Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD và ĐT Lập Thạch (Có đáp án)

Câu 3 (2,0 điểm)
a) Khái niệm đồng hóa, dị hóa? Tại sao nói đồng hóa và dị hóa tuy mâu thuẫn nhưng lại thống nhất?
b) Phản xạ là gì? Phân biệt tính chất phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện?
pdf 7 trang Hải Đông 05/02/2024 3360
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD và ĐT Lập Thạch (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_sinh_hoc_lop_9_nam_hoc_20.pdf

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD và ĐT Lập Thạch (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT LẬP THẠCH ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2018 - 2019 ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC 9 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi có 02 trang) Câu 1 (2,0 điểm) a) Ở phổi người, phế nang có những đặc điểm nào thích nghi với chức năng trao đổi khí? b) Nhịp tim của một loài động vật là 25 nhịp/phút. Giả sử thời gian nghỉ của tâm nhĩ là 2,1 giây; thời gian nghỉ của tâm thất là 1,5 giây. Hãy xác định: - Thời gian của pha dãn chung. - Tỉ lệ về thời gian của các pha (Nhĩ co: Thất co: Dãn chung) trong chu kì tim. Câu 2 (2,0 điểm) a) Vỏ bán cầu đại não, niêm mạc dạ dày, ruột non có nhiều nếp nhăn. Em hãy cho biết tác dụng của nếp nhăn đó? b) Trong nghiên cứu tìm hiểu vai trò của enzim có trong nước bọt, bạn Lan tiến hành thí nghiệm sau: Có 3 ống nghiệm đều chứa 2ml hồ tinh bột (1%), Lan lần lượt đổ thêm vào: 1ống – thêm 2ml nước cất; 1 ống - thêm 2 ml nước bọt; 1ống - thêm 2ml nước bọt và nhỏ vài giọt HCl (2%) vào. Tất cả các ống đều đặt trong nước ấm (370C). Lan quên không đánh dấu các ống. Em có cách nào giúp Lan tìm đúng các ống nghiệm trên? Theo em ở ống nghiệm nào tinh bột bị biến đổi và ống nghiệm nào không? Giải thích? Câu 3 (2,0 điểm) a) Khái niệm đồng hóa, dị hóa? Tại sao nói đồng hóa và dị hóa tuy mâu thuẫn nhưng lại thống nhất? b) Phản xạ là gì? Phân biệt tính chất phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện? Câu 4 (2,0 điểm) a) Mỗi loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể đặc trưng như thế nào? Bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định qua các thế hệ nhờ cơ chế nào? b) Một tế bào sinh tinh có kiểu gen DdEe giảm phân bình thường và không xảy ra trao đổi chéo sẽ cho ra mấy loại tinh trùng? Giải thích. Câu 5 (2,0 điểm) a) Nêu khái niệm và ví dụ về biến dị tổ hợp? Tại sao ở các loài sinh sản hữu tính, biến dị lại phong phú hơn nhiều so với loài sinh sản vô tính? b) Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao, trội hoàn toàn so với alen lặn a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ, trội hoàn toàn so với alen lặn b quy định hoa vàng; hai cặp gen này phân li độc lập. 1. Một cây có kiểu gen AaBb tự thụ phấn, đã thu được tổng số 180 hạt. Hãy tính theo lí thuyết, số hạt có kiểu gen AaBb trong tổng số hạt nói trên? 2. Thực hiện phép lai AaBb × Aabb. Hãy tính theo lí thuyết, tỉ lệ % cây có kiểu hình thân cao, hoa đỏ ở đời con. Biết rằng không có đột biến xảy ra? 1
