Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Phòng GD và ĐT Krông Ana (Có đáp án)

Câu 1: (4.0 điểm)
1. Khi vận động nhiều, một số bạn học sinh có một số hiện tượng sau :
- Nhịp thở nhanh hơn .
- Ra mồ hôi nhiều và khát nước.
- Đùa nghịch khi uống nước nên bị sặc .
Hãy giải thích các hiện tượng trên ?
2. Tế bào động vật và tế bào thực vật giống và khác nhau về cấu tạo ở những đặc điểm nào ?
docx 9 trang Hải Đông 06/02/2024 1920
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Phòng GD và ĐT Krông Ana (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_sinh_hoc_lop_9_nam_hoc_20.docx

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Phòng GD và ĐT Krông Ana (Có đáp án)

  1. PHÒNG GDĐT KRÔNG ANA KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN KHÓA NGÀY 30/01/2021 ĐỀ CHÍNH THỨC Đề thi môn: Sinh học 9 (Đề thi này gồm có 02 trang) Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: (4.0 điểm) 1. Khi vận động nhiều, một số bạn học sinh có một số hiện tượng sau : - Nhịp thở nhanh hơn . - Ra mồ hôi nhiều và khát nước. - Đùa nghịch khi uống nước nên bị sặc . Hãy giải thích các hiện tượng trên ? 2. Tế bào động vật và tế bào thực vật giống và khác nhau về cấu tạo ở những đặc điểm nào ? Câu 2: (4.0 điểm) 1. Phân biệt ADN và ARN về cấu trúc và chức năng. 2. Hình bên là ảnh chụp bộ nhiễm sắc thể bất thường ở một người. Người mang bộ nhiễm sắc thể này mắc hội chứng gì? Trình bày nguyên nhân và triệu chứng của người mắc hội chứng bệnh đó. 3. Giả sử mạch làm khuôn của một gen cấu trúc có trình tự nuclêôtit như sau: Đoạn gen bình thường: 3’ T – A – X – A – G – X – G – X – A – T 5’ Đoạn gen đột biến: 3’ T – A – X – A – T – X – G – X – A – T 5’ - Gen trên xảy ra đột biến dạng gì ? Hậu quả của dạng đột biến trên ? - Nếu so với đoạn gen bình thường trước đột biến thì số nucleotit và số liên kết hidro của đoạn gen sau đột biến thay đổi như thế nào ? Câu 3: (2.0 điểm) Hai tế bào dưới đây là của cùng một cơ thể lưỡng bội có kiểu gen AaBb, khi quan sát hai tế bào này bạn M đưa ra nhận xét: 1
  2. 1. Tế bào 1 đang ở kì giữa của giảm phân I và tế bào 2 đang ở kì giữa của nguyên phân. 2. Nếu giảm phân bình thường thì các tế bào con của tế bào 1 sẽ có kiểu gen AB và ab; các tế bào con của tế bào 2 sẽ có kiểu gen aB. 3. Ở tế bào 1, nếu hai nhiễm sắc thể kép chứa alen A và a của tế bào cùng di chuyển về một cực của tế bào thì sẽ tạo ra các tế bào con có kiểu gen là AaB và Aab hoặc Aab và aaB. 4. Nếu 2 cromatit chứa alen a của tế bào 2 không phân li bình thường, các nhiễm sắc thể kép khác phân li bình thường thì sẽ tạo ra 2 tế bào con aaB và B. Nhận xét nào của bạn M đúng, nhận xét nào sai? Vì sao? Câu 4: (5.0 điểm) 1. Ở phép lai: (♂ AaBb × ♀AaBB. Nếu trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có 10% số tế bào có cặp NST mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường; Có 20% số tế bào của cơ thể cái có cặp NST mang gen BB không phân li trong giảm phân I, giảm phân II bình thường. a. Quá trình thụ tinh sẽ tạo ra tối đa bao nhiêu kiểu gen đột biến? b. Ở đời con, loại hợp tử đột biến chiếm tỉ lệ bao nhiêu? 