Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Phòng GD và ĐT Krông Ana (Có đáp án)

Câu 1: (3.0 điểm)
a. Huyết áp là gì ? Nguyên nhân làm thay đổi huyết áp ?
b. Nêu đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của phổi.
c. Khi con người hoạt động mạnh thì nhịp hô hấp thay đổi như thế nào ? Giải thích.
docx 11 trang Hải Đông 06/02/2024 2180
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Phòng GD và ĐT Krông Ana (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_sinh_hoc_lop_9_nam_hoc_20.docx

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Phòng GD và ĐT Krông Ana (Có đáp án)

  1. PHÒNG GDĐT KRÔNG ANA KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN Đề thi môn: Sinh học, lớp 9 ĐỀ CHÍNH THỨC Năm học 2021- 2022 Thời gian làm bài: 150 phút Câu 1: (3.0 điểm) a. Huyết áp là gì ? Nguyên nhân làm thay đổi huyết áp ? b. Nêu đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của phổi. c. Khi con người hoạt động mạnh thì nhịp hô hấp thay đổi như thế nào ? Giải thích. Câu 2: (3.0 điểm) Trình bày nội dung thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menđen. Menđen đã giải thích kết quả lai 2 cặp tính trạng của mình như thế nào ? Câu 3: (4.0 điểm) a. Giải thích tại sao ADN ở sinh vật nhân thực bền vững hơn nhiều so với các loại ARN ? b. Tại sao đột biến gen chủ yếu phát sinh trong quá trình nhân đôi AND ? c. Phân biệt thể tam nhiễm và thể tam bội. Cho ví dụ về dạng lệch bội thể một nhiễm và thể ba nhiễm ở người. Câu 4: (5.0 điểm) 1. Một gen ở vi khuẩn E. coli có 2298 liên kiết hóa trị nối giữa các nuclêôtit và có hiệu số giữa nuclêôtit loại ađênin với một loại nuclêôtit khác không bổ sung là 6% tổng số nuclêôtit của gen. a. Xác định tỉ lệ phần trăm từng loại nuclêôtit của gen. b. Tính số liên kết hiđrô có trên gen. 2. Ở cá thể cái của một loài có 4 tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân một số lần bằng nhau. Ở kì giữa của lần nguyên phân thứ 3, trong các tế bào có 2496 crômatit. Tất cả các tế bào con được tạo ra đều đi qua vùng chín đã cần môi trường cung cấp 9984 NST đơn, với hiệu suất thụ tinh là 18,75% và tỉ lệ nở của trứng là 75%. Hãy xác định: a. Bộ nhiễm sắc thể 2n của loài. b. Số lần nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai cái. c. Số cá thể con được nở ra.
  2. Câu 5: (5.0 điểm) 1. Ở đậu Hà lan, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn với gen a quy định thân thấp, gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen b quy định hoa trắng. 2 cặp gen này nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau . Cho lai giữa 2 dòng thuần chuẩn khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản trên thu được F1. Cho các cá thể F1 tự thụ được F2. a. Xác định kiểu gen, kiểu hình của P và F1? b. Trong tổng số cây thân cao, hoa đỏ ở F2, tính tỉ lệ cây có kiểu gen dị hợp ? c. Chọn 1 cây F2 tự thụ, tỉ lệ phân li kiểu hình thu được ở đời con là 3 : 1 có bao nhiêu phép lai phù hợp với kết quả trên? Viết các kiểu gen có thể có ở F2 đem tự thụ? 2. Ở Ruồi giấm, khi lai 2 dòng thuần chủng khác nhau bởi