  2. Câu 6 (2,0 điểm) a) Hãy phát biểu nội dung quy luật phân li độc lập của Men Đen và nêu điều kiện nghiệm đúng của quy luật theo quan điểm di truyền học hiện đại? b) Trong một thí nghiệm, từ 20 cây đậu Hà lan mọc lên từ các hạt màu vàng người ta thu được tổng số 720 hạt trong đó có 9 hạt màu xanh. Biết đậu Hà lan là một loài tự thụ phấn rất nghiêm ngặt và không có đột biến xảy ra. Hãy biện luận, xác định số cây đã cho số hạt màu xanh nói trên, giả thiết rằng số hạt thu được ở các cây như nhau. Câu 7 (2,0 điểm) a) Ở một loài thực vật, hoa đỏ là tính trạng trội hoàn toàn so với tính trạng hoa trắng. Người ta sử dụng phép lai nào để xác định kiểu gen quy định tính trạng hoa đỏ là đồng hợp hay dị hợp? Trình bày nội dung cơ bản của phép lai đó. b) Các nhiễm sắc thể ở kỳ đầu giảm phân I giống và khác với các nhiễm sắc thể ở kỳ đầu giảm phân II như thế nào? Câu 8 (2,0 điểm) Một bạn học sinh quan sát trên tiêu bản hiển vi thấy có hai nhóm tế bào của một loài động vật có 2n = 40 đang thực hiện phân bào. Nhóm I có 320 nhiễm sắc thể kép đang phân li về hai cực của tế bào, nhóm II có 560 Cromatit đang tập trung thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. Hãy cho biết các tế bào đó ở kì nào của quá trình phân bào nào? Tính số tế bào tương ứng ở mỗi nhóm. Câu 9 (2,0 điểm) a) Cho cây đậu Hà Lan hạt vàng tự thụ phấn thu được đời F1 có 299 hạt vàng : 100 hạt xanh. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P → F1 biết gen quy định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường. Tiếp tục cho các cây đậu hạt vàng thu được ở F1 tự thụ phấn thu được F2. Xác định tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình ở F2. . b) Cây đậu Hà Lan có đặc điểm gì giúp cho việc tạo dòng thuần chủng được thuận lợi? Tại sao trong thực tế rất khó để duy trì các dòng thuần chủng qua nhiều thế hệ? Câu 10 (2,0 điểm) Giả sử ở một cá thể động vật đực có 250 tinh bào bậc 1 mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY thực hiện giảm phân tạo tinh trùng và ở một cá thể động vật cái có một số noãn bào bậc 1 mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XX thực hiện giảm phân tạo trứng. Khi thụ tinh, có 1% số tinh trùng mang X và 1,2 % số tinh trùng mang Y trong tổng số các tinh trùng đã sinh ra được kết hợp với trứng. Trong khi đó 100% trứng đã sinh ra đều được thụ tinh. Hãy xác định : a) Số hợp tử mang XX và số hợp tử mang XY được hình thành? b) Số noãn bào bậc 1 tham gia giảm phân để tạo ra số trứng đã được thụ tinh? Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: ; Số báo danh: 2
  3. PHÒNG GD&ĐT LẬP THẠCH KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 VÒNG 1 —————— NĂM HỌC 2018 - 2019 ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: SINH HỌC (HDC có 05 trang) —————————— Câu 1 (2,0 điểm) a) Ở phổi người, phế nang có những đặc điểm nào thích nghi với chức năng trao đổi khí? b) Nhịp tim của một loài động vật là 25 nhịp/phút. Giả sử thời gian nghỉ của tâm nhĩ là 2,1 giây; thời gian nghỉ của tâm thất là 1,5 giây. Hãy xác định: - Thời gian của pha dãn chung. - Tỉ lệ về thời gian của các pha (Nhĩ co: Thất co: Dãn chung) trong chu kì tim. Câu Nội dung Điểm 1 a) Đặc điểm của phế nang thích nghi với chức năng trao đổi khí: - Có số lượng lớn tăng diện tích bề mặt trao đổi khí. 0,25 - Có thành mỏng, chỉ gồm một lớp tế bào thuận lợi cho sự trao đổi khí. 0,25 - Thành phế nang có nhiều mao mạch máu tạo nên sự chênh lệch phân