Đề thi học sinh giỏi trại hè Hùng Vương lần thứ IX môn Địa lí Lớp 11 - Năm học 2013-2014 - Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ (Có đáp án)

Câu 1: (5 điểm)

          Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:

  1. Vị trí địa lí nước ta có vai trò quan trọng như thế nào trong phát triển nền kinh tế mở? 
  2. Trình bày đặc điểm của hệ thống sông Thái Bình. Tại sao chế độ nước của sông này lại thất thường?
  3. Phân tích tác động của hoàn lưu gió mùa đến khí hậu nước ta trong thời kì từ tháng V - X

Câu 2: (5 điểm)

  1. Chứng minh giới sinh vật nước ta phân hóa đa dạng. Giải thích nguyên nhân. 
  2. So sánh đặc điểm địa hình của Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng sông Cửu Long.
  3. Nêu những hiểu biết của em về lũ quét. Liên hệ địa phương.
doc 9 trang thanhnam 21/03/2023 6400
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi trại hè Hùng Vương lần thứ IX môn Địa lí Lớp 11 - Năm học 2013-2014 - Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_trai_he_hung_vuong_lan_thu_ix_mon_dia_l.doc

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi trại hè Hùng Vương lần thứ IX môn Địa lí Lớp 11 - Năm học 2013-2014 - Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ (Có đáp án)