các cặp tính trạng tương phản được F1 đồng loạt thân xám, cánh dài. Cho F1 giao phối tự do được F2 có tỉ lệ 67,5% thân xám, cánh dài : 17,5% thân đen, cánh ngắn : 7,5% thân đen, cánh dài : 7,5% thân xám, cánh ngắn. Cho biết mỗi tính trạng do 1 gen quy định. Nếu cho con cái F1 lai với con đực có kiểu hình thân xám, cánh ngắn dị hợp thì ở F2 tỉ lệ kiểu hình thân xám, cánh dài là bao nhiêu? Hết Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên học sinh: Số báo danh: Chữ ký giám thị 1 Chữ ký giám thị 2
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN Môn: Sinh học, lớp 9 Năm học 2021-2022 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câu 1: (3.0 điểm) a. Huyết áp là gì? Nguyên nhân làm thay đổi huyết áp ? b. Nêu đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của phổi. c. Khi con người hoạt động mạnh thì nhịp hô hấp thay đổi như thế nào ? Giải thích. Câu 1: (3.0 điểm) Câu Ý Nội dung Điểm trong câu a * Huyết áp là áp lực của dòng máu lên thành mạch khi di chuyển 0.5đ * Nguyên nhân làm thay đổi huyết áp - Nguyên nhân thuộc về tim: khi cơ thể hoạt động, các cảm xúc mạnh, 0.25đ một số hóa chất làm cho huyết áp tăng. - Nguyên nhân thuộc về mạch: khi mạch kém đàn hồi thì huyết áp tăng. 0,25đ - Nguyên nhân thuộc về máu: máu càng đặc huyết áp tăng 0.25đ b - Phổi là bộ phận quan trọng nhất của hệ hô hấp nơi diễn ra sự trao đổi 0.25đ 1 khí giữa cơ thể với môi trường bên ngoài. - Bao ngoài hai lá phổi có hai lớp màng, lớp màng ngoài dính với lồng 0.25đ ngực, lớp trong dính với phổi, giữa hai lớp có chất dịch giúp cho phổi phồng lên, xẹp xuống khi hít vào và thở ra. - Đơn vị cấu tạo của phổi là phế nang tập hợp thành từng cụm và được bao bởi màng mao mạch dày đặc tạo điều kiện cho sự trao đổi khí giữa 0,25đ phế nang và máu đến phổi được dễ dàng.
  4. - Số lượng phế nang lớn có tới 700 – 800 triệu phế nang làm tăng bề mặt 0.25đ trao đổi khí của phổi. c - Khi con người hoạt động mạnh thì nhịp hô hấp tăng. 0.25đ - Giải thích: Khi con người hoạt động mạnh cơ thể cần nhiều năng lượng Hô hấp tế bào tăng Tế bào cần nhiều oxi và thải ra nhiều khí cacbonic 0.5đ Nông dộ cacbonic trong máu tăng đã kích thích trung khu hô hấp ở hành tủy điều khiển làm tăng nhịp hô hấp. Câu 2: (3.0 điểm) Trình bày nội dung thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menđen. Menđen đã giải thích kết quả lai 2 cặp tính trạng của mình như thế nào? Câu 2: (3.0 điểm) Câu Ý Nội dung Điểm trong câu - Thí nghiệm: + Ở đậu Hà lan. P thuần chủng hạt vàng, vỏ trơn lai với hạt 0.5đ xanh, vỏ nhăn F1 đều có hạt vàng, vỏ trơn. + Cho F1 tự thụ phấn F2 có tỉ lệ 9 vàng, trơn : 3 xanh , trơn : 0.5đ 3 vàng, nhăn : 1 xanh nhăn . - Menđen Giải thích: 2 + mỗi tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quy định ( A: hạt vàng, a: hat xanh, B: hạt trơn, b: hạt nhăn) 0.5đ + Ở F1 (AaBb), do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử đã tạo ra 0.5đ các giao tử với tỉ lệ ngang nhau, sự tổ hợp ngẫu nhiên lại chúng trong quá trình thụ tinh đã khôi phục lại các nhân tố di truyền, quy định các kiểu hình ở thế hệ sau.