áp khí, thúc đẩy 0,25 quá trình khuếch tán khí. - Thành phế nang ẩm ướt thuận lợi cho sự hòa tan khí 0,25 b) Thời gian của 1 chu kì tim là: 60: 25 = 2,4 giây. 0,25 - Pha nhĩ co là: 2,4 - 2,1 = 0,3 giây. 0,25 - Pha thất co là: 2,4- 1,5 = 0,9 giây. 0,25 - Pha giãn chung 2,4 - (0,3+ 0,9) = 1,2 giây. - Tỷ lệ thời gian của các pha Nhĩ co : Thất co : Giãn chung= 0,3: 0,9: 1,2 ( hay 1:3: 4) 0,25 Câu 2 (2,0 điểm) a) Vỏ bán cầu đại não, niêm mạc dạ dày, ruột non có nhiều nếp nhăn. Em hãy cho biết tác dụng của nếp nhăn đó? b) Trong nghiên cứu tìm hiểu vai trò của enzim có trong nước bọt, bạn Lan tiến hành thí nghiệm sau: Có 3 ống nghiệm đều chứa 2ml hồ tinh bột (1%), Lan lần lượt đổ thêm vào: 1ống – thêm 2ml nước cất; 1 ống - thêm 2 ml nước bọt; 1ống - thêm 2ml nước bọt và nhỏ vài giọt HCl (2%) vào. Tất cả các ống đều đặt trong nước ấm (370C). Lan quên không đánh dấu các ống. Em có cách nào giúp Lan tìm đúng các ống nghiệm trên? Theo em ở ống nghiệm nào tinh bột bị biến đổi và ống nghiệm nào không? Giải thích? Câu Nội dung Điểm 1 a) * Nếp nhăn ở đại não ở tác dụng: tăng diện tích vỏ não có nhiều tế bào thần kinh, khả năng xử lý điều khiển hoạt động phù hợp. 0,25 * Nếp nhăn ở dạ dày thể tích dạ dạy lớn, chứa được nhiều thức ăn, tiết được nhiều dịch vị, làm nhuyễn thức ăn. 0,25 * Nếp nhăn ở ruột non diện tích ruột non rộng, số lượng lông ruột lớn, hấp thụ triệt để thức ăn, tiết nhiều dịch ruột, tiêu hóa thức ăn triệt để. 0, 5 b) * Cách nhận biết các ống nghiệm: - Dùng dung dịch iốt loãng (1%) nhỏ vào cả 3 ống sẽ thấy một ống tăng độ trong và không 0,25 có màu xanh tím, đó chính là ống có nước bọt và tinh bột; 2 ống còn lại đều có màu xanh tím và độ trong không thay đổi. - Dùng giấy đo độ pH (giấy quỳ) nhúng vào 2 ống có màu xanh, sẽ thấy một ống làm cho 0,25 giấy quỳ biến đổi màu, đó chính là ống có HCl; ống còn lại (không làm giấy quỳ đổi màu) đó chính là ống chỉ có tinh bột và nước. * Ống có tinh bột bị biến đổi: là ống chỉ có nước bọt và tinh bột, vì tinh bột bị biến đổi bởi 0,25 enzim Amilaza có trong nước bọt ở môi trường có độ pH và nhiệt độ thích hợp (370C) * Hai ống còn lại tinh bột không bị biến đổi: 1 vì ống không có enzim Amilaza, 1 ống có 0,25 môi trường axit enzim Amilaza không hoạt động. Câu 3 (2,0 điểm) 3
  4. a) Khái niệm đồng hóa, dị hóa? Tại sao nói đồng hóa và dị hóa tuy mâu thuẫn nhưng lại thống nhất? b) Phản xạ là gì? Phân biệt tính chất phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện? Câu Nội dung Điểm 1 a) * Khái niệm : - Đồng hoá là quá trình tổng hợp các chất đơn giản thành các chất phức tạp đặc trưng của tế 0,25 bào và tích luỹ năng lượng trong các chất đã tổng hợp được . - Dị hoá là quá trình phân huỷ các chất phức tạp thành các sản phẩm đơn giản và giải phóng năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào . 