây dựng các phương pháp đề xuất các phương pháp lai gây đột biến nhằm nhanh giống nhằm nhanh chóng tạo ra chóng tạo ra những đột biến các giống có giá trị. có giá trị, góp phần tạo ra các giống mới có năng suất cao, 0.25 thích nghi tốt. HẾT 6