  5. - Sơ đồ lai giải thích kết quả thí nghiệm: P thuần chủng: Vàng, trơn X xanh nhăn 0.25đ AABB aabb AB ab F1: AaBb ( 100% Vàng trơn) 0.25đ F1XF1 : AaBb ( Vàng trơn) X AaBb ( Vàng trơn) G: ¼ AB: ¼ Ab : ¼ aB : ¼ ab F2 ¼ AB ¼ Ab ¼ aB ¼ ab ¼ AB 1/16 AABB 1/16 AABb 1/16 AaBB 1/16 AaBb ¼ Ab 1/16 AABb 1/16 AAbb 1/16 AaBb 1/16 Aabb 0.25đ ¼ aB 1/16 AaBB 1/16 AaBb 1/16 aaBB 1/16 aaBb ¼ ab 1/16 AaBb 1/16 Aabb 1/16 aaBb 1/16 aabb TLKH: 9/16 vàng trơn : 3/16 vàng nhăn : 3/16 xanh trơn : 1/16 xanh 0.25đ nhăn Câu 3: (4.0 điểm) a. Giải thích tại sao ADN ở sinh vật nhân thực bền vững hơn nhiều so với các loại ARN? b. Tại sao đột biến gen chủ yếu phát sinh trong quá trình nhân đôi ADN? c. Phân biệt thể tam nhiễm và thể tam bội. Cho ví dụ về dạng lệch bội thể một nhiễm và thể ba nhiễm ở người. Câu 3: (4.0 điểm) Câu Ý Nội dung Điểm trong câu a ADN ở sinh vật nhân thực bền vững hơn nhiều so với các loại ARN vì: 3 - ADN có cấu trúc mạch kép, còn ARN có cấu trúc mạch đơn. 0.25đ - ADN có cấu trúc xoắn phức tạp hơn ARN. 0.25đ
  6. - ADN liên kết với prôtêin nên cấu trúc được bảo vệ tốt hơn. 0.25đ - ADN nằm chủ yếu trong nhân, ở đó thường không có enzim phân hủy 0.25đ chúng, còn ARN tồn tại ngoài nhân nơi có nhiều enzim phân hủy. b Đột biến gen chủ yếu phát sinh trong quá trình nhân đôi ADN vì: - Bình thường: + ADN có cấu trúc xoắn kép liên kết với nhau bằng liên kết hidro theo nguyên tắc bổ sung, mặt khác ADN trong nhân của sinh vật nhân 0.25đ thực còn liên kết với prôtêin tạo nhiễm sắc thể nên ít bị tác động của tác nhân đột biến. + Khi một mạch bị lỗi sẽ có mạch bổ sung làm khuôn để tổng hợp lại. 0.25đ - Khi nhân đôi ADN: + 2 mạch của ADN tách nhau ra nên dễ chịu tác động của tác nhân đột biến làm biến đổi cấu trúc của bazơ nitơ từ đó dẫn đến sự lắp ráp sai nguyên tắc bổ sung, một số tác nhân đột biến có thể gắn hẳn vào 0.25đ mạch khuôn hoặc mạch mới đang tổng hợp gây nên sự sai sót trong nhân đôi ADN: mất, thêm hoặc lắp ráp nhầm các nucleotit từ đó dẫn đến tiền đột biến gen. + Gen tiền đột biến nếu không được enzim phát hiện và sửa sai sẽ được nhân lên cùng với sự nhân đôi ADN và hình thành gen đột biến. 0.25đ c - Phân biệt thể tam nhiễm và thể tam bội: + Thể tam nhiễm: cá thể có chứa 3 chiếc nhiễm sắc thể tương đồng 0.5đ tại một cặp nhiễm sắc thể (2n+1). + Thể tam bội: cá thể có chứa 3 chiếc nhiễm sắc thể tại tất cả các 0.5đ cặp nhiễm sắc thể (3n). - Cho ví dụ về dạng lệch bội thể một nhiễm và thể ba nhiễm ở người: + Thể một nhiễm (2n-1): Hội chứng Tơcnơ (XO). 0.5đ + Thể ba nhiễm (2n+1): Hội chứng Claiphentơ (XXY), hội chứng 0.5đ Đao