0,25 * Mối quan hệ : - Đối lập: đồng hoá tổng hợp các chất, dị hóa phân giải các chất. Đồng hoá tích luỹ năng lượng, dị hóa giải phóng năng lượng 0,25 - Thống nhất: không có đồng hoá thì không có các chất để dị hóa phân huỷ. Không có dị hóa thì không có năng lượng cho đồng hóa tổng hợp các chất. Nêú thiếu 1 trong 2 quá trình thì sự sống 0,25 không tồn tại. b) Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích từ môi trường trong và ngoài cơ thể thông qua hệ thần kinh. 0,25 - Phân biệt tính chất PXKĐK và PXCĐK: Tính chất PXKĐK Tính chất PXCĐK - Trả lời các kích thích tương ứng hay - Trả lời các kích thích bất kì hay kích thích kích thích không điều kiện có điều kiện(đã được kết hợp với kích thích không điều kiện một số lần - Bẩm sinh - Hình thành trong đời sống cá thể - Bền vững, tồn tại suốt đời - Dễ mất khi không củng cố 0,75 - Di truyền được, mang tính chất chủng loại - Không di truyền, mang tính cá thể - Số lượng hạn định - Số lượng không hạn định - Cung phản xạ đơn giản - Hình thành đường liên hệ tạm thời - Trung ương nằm ở trụ não và tủy sống - Trung ương nằm ở vỏ đại não Câu 4 (2,0 điểm) a) Mỗi loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể đặc trưng như thế nào? Bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định qua các thế hệ nhờ cơ chế nào? b) Một tế bào sinh tinh có kiểu gen DdEe giảm phân bình thường và không xảy ra trao đổi chéo sẽ cho ra mấy loại tinh trùng? Giải thích. Câu Nội dung Điểm 4 a) - Mỗi loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể (NST) đặc trưng bởi: + Số lượng, hình dạng, kích thước 0,25 + Đặc trưng về số lượng, thành phần, trình tự phân bố các gen trên mỗi NST 0,25 - Bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định qua các thế hệ: nhờ cơ chế tự nhân đôi, phân li và tổ hợp của NST trong 3 quá trình nguyên phân, giảm 0,5 phân và thụ tinh. b) Hai loại tinh trùng: DE và de hoặc De và dE 0,5 - Giải thích: Vì khi kết thúc giảm phân I thì một tế bào sinh tinh có kiểu gen DdEe sẽ tạo ra hai tế bào con có thành phần các gen là DDEE và ddee hoặc Ddee và ddEE. Mỗi tế bào con tạo ra sau giảm phân I thực hiện giảm phân II chỉ cho cùng một loại giao tử. 0,5 Câu 5 (2,0 điểm) a) Nêu khái niệm và ví dụ về biến dị tổ hợp? Tại sao ở các loài sinh sản hữu tính, biến dị lại phong phú hơn nhiều so với loài sinh sản vô tính? b) Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao, trội hoàn toàn so với alen lặn a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ, trội hoàn toàn so với alen lặn b quy định hoa vàng; hai cặp gen này phân li độc lập. 1. Một cây có kiểu gen AaBb tự thụ phấn, đã thu được tổng số 180 hạt. Hãy tính theo lí thuyết, số hạt có kiểu gen AaBb trong tổng số hạt nói trên? 2. Thực hiện phép lai AaBb × Aabb. Hãy tính theo lí thuyết, tỉ lệ % cây có kiểu hình thân cao, hoa đỏ ở đời con. Biết rằng không có đột biến xảy ra? 4
  5. Câu Nội dung Điểm 5 a) - Biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại các tính trạng đã có ở bố và mẹ, hình thành các kiểu hình 0,25 mới khác với bố, mẹ. - Ví dụ: Đậu Hà Lan: P: hạt trơn, vàng x hạt nhăn, xanh => F1 hạt trơn, vàng. F1 (hạt trơn, vàng) x F1 (hạt trơn, vàng) 0,25 => F2: biến dị tổ hợp là: đậu hạt trơn, xanh và hạt nhăn, vàng. - Vì ở loài sinh sản hữu tính có sự phân li độc lập của các cặp nhân tố di truyền (cặp gen) trong quá trình phát sinh giao tử nên đã tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau. Trong thụ tinh các giao tử tổ hợp ngẫu nhiên với nhau đã tạo ra nhiều kiểu tổ hợp giao tử tạo nhiều biến dị tổ hợp phong phú. 0,25 - Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản theo cơ chế nguyên phân, chỉ tạo ra các tế bào con giống hệt mẹ nên nếu phân bào bình thường sẽ không tạo ra các biến dị tổ hợp. 0,25 b) 1. Số hạt dị hợp tử về 2 cặp gen trong tổng số hạt: 1 1 1 1 Aa Bb = AaBb AaBb = 180 = 45 (hạt). 