2. Ở một loài thú, xét một cá thể đực có kiểu gen Aa, trong đó alen A và a có chiều dài bằng nhau và bằng 3060 Å. Alen A có 2250 liên kết hiđrô, alen a ít hơn alen A 8 liên kết hiđrô. Ba tế bào sinh tinh của cá thể này giảm phân bình thường tạo giao tử. Số nuclêôtit mỗi loại môi trường cung cấp cho quá trình giảm phân nói trên là bao nhiêu? Câu 5: (5.0 điểm) 1. Ở cà chua, gen A qui định thân cao, a qui định thân thấp; B qui định quả tròn, b qui định quả bầu dục. Cho lai hai thứ cà chua thuần chủng khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản nói trên được F1. Cho F1 giao phấn với cá thể khác thu được F2: 54% Thân cao, quả tròn 21% Thân thấp, quả tròn 21% thân cao, quả bầu dục 4% thân thấp quả bầu dục Cho biết quá trình giảm phân tạo noãn và tạo hạt phấn diễn ra giống nhau. Xác định kiểu gen của F1 và tần số hoán vị gen giữa các gen 2. Ở một loài thực vật, gen A hạt vàng, a: hạt xanh; B: hoa đỏ, b: Hoa trắng. các gen phân li độc lập. Biện luận tìm kiểu gen của bố mẹ trong trường hợp đời con phân li theo tỉ lệ ( 3:3:1:1) . viết sơ đồ lai minh họa. 3. Biết mỗi gen qui định một tính trạng, trội hoàn toàn. Xét phép lai sau: ♀ AaBbDdEe x ♂ AabbDdEE thu được F1. Xác định - Tỉ lệ đời con có kiểu gen giống bố - Tỉ lệ đời con có kiểu hình giống mẹ Hết Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên học sinh: Số báo danh: Chữ ký giám thị 1 Chữ ký giám thị 2 2
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN KHÓA NGÀY: 30/01/2021 Môn: Sinh học 9 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câu 1: (4.0 điểm) 1. Khi vận động nhiều, một số bạn học sinh có một số hiện tượng sau : - Nhịp thở nhanh hơn . - Ra mồ hôi nhiều và khát nước. - Đùa nghịch khi uống nước nên bị sặc . Hãy giải thích các hiện tượng trên ? 2. Tế bào động vật và tế bào thực vật giống và khác nhau về cấu tạo ở những đặc điểm nào ? Câu 1: (4.0 điểm) Câu Ý Nội dung Điểm trong câu - Do vận động nhiều, cơ thể cần nhiều năng lượng nên tăng cường sự 0.5đ chuyển hóa tăng nhu cầu O2 và thải CO 2 Tăng nhịp thở gây thở 1 nhanh. 0.5đ - Vận động nhiều, cơ co liên tục, sinh nhiều nhiệt tiết mồ hôi để tỏa bớt nhiệt, làm cơ thể mất nước nhiều dẫn đến khát nước . 0.5đ - Cười đùa trong khi uống nước, sụn thanh thiệt nâng lên, khí quản mở làm nước chui vào khí quản nên gây sặc nước . * Giống nhau: - Đều có màng 0.5đ - Tế bào chất với các bào quan: Ty thể, thể gôngi, lưới nội chất, 0.5đ ribôxôm 1 - Nhân: có nhân con và chất nhiễm sắc. 0.5đ 2 * Khác nhau: Tế bào thực vật Tế bào động vật - Có thành xelulôzơ - Không có thành xelulôzơ 0.25đ - Có diệp lục - Không có diệp lục (trừ Trùng 0.25đ roi xanh) - Không có trung thể - Có trung thể. 0.25đ - Có không bào lớn, có vai trò - Có không bào nhỏ không có quan trọng trong đời sống của tế vai trò quan trọng trong đời sống 0.25đ bào thực vật. của tế bào . Câu 2: (4.0 điểm) 1. Phân biệt ADN và ARN về cấu trúc và chức năng. 2. Hình bên là ảnh chụp bộ nhiễm sắc thể bất thường ở một người. Người mang bộ nhiễm sắc thể này mắc hội chứng gì? Trình bày nguyên nhân và triệu chứng của người mắc hội chứng bệnh đó. 3