  7. Câu 4: (5.0 điểm) 1. Một gen ở vi khuẩn E. coli có 2298 liên kiết hóa trị nối giữa các nuclêôtit và có hiệu số giữa nuclêôtit loại ađênin với một loại nuclêôtit khác không bổ sung là 6% tổng số nuclêôtit của gen. a. Xác định tỉ lệ phần trăm từng loại nuclêôtit của gen. b. Tính số liên kết hiđrô có trên gen. 2. Ở cá thể cái của một loài có 4 tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân một số lần bằng nhau. Ở kì giữa của lần nguyên phân thứ 3, trong các tế bào có 2496 crômatit. Tất cả các tế bào con được tạo ra đều đi qua vùng chín đã cần môi trường cung cấp 9984 NST đơn, với hiệu suất thụ tinh là 18,75% và tỉ lệ nở của trứng là 75%. Hãy xác định: a. Bộ nhiễm sắc thể 2n của loài. b. Số lần nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai cái. c. Số cá thể con được nở ra. Câu 4: (5.0 điểm) Câu Ý Nội dung Điểm trong câu 1 a. Xác định tỉ lệ phần trăm từng loại nuclêôtit của gen: Theo bài ra và theo nguyên tắc bổ sung ta có hệ phương trình: 0.5đ 0.25đ Giải hệ ta được vậy tỉ lệ % từng loại nucleotit của gen là 0.25đ 4 b. Tính số liên kết hiđrô có trên gen: Tổng số nuclêôtit của gen là: 2298 + 2 = 2300 (nuclêôtit) 0.25đ Số lượng từng loại nuclêôtit của gen là: 0.25đ A = T = 28%. 2300 = 644 (nuclêôtit) 0.25đ G = X = 22%. 2300 = 506 (nuclêôtit) 0,25đ Số liên kết hiđrô có trên gen là: 644 x 2 + 506 x 3 = 2806 (liên kết)
  8. a. Bộ nhiễm sắc thể 2n của loài: 2 Số tế bào đang ở kì giữa của lần nguyên phân thứ 3là 0,5đ 4 x 22 = 16 (tế bào) Tổng số crômatic có trong các tế bào: 16 x 2n x 2 = 2496 => 2n = 78 0,5đ b. Số lần nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai cái: Gọi k là số lần nguyên phân của 4 tế bào (k: nguyên, dương) 0,25đ Số NST môi trường cung cấp cho giảm phân: 4 x 2k x 78 = 9984 0,5đ => k = 5 0,25đ c. Số cá thể con: Số giao tử cái: 4 x 25 x 1 = 128 (giao tử) 0,25đ Số hợp tử là: 128 x 18,75% = 24 (hợp tử) 0,25đ Số cá thể con: 24 x 75% = 18 (cá thể) 0,5đ Ghi chú: Nếu học sinh làm cách khác mà có kết quả đúng vẫn cho điểm tối đa. Câu 5: (5.0 điểm) 1. Ở đậu Hà lan, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn với gen a quy định thân thấp, gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen b quy định hoa trắng. 2 cặp gen này nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau . Cho lai giữa 2 dòng thuần chuẩn khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản trên thu được F1. Cho các cá thể F1 tự thụ được F2. a. Xác định kiểu gen, kiểu hình của P và F1? b. Trong tổng số cây thân cao, hoa đỏ ở F2, tính tỉ lệ cây có kiểu gen dị hợp ? c. Chọn 1 cây F2 tự thụ, tỉ lệ phân li kiểu hình thu được ở đời con là 3 : 1 có bao nhiêu phép lai phù hợp với kết quả trên? Viết các kiểu gen có thể có ở F2 đem tự thụ?
