Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Địa lí Lớp 10 năm 2018 - Trường THPT Ea Súp (Có đáp án)

Câu 1:
a. Trình bày chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời. Vĩ độ 140B trong một năm có mấy lần Mặt Trời lên thiên đỉnh, tại sao?
b. Phân tích ảnh hưởng của địa hình tới nhiệt độ và lượng mưa trên Trái Đất.
doc 5 trang Hải Đông 20/01/2024 3360
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Địa lí Lớp 10 năm 2018 - Trường THPT Ea Súp (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_olympic_10_3_lan_3_mon_dia_li_lop_10_nam_2018_truong.doc

Nội dung text: Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Địa lí Lớp 10 năm 2018 - Trường THPT Ea Súp (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐẮK LẮK TRƯỜNG THPT EA SÚP KÌ THI OLYMPIC 10-3 LẦN THỨ III, NĂM 2018 ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN: ĐỊA LÍ; LỚP 10
  2. ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN Câu 1: a. Trình bày chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời. Vĩ độ 14 0B trong một năm có mấy lần Mặt Trời lên thiên đỉnh, tại sao? b. Phân tích ảnh hưởng của địa hình tới nhiệt độ và lượng mưa trên Trái Đất. Đáp án câu 1: a. - Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời: Trong một năm tia sáng Mặt Trời lần lượt chiếu thẳng góc với Trái Đất tại các địa điểm giữa hai chí tuyến. Điều đó làm ta có ảo giác Mặt Trời di chuyển. Nhưng trong thực tế, không phải Mặt Trời di chuyển mà là Trái Đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời. Chuyển động không có thực đó của Mặt Trời được gọi làchuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời. - Vĩ độ 140B trong một năm có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh. => vì nằm trong vùng nội chí tuyến. b. - Ảnh hưởng của địa hình tới nhiệt độ: + Độ cao: trong tầng đối lưu càng lên cao nhiệt độ càng giảm. Trung bình cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,60C. + Hướng sườn: sườn phơi nắng có nhiệt độ cao hơn sườn khuất nắng. + Độ dốc: cùng sườn phơi nắng độ dốc càng lớn nhiệt nhận được càng cao, cùng sườn khuất nắng độ dốc càng lớn nhiệt nhận được càng nhỏ. + Bề mặt địa hình: nơi đất bằng, nơi đất trũng, bề mặt cao nguyên nhiệt độ có sự thay đổi khác nhau. - Ảnh hưởng của địa hình tới lượng mưa: + Độ cao: Càng lên cao lượng mưa càng tăng nhưng tới một độ cao nào đó sẽ không còn mưa. + Hướng sườn: sườn đón gió mưa nhiều,sườn khuất gió mưa ít. Câu 2: a. Phân tích mối quan hệ giữa đất và sinh vật. Tại sao trên Trái Đất có nhiều loại đất khác nhau ? b. Quy luật địa đới thể hiện qua mạng lưới sông ngòi trên Trái Đất như thế nào? Đáp án câu 2: a. - Sinh vật tác động đến sự hình thành đất: + Đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành đất. + Thực vật cung cấp vật chất hữu cơ, rễ thực vật bám vào các khe nứt của đá làm phá hủy đá. + Vi sinh vật phân giải xác sinh vật và tổng hợp thành mùn. + Động vật sống trong đất (giun, kiến mối ) cũng góp phần làm thay đổi tính chất đất.- Đất tác động đến sinh vật: Các đặc tính lí, hóa và độ phì của đất ảnh hưởng tới sự phân bố và phát triển của thực vật.Ví dụ: đất ngập mặn thích hợp các loại cây ưa mặn, đất ba dan thích hợp các loại cây công nghiệp lâu năm - Trên Trái Đất có nhiều loại đất khác nhau, vì: + Bất kì loại đất nào cũng chịu tác động đồng thời của các nhân tố: đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình, thời gian và con người. + Tác động của mỗi nhân tố mối quan hệ giữa chúng khác nhau trong việc hình thành mỗi loại đất. b. Quy luật địa đới thể hiện qua mạng lưới sông ngòi trên Trái Đất. Chế độ nước của sông ngòi cũng phản ánh tính địa đới thông qua nguồn cung cấp nước ở các vành đai như sau: - Ở Xích đạo: dòng chảy của sông ngòi nhiều nước quanh năm, phản ánh đúng chế độ mưa quanh năm ở Xích đạo.