0,5 2 2 4 4 2. Tỉ lệ % kiểu hình thân cao, hoa đỏ ở đời con trong phép lai: P. AaBb × Aabb F1 : Thân cao, hoa đỏ (A-Bb ) = 3/4 thân cao (A- ) x 1/2 hoa đỏ (Bb) = 3/8 = 37,5% 0,5 Câu 6 (2,0 điểm) a) Hãy phát biểu nội dung quy luật phân li độc lập của Men Đen và nêu điều kiện nghiệm đúng của quy luật theo quan điểm di truyền học hiện đại? b) Trong một thí nghiệm, từ 20 cây đậu Hà lan mọc lên từ các hạt màu vàng người ta thu được tổng số 720 hạt trong đó có 9 hạt màu xanh. Biết đậu Hà lan là một loài tự thụ phấn rất nghiêm ngặt và không có đột biến xảy ra. Hãy biện luận, xác định số cây đã cho số hạt màu xanh nói trên, giả thiết rằng số hạt thu được ở các cây như nhau. Câu Nội dung Điểm 6 a) Nội dung quy luật phân li độc lập: ―Các cặp nhân tố di truyền (cặp gen) phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử‖ 0,5 - Điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li độc lập: quá trình giảm phân diễn ra bình thường và các cặp gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau. 0,5 b) Các cây đều mọc từ hạt màu vàng nhưng lại cho hạt màu xanh Hạt vàng là trội hoàn 0,25 toàn so với hạt xanh. Quy ước: A: hạt vàng; a: hạt xanh - Cây hạt vàng tự thụ phấn sinh ra được hạt xanh, mà tỉ lệ hạt xanh trong tổng số hạt ở F là: 1 0,25 9 : 720 = 1,25% ( tỉ lệ 1/4 = 25%) Các cây cho hạt vàng ở P có 2 KG: AA và Aa. - Cây Aa tự thụ phấn cho tỉ lệ 1/4 số hạt màu xanh số cây cho 9 hạt xanh nói trên là: 1,25 1 0,5 : 20 cây = 1 cây. 100 4 Câu 7 (2,0 điểm) a) Ở một loài thực vật, hoa đỏ là tính trạng trội hoàn toàn so với tính trạng hoa trắng. Người ta sử dụng phép lai nào để xác định kiểu gen quy định tính trạng hoa đỏ là đồng hợp hay dị hợp? Trình bày nội dung cơ bản của phép lai đó. b) Các nhiễm sắc thể ở kỳ đầu giảm phân I giống và khác với các nhiễm sắc thể ở kỳ đầu giảm phân II như thế nào? Câu Nội dung Điểm 7 a) * Để xác định kiểu gen tính trạng trội hoa đỏ người ta thực hiện phép lai phân tích: - Nếu kết quả phép lai đồng tính thì tính trạng hoa đỏ đem lai là thuần chủng. Sơ đồ minh 0,25 họa: AA x aa . - Nếu kết quả phép lai phân tính thì tính trạng hoa đỏ đem lai là không thuần chủng. 0,25 Sơ đồ minh họa: Aa x aa. * Có thể cho cơ thể mang tính trạng trội hoa đỏ tự thụ phấn: - Nếu kết quả phép lai đồng tính thì tính trạng hoa đỏ đem lai là thuần chủng. Sơ đồ minh 5
  6. họa: AA x AA. 0,25 - Nếu kết quả phép lai phân tính theo tỉ lệ 3: 1 thì tính trạng hoa đỏ đem lai là dị hợp. Sơ đồ minh họa: Aa x Aa. 0,25 b) * Giống: Các NST ở trạng thái bắt đầu co xoắn; mỗi NST gồm 2 nhiễm sắc tử chị em dính với nhau ở tâm động; tâm động của NST đính vào sợi tơ vô sắc. 0,5 * Khác: Giảm phân I Giảm phân II - Cặp NST tương đồng tiếp hợp, bắt chéo - Không có sự tiếp hợp (bắt cặp) của các 0,25 và có thể xảy ra trao đổi chéo. NST tương đồng. - NST đính vào sợi tơ vô sắc ở một phía - NST đính vào sợi tơ vô sắc ở hai phía của tâm động. của tâm động. 0,25 Câu 8 (2,0 điểm) Một bạn học sinh quan sát trên tiêu bản hiển vi thấy có hai nhóm tế bào của một loài động vật có 2n = 40 đang thực hiện phân bào. Nhóm I có 320 nhiễm sắc thể kép đang phân li về hai cực của tế bào, nhóm II có 560 Cromatit đang tập trung thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. Hãy cho biết các tế bào đó ở kì nào của quá trình phân bào nào? Tính số tế bào tương ứng ở mỗi nhóm. Câu Nội dung Điểm 8 - Nhóm I: các tế bào đang ở kì sau của giảm phân I 0,5 - Số tế bào nhóm I: 320 : 40 = 8 (tế bào) 0,5 - Nhóm II: các tế bào đang ở kì giữa của giảm phân I 0,5 - Số tế bào nhóm II: 560: (2 x 40) = 7 (tế bào). 