  9. 2. Ở Ruồi giấm, khi lai 2 dòng thuần chủng khác nhau bởi các cặp tính trạng tương phản được F1 đồng loạt thân xám, cánh dài. Cho F1 giao phối tự do được F2 có tỉ lệ 67,5% thân xám, cánh dài : 17,5% thân đen, cánh ngắn : 7,5% thân đen, cánh dài : 7,5% thân xám, cánh ngắn. Cho biết mỗi tính trạng do 1 gen quy định. Nếu cho con cái F1 lai với con đực có kiểu hình thân xám, cánh ngắn dị hợp thì ở F2 tỉ lệ kiểu hình thân xám, cánh dài là bao nhiêu? Câu 5: (5.0 điểm) Câu Ý Nội dung Điểm trong câu 1 Mỗi gen quy định một tính trạng và nằm trên các cặp NSt tương đồng 0.25đ khác nhau sẽ phân li độc lập với nhau. a. Cho lai giữa 2 dòng thuần chủng khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản trên thu được F1 ta có P: AABB ( thân cao, hoa đỏ) x 0.25đ aabb ( thân thấp, hoa trắng) Hoặc P: AAbb ( thân cao, hoa trắng) x aaBB ( thân thấp, hoa đỏ) F1: 100% AaBb ( thân cao, hoa đỏ) 0,25đ b. F1 x F1: AaBb ( thân cao, hoa đỏ) x AaBb ( thân cao, hoa đỏ) F2: ( 1AA : 2Aa : 1aa) x ( 1BB : 2Bb : 1bb) 5 TLKG: 9A-B- : 3A-bb : 3 aaB- : 1aabb 0,25đ TLKH : 9 cao đỏ : 3 cao trắng : 3 thấp đỏ : 1 thấp trắng 0,25đ Trong số cây thân cao hoa đỏ ở F2. Cây cao đỏ thuần chủng : 0,25đ 1 9 1 = ― ― 16 :16 = 9 1 8 0,25đ Vậy cây thân cao hoa đỏ dị hợp = 1 - = 9 9 c. Lấy ngẫu nhiên một cây F2 cho tự thụ phấn, thu được F3 có tỉ lệ kiểu hình: (3:1) = (1) x (3:1) = ( 3 : 1) x (1) 0,25đ (AA x AA) (Bb x Bb) hoặc (aa x aa) ( Bb x Bb)
  10. ( Aa x Aa) ( bb x bb) hoặc ( Aa x Aa) ( BB x BB) Số kiểu tự thụ phấn: + TH1: AaBB x AaBB + TH2: Aabb x Aabb 0,25đ + TH3: aaBb x aaBb 0,25đ + TH4: AABb x AABb 0,25đ 0,25đ 2 Xét sự phân tính từng cặp tính trạng ở F2 + Xám : đen = 3: 1 A: xám trội hoàn toàn so với a: đen F1 dị hợp 1 cặp gen Aa 0.25đ + Dài : ngắn = 3:1 B: dài trội hoàn toàn so với b: ngắn F1 dị hợp 1 cặp gen Bb 0.25đ Do F2 có 4 kiểu hình nhưng tỉ lệ khác phân li độc lập 2 cặp gen quy định 2 tính trạng đã liên kết không hoàn toàn với nhau. 0,25đ F2 có tỉ lệ kiểu hình thân đen, cánh ngắn ab/ab = 17,5% ♀ F1tạo giao tử ab = 17,5% x 2 = 35% > 25% giao tử ab là giao tử 0,25đ liên kết hoàn toàn. Tần số hoán vị gen f = 1 – 2 x 35% = 30% 0,25đ ♀ F1có kiểu gen AB/ab 0,25đ Cho ♀ F1 AB/ab x ♂ Xám, ngắn Ab/ab 0,25đ F2 có kiểu hình thân xám, cánh dài: (A-B-) = 0,35 + 0,075 = 0,425 0,25đ Ghi chú: Nếu học sinh làm cách khác mà có kết quả đúng vẫn cho điểm tối đa. HẾT