  1. SỞ GD&ĐT HÒA BÌNH ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ IX TRƯỜNG THPT CHUYÊN MÔN: ĐỊA LÍ LỚP: 11 HOÀNG VĂN THỤ Ngày thi: 02 tháng 08 năm 2013 Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) Đề thi gồm: 02 trang. ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 1: (5 điểm) Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học: a. Vị trí địa lí nước ta có vai trò quan trọng như thế nào trong phát triển nền kinh tế mở? b. Trình bày đặc điểm của hệ thống sông Thái Bình. Tại sao chế độ nước của sông này lại thất thường? c. Phân tích tác động của hoàn lưu gió mùa đến khí hậu nước ta trong thời kì từ tháng V - X Câu 2: (5 điểm) a. Chứng minh giới sinh vật nước ta phân hóa đa dạng. Giải thích nguyên nhân. b. So sánh đặc điểm địa hình của Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng sông Cửu Long. c. Nêu những hiểu biết của em về lũ quét. Liên hệ địa phương. Câu 3: (3 điểm) a. Tại sao việc làm là vấn đề kinh tế – xã hội được đặc biệt quan tâm ở nước ta hiện nay? Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế có tác động như thế nào tới vấn đề việc làm? b. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học: Trình bày đặc điểm mạng lưới đô thị của vùng Duyên hải miền Trung. Quá trình đô thị hóa ở nước ta cần chú ý đến những vấn đề gì? Câu 4: (4 điểm) a. Chứng minh cơ cấu kinh tế theo ngành nước ta đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. b. Tại sao ngành thủy sản nước ta ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế? c. Chứng minh Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có hoạt động công nghiệp phát triển hàng đầu cả nước.
  2. Câu 5: (3 điểm) Cho bảng số liệu sau: DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC NƯỚC TA QUA CÁC NĂM Năm Diện tích cây lương Trong đó: diện tích Sản lượng lương Trong đó: sản lượng thực (nghìn ha) lúa (nghìn ha) thực (nghìn tấn) lúa: (nghìn tấn) 2000 8.399 7.666 34.539 32.530 2005 8.383 7.302 39.622 35.832 2007 8.305 7.207 40.240 35.942 a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình sản xuất lương thực nước ta qua các năm. b. Nhận xét và giải thích về tình hình sản xuất lương thực nước ta. Hết (Thí sinh được sử dụng Atlat địa lí Việt Nam. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm) Họ tên thí sinh: SBD Giám thị 1: Giám thị 2:
  3. SỞ GD&ĐT HÒA BÌNH HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG THPT CHUYÊN TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ IX HOÀNG VĂN THỤ MÔN: ĐỊA LÍ LỚP: 11 Ngày thi: 02 tháng 08 năm 2013 CÂU Ý NỘI DUNG ĐIỂM 1 a Vị trí địa lí nước ta có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát 1,0 triển nền kinh tế mở: - Hoạt động kinh tế mở (diễn giải) 0,25 - Vị trí địa lí cho phép Việt Nam tăng cường hợp tác, trao đổi 0,25 giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới (diễn giải) - Vị trí địa lí thuận lợi cho xây dựng các khu kinh tế ven biển, 0,25 là cửa ngõ ra biển của các nước láng giềng. (diễn giải) - Việt Nam nằm trong khu vực kinh tế phát triển năng động, 0,25 vừa mở ra nhiều cơ hội, song cũng có nhiều thách thức đối với nền kinh tế. (diễn giải) b Đặc điểm của hệ thống sông Thái Bình. 2,0 Giải thích sự thất thường của chế độ nước sông Thái Bình * Đặc điểm hệ thống sông Thái Bình. - Có lưu vực nằm hoàn toàn trong lãnh thổ nước ta. Diện tích 0,25 lưu vực nhỏ chiếm 4,58% diện tích lưu vực cả nước. - Mạng lưới sông hình nan quạt với nhiều phụ lưu và chi lưu. 0,25 (dẫn chứng), sông nhận nước từ sông Hồng qua sông Đuống và sông Luộc. - Độ dốc lòng sông nhỏ, khả năng uốn khúc của sông lớn. 0,25 - Lưu lượng nước không nhiều, thủy chế phân hóa theo mùa, lũ 0,25 tập trung nhanh. - Hàm lượng phù sa nhỏ. 0,25 * Giải thích sự thất thường của chế độ nước sông Thái Bình - Do mạng lưới hình nan quạt, lũ của sông được tổ hợp từ 3 0,25 phụ lưu chính (tại Phả Lại).
