Đề thi học sinh giỏi năm học 2019-2020 môn Hóa học Lớp 11 - Trường THPT Tĩnh Gia 2

Câu 1: (2đ)

1. X ở chu kì 3, Y ở chu kì 2. Tổng số electron lớp ngoài cùng của X và Y là 12. Ở trạng thái cơ bản số electron trên các phân lớp p của X nhiều hơn của Y là 8. Vậy X và Y thuộc nhóm nào?

2. Các nguyên tử và ion Na( Z=11), Na+, Mg(Z=12), Mg2+, Al(Z=13), Al3+, F-(Z=9), O2-(Z=8). Hãy sắp xếp các nguyên tử và ion trên theo chiều bán kính giảm dần, giải thích?

Câu 2:(2đ) 

1. Ion X3+ có tổng số hạt là 79, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 19 hạt. Viết cấu hình electron của X, X2+.

 2. Cân bằng các phương trình phản ứng sau theo phương pháp thăng bằng electron:

a) FeS2 + H2SO4 đặc Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O.

b) xFeCO3 + yFeS2 + HNO3 ®  Fe2(SO4)3 + CO2 + NO + H2O.

    ( biết x:y =1:3).

docx 4 trang thanhnam 21/03/2023 5260
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi năm học 2019-2020 môn Hóa học Lớp 11 - Trường THPT Tĩnh Gia 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_sinh_gioi_nam_hoc_2019_2020_mon_hoa_hoc_lop_11_tr.docx

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi năm học 2019-2020 môn Hóa học Lớp 11 - Trường THPT Tĩnh Gia 2