0,5 Câu 9 (2,0 điểm) a) Cho cây đậu Hà Lan hạt vàng tự thụ phấn thu được đời F1 có 299 hạt vàng : 100 hạt xanh. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P → F1 biết gen quy định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường. Tiếp tục cho các cây đậu hạt vàng thu được ở F1 tự thụ phấn thu được F2. Xác định tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình ở F2. . b) Cây đậu Hà Lan có đặc điểm gì giúp cho việc tạo dòng thuần chủng được thuận lợi? Tại sao trong thực tế rất khó để duy trì các dòng thuần chủng qua nhiều thế hệ? Câu Nội dung Điểm 9 a) + Tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1 là: Hạt vàng : hạt xanh = 299 : 100 = 3 : 1. Tính trạng hạt vàng là tính trạng trội, hạt xanh là tính trạng lặn. Quy ước gen: A – Hạt vàng a – Hạt xanh 0,25 P hạt vàng có kiểu gen dị hợp: Aa Sơ đồ lai: P: Hạt vàng (Aa) x Hạt vàng (Aa) GP A, a A, a F1 TLKG: 1AA : 2Aa : 1aa 0,25 TLKH: 3 hạt vàng : 1 hạt xanh + Tỉ lệ cây hạt vàng ở F : Cây hạt vàng có kiểu gen AA = 1/3 1 Cây hạt vàng có kiểu gen Aa = 2/3 Sơ đồ lai: 1/3(AA AA) F : 1/3AA 0,25 2 2/3(Aa Aa) F2: 2/3(1/4AA : 2/4Aa : 1/4aa) 1/6AA : 2/6Aa : 1/6aa 3 2 1 Tính chung ở F2 : TLKG: AA : Aa : aa 0,25 6 6 6 TLKH: 5 hạt vàng : 1 hạt xanh 0,25 b) Đặc điểm của cây đậu Hà Lan giúp cho việc tạo dòng thuần chủng được thuận lợi là có hoa lưỡng tính và tự thụ phấn tự nhiên khá nghiêm ngặt. 0,5 - Trong thực tế rất khó để duy trì các dòng thuần qua nhiều thế hệ. Vì rất khó để ngăn cản thụ phấn chéo (giao phấn) giữa các dòng có kiểu gen khác nhau. 0,25 Câu 10 (2,0 điểm) Giả sử ở một cá thể động vật đực có 250 tinh bào bậc 1 mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY thực hiện giảm phân tạo tinh trùng và ở một cá thể động vật cái có một số noãn bào bậc 1 mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XX thực hiện giảm phân tạo trứng. Khi thụ tinh, có 1% số tinh trùng mang X và 1,2 % 6
  7. số tinh trùng mang Y trong tổng số các tinh trùng đã sinh ra được kết hợp với trứng. Trong khi đó 100% trứng đã sinh ra đều được thụ tinh. Hãy xác định : a) Số hợp tử mang XX và số hợp tử mang XY được hình thành? b) Số noãn bào bậc 1 tham gia giảm phân để tạo ra số trứng đã được thụ tinh? Câu Nội dung Điểm 10 a) Số hợp tử XX và số hợp tử XY được hình thành : - Số tinh trùng loại X bằng số tinh trùng loại Y đã được sinh ra là: 0,5 250 4 = 500 (tinh trùng) 2 - Số hợp tử XX đã được tạo ra : 500 1% 1 = 5 (hợp tử). 0,5 - Số hợp tử XY đã được tạo ra : 500 1,2% 1 = 6 (hợp tử). 0,5 b) Số noãn bào bậc 1 đã tham gia giảm phân: 5 + 6 = 11 (noãn bào bậc 1). 0,5 Chú ý: + Bài làm được chấm tới 0,25 điểm và điểm toàn bài là tổng số điểm của các câu không làm tròn. + Học sinh diễn đạt hoặc giải theo cách khác, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa. Hết 7