  4. - Mưa tập trung theo mùa – Lưu lượng nước lớn vào mùa hạ. 0,25 - Nguyên nhân khác. 0,25 c Phân tích tác động của hoàn lưu gió mùa đến khí hậu nước 2,0 ta trong thời kì từ tháng V – X. - Từ tháng V – X nước ta chịu tác động của khối khí nhiệt đới 0,25 ẩm Bắc Ấn Độ Dương; Tín Phong Nam Bán Cầu; Tín phong Bắc bán cầu. - Khối khí Bắc Ấn Độ Dương : (nguồn gốc, thời gian, hướng, tính chất, tác động) 0,5 - Tín Phong Nam bán cầu: (nguồn gốc, thời gian, hướng, tính 0,5 chất, tác động) - Tín phong bán cầu Bắc hoạt động xen kẽ: hướng Đông Bắc. 0,75 + Vào đầu mùa hạ, gặp gió TBg hướng Tây Nam tạo thành dải hội tụ kinh tuyến gây mưa miền Trung tạo nên mùa lũ tiểu mãn, gây mưa lớn cho Tây Nguyên và Nam Bộ. + Vào giữa và cuối hạ, gặp gió mùa Tây Nam từ áp cao chí tuyến Nam bán cầu lên tạo thành dải hội tụ hướng vĩ tuyến gây mưa kéo dài cho Bắc Bộ, Nam Bộ, DH miền Trung. 2 a Chứng minh giới sinh vật nước ta phân hóa đa dạng. Giải 2,0 thích nguyên nhân. * Chứng minh giới sinh vật nước ta phân hóa đa dạng. - Phân hóa theo chiều Bắc- nam: 0,5 + Phía Bắc dãy Bạch Mã: Cảnh quan tiêu biểu là rừng nhiệt đới ẩm gió mùa. (dẫn chứng) + Phía Nam dãy Bạch Mã: Cảnh quan tiêu biểu là rừng cận xích đạo gió mùa (dẫn chứng). 0,5 - Phân hóa theo độ cao: + Từ độ cao dưới 600 - 700 m (dẫn chứng) + Ở độ cao 600-700m đến 1600- 1700m (dẫn chứng) + Từ trên 1600- 1700m đến 2600m (dẫn chứng). + Trên 2600m: (dẫn chứng). - Theo chiều Đông- Tây: 0,5 + Giữa Tây Bắc và Đông Bắc (d/c)
  5. + Giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên: (d/c) * Nguyên nhân: Do chịu tác động của nhiều nhân tố, quan trọng nhất là khí hậu. 0,5 - Khí hậu phân hóa theo vĩ độ: (diễn giải). - Địa hình ¾ là đồi núi, càng lên cao, nhiệt độ càng giảm, độ ẩm, khí áp thay đổi, nên sinh vật có sự phân hóa theo độ cao. b So sánh đặc điểm địa hình của đồng bằng sông Hồng với 2,0 đồng bằng sông Cửu Long. * Giống nhau: 0,25 - Hình thành do được bồi tụ phù sa của các hệ thống sông lớn. - Là các đồng bằng châu thổ lớn. - Địa hình thấp và bằng phẳng, có nhiều ô trũng. - Tốc độ lấn biển nhanh. * Khác nhau: - Nguồn gốc: + ĐB sông Hồng hình thành do HTS Hồng và HTS Thái Bình bồi tụ. 0,25 + ĐB sông Cửu Long hình thành do HT sông Mê Công bồi đắp. - Diện tích: ĐB sông Cửu Long có diện tích lớn hơn ĐB sông Hồng ( 40 000 km2 so với 15 000 km2) - Hình dạng: 0,25 + ĐB sông Hồng có dạng hình tam giác (d/c) + ĐB sông Cửu Long có dạng hình thang (d/c) 0,25 - Đặc điểm địa hình: + ĐB sông Hồng: Dốc hơn, cao TB từ 5- 10 m. cao ở rìa phía Tây- Tây Bắc, thấp dần ra biển. Có hệ thống đê ngăn lũ. 0,5 + Đồng bằng sông Cửu Long: thấp phẳng hơn, cao TB 2m không có hệ thống đê, có mạng lưới kênh rạch chằng chịt chia cắt mạnh đồng bằng. - Đất đai: 0,25 + Đất đồng bằng sông Hồng bị biến đổi mạnh. Khu vực trong đê không được bồi đắp phù sa, một số nơi bạc màu.
  6. + Đất được bồi đắp phù sa hàng năm, có diện tích đất nhiễm mặn và nhiễm phèn lớn: khoảng 2/3 diện tích đồng bằng. - Tốc độ lấn biển: Đồng bằng sông Cửu Long có tốc độ lấn 0,25 biển nhanh hơn đồng bằng sông Hồng. c Nêu những hiểu biết của em về lũ quét. Liên hệ địa 1,0 phương. - Đặc điểm (Nguyên nhân, thời gian và phạm vi, hậu quả, biện 0,75 pháp) - Liên hệ địa phương. 