  1. Sở GD-ĐT Thanh Hoá THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2019-2020 Trường THPT Tĩnh Gia 2 Môn: HOÁ HỌC – LỚP 11 Thời gian: 180 phút Câu 1: (2đ) 1. X ở chu kì 3, Y ở chu kì 2. Tổng số electron lớp ngoài cùng của X và Y là 12. Ở trạng thái cơ bản số electron trên các phân lớp p của X nhiều hơn của Y là 8. Vậy X và Y thuộc nhóm nào? 2. Các nguyên tử và ion Na( Z=11), Na+, Mg(Z=12), Mg2+, Al(Z=13), Al3+, F-(Z=9), O2-(Z=8). Hãy sắp xếp các nguyên tử và ion trên theo chiều bán kính giảm dần, giải thích? Câu 2:(2đ) 1. Ion X3+ có tổng số hạt là 79, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 19 hạt. Viết cấu hình electron của X, X2+. 2. Cân bằng các phương trình phản ứng sau theo phương pháp thăng bằng electron: t0 a) FeS2 + H2SO4 đặc  Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O. b) xFeCO3 + yFeS2 + HNO3 Fe2(SO4)3 + CO2 + NO + H2O. ( biết x:y =1:3). Câu 3: (2đ) 1. Viết phương trình phân tử và ion thu gọn của các phản ứng sau xảy ra trong dung dịch : to a). KNO3 + S + C  b) Fe2O3 + HI → 4 3 dư c) NH HCO + NaOH → d) Ba(OH)2 dư + NaHCO3 → 2.Viết các phương trình phản ứng dạng ion thu gọn trong mỗi trường hợp sau: a) Cho Ba vào dung dịch NaHCO3. b) Cho từ từ CO2 đến dư qua dung dịch clorua vôi. c) Cho NaAlO2 vào dung dịch NH4NO3. d) Cho Ba(HSO3)2 vào dung dịch KHSO4. Câu 4:(2đ) 1.Viết các phương trình phản ứng điều chế trực tiếp các chất: Si, N2, HNO3, H3PO4 trong phòng thí nghiệm và phân ure trong công nghiệp.
  2. 2. Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X. Sản phẩm cháy thu được cho hấp thụ hết vào 200ml dung dịch Ca(OH)2 1M thấy có 10 gam kết tủa xuất hiện và khối lượng bình đựng dung dịch Ca(OH)2 tăng 20,4 gam. Lọc bỏ kết tủa cho nước lọc tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư lại thu được kết tủa.Xác định công thức phân tử của X. Câu 5:(2đ) 1. Viết các phương trình hóa học theo sơ đồ sau (ghi rõ điều kiện phản ứng, nếu có) 1 2 3 4 5 6 Ca3P2  P  P2O5  H3PO4  Na2 HPO4  Na3PO4  Ag3PO4 2. Cho 200ml dung dịch NaOH 0,6M vào 100 ml dung dịch gồm HCl 0,2M và H2SO4 xM ; sau phản ứng thu được dung dịch có pH bằng 12. Tính x Câu 6:(2đ) 1. Cho các sơ đồ phản ứng: a) (A) + H2O (B) + (X). b) (A) + NaOH + H2O (G) + (X). to ,xt c) (C) + NaOH  (X) + (E). d) (E) + (D) + H2O (B) + (H) + (I). e) (A) + HCl (D) + (X). g) (G) + (D) + H2O (B) + (H). Biết A là hợp chất được tạo nên từ hai nguyên tố là nhôm và cacbon. Xác định các chất X, A, B, C, D, E, G, H, I và viết các phương trình phản ứng xảy ra. 2. Nhỏ từ từ dung dịch HCl vào 100 ml dung dịch A chứa hỗn hợp các chất tan NaOH 0,8M và Na2CO3 0,6M. Thấy lượng khí CO2 thoát ra theo đồ thị sau: Tính x và y?
  3. Câu 7:(2đ) Nung 16,16gam một muối A được các sản phẩm khí và 3,2 gam một hợp chất rắn không tan trong nước. Nếu cho sản phẩm khí đi qua 200 gam dd NaOH 2,4%ở điều kiện xác định thì phản ứng vừa đủ và được dung dịch chứa 1 muối có nồng độ 4,79%. Xác định công thức muối A biết khi nung số oxi hóa của kim loại không đổi. Câu 8: (2đ) Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm FeS và FeCO3 bằng dung dịch HNO3 đặc nóng thu được hỗn hợp khí A gồm 2 khí X, Y có tỉ khối so với hiđro bằng 22,909. a. Tính phần trăm khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu. b. Làm lạnh hỗn hợp khí A xuống nhiệt độ thấp hơn thu được hỗn hợp khí B gồm 3 khí X, Y, Z có tỉ khối so với hiđro là 31,5. Tính phần trăm khí X bị chuyển hóa thành Z. Câu 9:(2đ) Hòa tan hết 18,16 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe(OH)2, FeCO3 trong dung dịch chứa 0,15 2+ mol KNO3 và 0,97 mol KHSO4 thu được dung dịch Y (trong dung dịch không có muối Fe ) và 5,04 lít hỗn hợp khí X (đktc) chứa H2, NO và 0,03 mol khí CO2 nặng 5,91 gam. Nhúng thanh Fe vào dung dịch Y thấy khối lượng thanh Fe giảm m gam và thoát ra 0,448 lít khí H 2 (đktc). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính phần trăm khối lượng của Fe(OH) 2 trong hỗn đầu. Câu 10: (2đ) Trong phòng thí nghiệm điều chế CO2 từ CaCO3 Và dung dịch HCl ( dung dịch X1), do đó khí CO2 thu được còn bị lẫn một ít hơi nước và khí hiđroclorua. Để thu được CO2 tinh khiết có 2 học sinh(HS) cho sản phẩm khí đi qua 2 bình sau:
  4. - HS1: dd X2 là NaHCO3 , dd X3 là H2SO4 đặc. - HS2: dd X2 là H2SO4 đặc , dd X3 là .NaHCO3. Hãy cho biết học sinh nào đúng? Viết các phương trình phản ứng giải thích cách làm. Hết