  4. 3. Giả sử mạch làm khuôn của một gen cấu trúc có trình tự nuclêôtit như sau: Đoạn gen bình thường: 3’ T – A – X – A – G – X – G – X – A – T 5’ Đoạn gen đột biến: 3’ T – A – X – A – T – X – G – X – A – T 5’ - Gen trên xảy ra đột biến dạng gì ? Hậu quả của dạng đột biến trên ? - Nếu so với đoạn gen bình thường trước đột biến thì số nucleotit và số liên kết hidro của đoạn gen sau đột biến thay đổi như thế nào ? Câu 2: (4.0 điểm) Câu Ý Nội dung Điểm trong câu Phân biệt ADN và ARN về cấu trúc và chức năng ADN ARN Có cấu trúc 2 mạch nên có liên Có cấu trúc 1 mạch nên không có 0.25đ kết hiđrô giữa các nucleotit trên 2 liên kết hiđrô ( trừ tARN) 1 mạch 0.25đ Thành phần trong đơn phân: Thành phần trong đơn phân: đường đêôxiribôzơ (C5H10O4), có đường ribôzơ (C5H10O5), cóbazơ 0.25đ bazơ T, không có U U, không có T . 0.25đ Có kích thước và khối lượng lớn Có kích thước và khối lượng nhỏ hơn ARN hơn ADN Lưu giữ, bảo quản và truyền đạt Trực tiếp tham gia tổng hợp thông tin di truyền protein 2 - Người này mắc hội chứng Đao. 0.5đ Cơ chế phát sinh hội chứng Đao: - Người mắc hội chứng Đao là người có 3 nhiễm sắc thể (NST) 21 0.25đ trong tế bào. 0.25đ – Do rối loạn trong giảm phân ở bố hoặc mẹ (thường là ở mẹ), cặp 2 NST 21 không phân li, dẫn đến hình thành hai loại giao tử: một loại mang 2 NST 21 và một loại không có NST 21. Qua thụ tinh, giao tử 0.5đ mang 2 NST 21 kết hợp với giao tử bình thường tạo ra hợp tử mang 3 NST 21 (hội chứng Đao) Dấu hiệu và triệu chứng của người mắc hội chứng Down: Có các đặc điểm hình dạng đặc trưng: mặt dẹt, hai mắt cách xa nhau, mắt xếch và có nếp gấp mí, tai nhỏ, lưỡi dầy và dài, miệng hơi há ra. 4
  5. - Gen trên xảy ra đột biến thay thế cặp G = X bằng cặp T = A, 0.5đ - Hậu quả: Biến đổi bộ ba quy định axit amin thành bộ ba kết thúc ngay 0.5đ 3 sau bộ ba mở đầu nên chuổi polipeptit không được tổng hợp (đột biến vô nghĩa). 0.25đ - Sau đột biến, số nu của gen không thay đổi. 0.25đ - Sau đột biến số liên kết hiđrô giảm 1 (do G liên kết với X bằng 3 liên kết hidro còn A liên kết với T bằng 2 liên kết hidro) Câu 3: (2.0 điểm) Hai tế bào dưới đây là của cùng một cơ thể lưỡng bội có kiểu gen AaBb, khi quan sát hai tế bào này bạn M đưa ra nhận xét: 1. Tế bào 1 đang ở kì giữa của giảm phân I và tế bào 2 đang ở kì giữa của nguyên phân. 2. Nếu giảm phân bình thường thì các tế bào con của tế bào 1 sẽ có kiểu gen AB và ab; các tế bào con của tế bào 2 sẽ có kiểu gen aB. 3. Ở tế bào 1, nếu hai nhiễm sắc thể kép chứa alen A và a của tế bào cùng di chuyển về một cực của tế bào thì sẽ tạo ra các tế bào con có kiểu gen là AaB và Aab hoặc Aab và aaB. 4. Nếu 2 cromatit chứa alen a của tế bào 2 không phân li bình thường, các nhiễm sắc thể kép khác phân li bình thường thì sẽ tạo ra 2 tế bào con aaB và B. Nhận xét nào của bạn M đúng, nhận xét nào sai? Vì sao? Câu 3: (2.0 điểm) Câu Ý Nội dung Điểm trong câu Sai, vì tế bào 2 NST kép không đồng dạng tập trung thành một hàng ở mặt 0.5đ 1 phẳng xích đạo của thoi vô sắc tế bào 2 đang ở kì giữa giảm phân II. Đúng, vì kết thúc giảm phân I tế bào 1 tạo 2 TB con có cặp NST AABB và aabb kết thúc giảm phân II, tế bào 1 tạo 4 TB con, trong 0.5đ 2 đó 2 tế bào có kí hiệu NST AB và 2 TB có kí hiệu NST ab. Tế bào 2 đang