0,25 3 a Việc làm là vấn đề kinh tế xã hội được đặc biệt quan tâm ở 1,5 nước ta hiện nay. Tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế tới vấn đề việc làm. * Việc làm là vấn đề kinh tế xã hội được đặc biệt quan tâm ở 0,5 nước ta hiện nay vì: - Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm của nước ta còn cao: (d/c) - Tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm gây nhiều sức ép về kinh tế – xã hội. (d/c). * Sự chuyển dịch cơ cấu có tác động sâu sắc tới vấn đề việc làm - Cơ cấu ngành, cơ cấu nội ngành chuyển dịch theo hướng tích 0,5 cực sẽ tạo nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. - Cơ cấu lãnh thổ, cơ cấu thành phần: + Sự hình thành các vùng kinh tế động lực, tam giác tăng 0,25 trưởng, các vùng kinh tế trọng điểm với khả năng thu hút mạnh vốn đầu tư mở rộng sản xuất cũng góp phần giải quyết vấn đề việc làm. + Trong CN, sự phát triển của các khu CN, trung tâm CN, 0,25 trong nông nghiệp: sự hình thành các vùng chuyên canh vừa tạo việc làm, vừa thu hút dân nhập cư góp phần phân bố và sử dụng hợp lý nguồn lao động theo lãnh thổ. + Xu hướng đa dạng các thành phần kinh tế cũng giải quyết vấn đề việc làm.
  7. b Đặc điểm mạng lưới đô thị của Duyên hải miền Trung. 1,5 Những vấn đề cần chú ý. * Đặc điểm mạng lưới đô thị Duyên hải miền Trung: - Số lượng và phân bố: Hình thành dải đô thị phân bố dọc ven 0,25 biển: 22 đô thị. - Quy mô: có nhiều loại đô thị quy mô khác nhau: 4 loại (d/c) 0,25 - Phân cấp đô thị: 2 đô thị loại 1; 4 đô thị loại 2; 11 đô thị loại 0,25 3 và 4 đô thị loại 4 (kể tên) 0,25 - Chức năng: (TT kinh tế, CN, du lịch, đầu mối GT, cảng ) * Những vấn đề cần chú ý: - Tiếp tục nâng cao tỉ lệ dân thành thị, mở rộng quy mô các đô thị, hoàn thiện cơ sở hạ tầng để đáp ứng yêu cầu phát triển của 0,25 đô thị. - Đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế 0,25 khu vực nông thôn. 4 a Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp 1,0 hóa. - Chuyển dịch giữa các khu vực kinh tế (diễn giải). 0,5 - Chuyển dịch cơ cấu nội ngành (diễn giải). 0,5 b Ngành thủy sản nước ta ngày càng có vai trò quan trọng 1,5 trong nền kinh tế vì: - Tỉ trọng của ngành thủy sản trong khu vực I ngày càng tăng: 0,5 từ 16,3% (2000) -> 26,4% (2007). - Trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tỉ trọng lớn trong cơ 0,5 cấu kinh tế của nhiều địa phương ven biển (d/c) - Thủy sản trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta (chiếm 7,7 % cơ cấu hàng xuất khẩu). 0,25 - Cung cấp nguyên liệu cho CN chế biến, góp phần đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập. 0,25 c Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có hoạt động công 1,5 nghiệp phát triển hàng đầu cả nước. Nguyên nhân.
  8. * Chứng minh: - Mức độ tập trung trung tâm công nghiệp cao nhất cả nước. 0,25 - Có tỉ lệ giá trị SX công nghiệp ở mức cao: (d/c: Từ 1,5 0,25 2,5% và 2,5 10% ) - Cơ cấu ngành của các TTCN đa dạng (d/c). 0,25 - Từ Hà Nội hoạt động CN toả theo các hướng với hướng 0,25 chuyên môn hóa khác nhau (d/c) * Giải thích nguyên nhân: - Vị trí địa lí thuận lợi, tài nguyên đa dạng (d/c) 0,25 - Lao động dồi dào, trình độ lao động cao, cơ sở vật chất kỹ thuật - hạ tầng hoàn thiện so với cả nước, có khả năng thu hút 0,25 mạnh vốn đầu tư. 5 a Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình sản xuất 1,5 lương thực nước ta qua các năm. - Biểu đồ cột chồng, có hai trục tung. - Yêu cầu: Chính xác, điền đầy đủ các đơn vị, số liệu, đảm bảo tính thẩm mĩ. (Thiếu một yếu tố trừ 0,25 điểm, sai dạng biểu đồ không cho điểm) b Nhận xét và giải thích: 1,5 * Nhận xét: - Diện tích cây lương thực có xu hướng giảm trong khi sản 0,25 lượng lương thực lại có xu hướng tăng. - Về diện tích. (diễn giải) 0,25 - Năng suất cây lương thực, đặc biệt là cây lúa tăng nhanh và 0,25 cao hơn hoa màu (d/c) - Sản lượng lương thực liên tục tăng, trong đó sản lượng lúa tăng nhanh hơn. (d/c). 0,25 * Giải thích - Diện tích cây lương thực và lúa có xu hướng giảm do chuyển 0,25 dịch cơ cấu nông nghiệp. (diễn giải) - Năng suất lương thực đặc biệt là năng suất lúa tăng nhờ áp 0,25 dụng các biện pháp thâm canh (diễn giải) và các nguyên nhân
  9. khác (d/c). Tổng điểm toàn bài là 20 điểm.