ở kì giữa của giảm phân II, kí hiệu NST aaBB kết thúc giảm phân II tạo 2 TB con có kí hiệu NST aB. 3 Sai vì ở tế bào 1, nếu hai nhiễm sắc thể kép chứa alen A và a của tế bào 0.5đ cùng di chuyển về một cực của tế bào thì sẽ tạo ra các tế bào con có 3 kiểu gen là AaB và b hoặc Aab và B. Đúng vì nếu 2 cromatid chứa alen a của tế bào 2 không phân li bình 0.5đ 4 thường sẽ tạo 2 TB con có kí hiệu NST là aa và không có NST chứa a, cặp NST kép BB phân li bình thường cho 2 TB con có kí hiệu NST B. 5
  6. Câu 4: (5.0 điểm) 1. Ở phép lai: (♂ AaBb × ♀AaBB. Nếu trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có 10% số tế bào có cặp NST mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường; Có 20% số tế bào của cơ thể cái có cặp NST mang gen BB không phân li trong giảm phân I, giảm phân II bình thường. a. Quá trình thụ tinh sẽ tạo ra tối đa bao nhiêu kiểu gen đột biến? b. Ở đời con, loại hợp tử đột biến chiếm tỉ lệ bao nhiêu? 2. Ở một loài thú, xét một cá thể đực có kiểu gen Aa, trong đó alen A và a có chiều dài bằng nhau và bằng 3060 Å. Alen A có 2250 liên kết hiđrô, alen a ít hơn alen A 8 liên kết hiđrô. Ba tế bào sinh tinh của cá thể này giảm phân bình thường tạo giao tử. Số nuclêôtit mỗi loại môi trường cung cấp cho quá trình giảm phân nói trên là bao nhiêu? Câu 4: (5.0 điểm) Câu Ý Nội dung Điểm trong câu a. Dáp án - Xét cặp Aa: + Nếu trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có 10% số tế bào có cặp 0.5đ NST mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường sẽ tạo ra các loại giao tử với tỉ lệ: 5%Aa, 5%O, 0.5đ 45%A, 45%a. + Cơ thể cái giảm phân bình thường tạo ra 2 loại giao tử A và a 0.5đ ♂Aa x ♀Aa => đời con có AAa, Aaa, A, a, AA, Aa, aa ( 7 kiểu gen) - Xét cặp Bb: 0.5đ 1 + Có 20% số tế bào của cơ thể cái có cặp NST mang gen BB không phân li trong giảm phân I, giảm phân II bình thường sẽ tạo ra các loại giao tử với tỉ lệ là 10% BB, 10%O, 80% B. 0.25đ 4 + Cơ thể đực giảm phân bình thường tạo ra 2 loại giao tử B và b ♂Bb x ♀BB => đời con có BBB, BBb, B, b, BB, Bb (6 kiểu gen) 0.25đ Vậy có 7 x 6 = 42 kiểu gen b. - Nếu trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có 10% số tế bào có cặp 0.25đ NST mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, giảm phân II 0.25đ diễn ra bình thường sẽ tạo ra 90% loại giao tử bình thường - Có 20% số tế bào của cơ thể cái có cặp NST mang gen BB không phân li trong giảm phân I, giảm phân II bình thường sẽ tạo 80% loại giao tử bình thường => Hợp tử bình thường chiếm tỉ lệ = 90% x 80% = 72% => Hợp tử đột biến chiếm tỉ lệ = 100% - 72% = 28% 6
  7. - Tổng số nuclêôtit của mỗi alen (gen) là: 0.5đ NA = Na = (3060 x 2) : 3,4 = 1800 - Số lượng từng loại nuclêôtit của gen A là: 0.5đ 2 G = X = 2250 – 1800 = 450; A = T = 450 - Số lượng từng loại nuclêôtit của gen a là: 0.5đ G = X = (2250 – 8) – 1800 = 442; A = T = 458 - Số lượng từng loại nuclêôtit của môi trường cung cấp cho ba tế bào sinh tinh trùng thực hiện giảm phân là: Gmt = Xmt = (GA + Ga) x (số tế bào) = (450 + 442) x 3 = 2676 Nu 0.25đ Amt = Tmt = (AA + Aa) x (số tế bào) = (450 + 458) x 3 = 2724 Nu 0.25đ Câu 5: (5.0 điểm) 1. Ở cà chua, gen A qui định thân cao, a qui định thân thấp; B qui định quả tròn, b qui định quả bầu dục. Cho lai hai thứ cà chua thuần chủng khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản nói trên được F1. Cho F1 giao phấn với cá thể khác thu được F2: 54% Thân cao, quả tròn 21% Thân thấp, quả tròn 21% thân cao, quả bầu dục 4% thân thấp quả bầu dục Cho biết quá trình giảm phân tạo noãn và tạo hạt phấn diễn ra giống nhau. Xác định kiểu gen của F1 và tần số hoán vị gen giữa các gen 2. Ở một loài thực vật, gen A hạt vàng, a: hạt xanh; B: hoa đỏ, b: Hoa trắng. các gen phân li độc lập. Biện luận tìm kiểu gen của bố mẹ trong trường hợp đời con phân li theo tỉ lệ ( 3:3:1:1) . viết sơ đồ lai minh họa. 3. Biết mỗi gen qui định một tính trạng, trội hoàn toàn. Xét phép lai sau: ♀ AaBbDdEe x ♂ AabbDdEE thu được F1. Xác định - Tỉ lệ đời con có kiểu gen giống bố - Tỉ lệ đời con có kiểu hình giống mẹ Câu 5: (5.0 điểm) Câu Ý Nội dung Điểm trong câu - Xét riêng từng cặp tính trạng riêng lẻ ở F2: + Cao / Thấp = 3:1 Kiểu gen đời F1 và cây lai với F1 đều dị hợp : Aa 0.25đ x Aa + Tròn/ Bầu dục = 3:1 Kiểu gen của cây F1 và cây lai với cây F1 về 0.25đ tính trạng này là: Bb x Bb 1 -Như vậy kiểu gen đời F1 và cây lai với cây F1 đều dị hợp 2 cặp gen ( 0.25đ 5 Aa, Bb) x (Aa,Bb) F2: 4% bầu dục thấp ( khác tỷ lệ 6,25% của phân li độc lập và tỉ lệ 25% của liên kết hoàn toàn). Theo giả thiết quá trình giảm phấn tạo noãn và hạt phấn là giống nhau mỗi bên F1 tạo loại giao tử ab chiếm tỉ lệ là 0,2 đây là loại giao tử 0.25đ hoán vị -Vậy tần số hoán vị gen: F= 2 x 0,2 = 0,4 hay 40 % 0.25đ 7
  8. - Kiểu gen của cây F1 và cây lai với cây F1: Ab/aB 0.25đ - Biện luận: + F1 phân li theo tỷ lệ 3:3:1:1 = (3:1)(1:1) chứng tỏ có 1 cặp tính trạng ở đời F1 phân tính theo tỉ lệ 3:1 cặp còn lại phân tính theo tỷ lệ 1:1 0.25đ + F1 phân tính theo tỷ lệ 3:1, chứng tỏ bố và mẹ đều mang cặp gen dị hợp (Aa x Aa) hoặc (Bb x Bb) + F1 phân tính theo tỷ lệ 1:1 chúng tỏ một bên bố hoặc mẹ mang cặp gen dị hợp ( Aa hoặc Bb) còn bên kia mang gen đống hợp lặn ( aa hoặc bb). 0.25đ Kiểu gen của bố, mẹ về cặp tính trạng này là ( Aa x aa) hoặc (Bb x bb) + Xét cả hai trính trạng màu sắc hoa và hình dạng hạt, ta có 2 trường hợp về kiểu gen của bố mẹ như sau Trường hợp 1: AaBb x Aabb 0.25đ Trường hợp 2: AaBb x aaBb 0.25đ -Sơ đồ lai: Trường hợp 1 2 P: AaBb (hạt vàng – hoa đỏ) x Aabb( Hạt vàng – hoa trắng) 0.25đ GP: AB, Ab, aB, ab Ab, ab F1: -Kiểu gen: 1AABb; 2 AaBb: 1 AAbb: 2Aabb: 1aaBb: 1aabb -Kiểu hình: 3 Vàng, đỏ: 3 Vàng, trắng: 1 Xanh, đỏ: 1 Xanh, trắng Trường hợp 2: P: AaBb( hạt vàng – hoa đỏ) x aaBb( Hạt xanh – hoa đỏ) 0.25đ GP: AB, Ab, aB, ab aB, ab F1: -Kiểu gen: 1AABb; 2 AaBb: 1 aaBB: 2aaBb: 1Aabb: 1aabb -Kiểu hình: 3 Vàng, đỏ: 3 xanh, đỏ: 1 vàng, trắng: 1 Xanh, trắng Đời P Tỉ lệ kiểu gen F1 Tỉ lệ kiểu hình F1 Aa x Aa 1/4AA: 1/2Aa: 1/4aa ¾ trội: ¼ lặn 0.25đ Bb x bb ½ Bb: ½ bb ½ trội: ½ lặn 0.25đ Dd x Dd ¼ DD: ½ Dd: ¼ dd ¾ trội: ¼ lặn 0.25đ 3 Ee x EE ½ EE: ½ Ee 100% trội 0.25đ -Tỷ lệ đời con có kiểu gen giống bố: AabbDdEE là 1/2 x 1/2 x 1/2 x 1/2 = 1/16 0.5đ -Tỉ lệ đời con có hình giống mẹ: A-B-D-E- là ¾ x ½ x ¾ x 1 = 9/32 0.5đ HẾT 8