  3. - Ở vùng nhiệt đới: có một mùa mưa và một mùa khô nên sông ngòi có một mùa cạn và một mùa lũ. - Ở vùng ôn đới lạnh: vào mùa xuân sông được tiếp nước nhiều do băng tuyết tan. - Ở vùng cực nước hầu như ở thể rắn quanh năm. Câu 3: a. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ suất tử thô. Giải thích tại sao hiện nay tỉ suất tử thô của nhóm nước phát triển cao hơn nhóm nước đang phát triển? b. Cho bảng số liệu: PHÂN BỐ DÂN CƯ THEO CÁC KHU VỰC TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2005 (Đơn vị: người/km2) Số Khu vực Mật độ dân số Số Khu vực Mật độ dân số thứ thứ tự tự 1 Bắc Phi 23 10 Đông Á 131 2 Đông Phi 43 11 Đông Nam Á 124 3 Nam Phi 20 12 Tây Á 45 4 Tây Phi 45 13 Trung – Nam Á 143 5 Trung Phi 17 14 Bắc Âu 55 6 Bắc Mĩ 17 15 Đông Âu 93 7 Ca-ri-bê 166 16 Nam Âu 115 8 Nam Mĩ 21 17 Tây Âu 169 9 Trung Mĩ 60 18 Châu Đại Dương 4 Hãy nêu nhận xét và giải thích về tình hình phân bố dân cư giữa các châu lục trên thế giới năm 2005. Đáp án câu 3: a. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ suất tử thô: - Nhân tố kinh tế - xã hội: + Tiến bộ về mặt y tế và khoa học kĩ thuật, mạng lưới y tế chăm sóc sức khỏe phát triển làm giảm tỉ suất tử thô, nhất là tỉ lệ tử vong trẻ em. + Mức sống của dân cư: mức sống được cải thiện và nâng cao thì tỉ suất tử thô giảm và ngược lại. + Các nhân tố khác như chiến tranh, tai nạn cũngảnh hưởng đến tỉ suất tử thô. - Nhân tố tự nhiên – sinh học là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởngđến tỉ suất tử thô do những khác biệt sinh học giữa nam và nữ, cơ cấu giới tính và độ tuổi. - Nhân tố môi trường sống tác động trực tiếp đến sức khỏe con người và ảnh hưởngđến tỉ suất tử thô. Môi trường sống bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tuổi thọ và sức khỏe dân cư. - Các thiên tai ( động đất, núi lửa, bão, lũ lụt ) * Giải thích: Nguyên nhân chủ yếu là do sự khác biệt về cơ cấu dân số: - Nhóm nước phát triển có cơ cấu dân số già, tỉ lệ người già trong tổng số dân lớn nên tỉ suất tử thô cao mặc dù điều kiện sống rất tốt. - Nhóm nước đang phát triển có cơ cấu dân số trẻ: tỉ lệ người già trong tổng số dân nhỏ, số người trẻ trong tổng số dân đông nhưng do y tế và chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao nên tỉ suất tử thô của trẻ em giảm, tỉ suất tử thô thấp hơn so với nhóm nước phát triển. b. Nhận xét: - Dân cư có sự phân bố không đồng đều giữa các khu vực trên thế giới.
  4. + Có các khu vực đông dân, mật độ dân số cao: Tây Âu 169 người/km 2, Ca-ri-bê 166người/km2, Trung - Nam Á 143người/km2 + Có các khu vực thưa dân, mật độ dân số thấp: Châu Đại Dương 4người/km2, Trung Phi17người/km2, Nam Mĩ 21người/km2 * Giải thích: - Sự phân bố dân cư chịu tác động của nhiều nhân tố: điều kiện tự nhiên (địa hình, đất, khí hậu, nguồn nước ) và nhân tố kinh tế - xã hội (trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tính chất của nền kinh tế, chuyển cư ). + Những khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi, kinh tế phát triển, lịch sử khai thác lâu đời thì tập trung đông dân cư. + Những khu vực có điều kiện tự nhiên không thuận lợi, kinh tế kém phát triển, mới được khai thác thì dân cư thưa thớt. Câu 4: a. So sánh đặc điểm của sản xuất công nghiệp vớisản xuất nông nghiệp. b. Tại sao sản xuất công nghiệp có tính tập trung cao độ? Đặc điểm này thể hiện như thế nào? Đáp án câu 4: a. So sánh đặc điểm của sản xuất công nghiệp với sản xuất nông nghiệp. * Giống nhau: - Đều thuộc khu vực sản xuất vật chất, trực tiếp tạo ra của cải vật chất phục vụ sản xuất và đời sống. - Có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế. * Khác nhau: Đặc điểm Nông nghiệp Công nghiệp Tư liệu sản xuất Đất đai Máy móc Đối tượng lao động Cây trồng, vật nuôi Nguyên, nhiên liệu khoáng sản Mức độ tập trung sản xuất Có tính phân tán trong không gian Có tính tập trung cao độ Tính mùa vụ Có tính mùa vụ rõ rệt Tính mùa vụ không thể hiện rõ Mức độ phụ thuộc điều kiện tự Phụ thuộc chặt chẽ điều kiện tự Ít phụ thuộc điều kiện tự nhiên nhiên nhiên Các giai đoạn sản xuất Các giai đoạn kế tiếp nhau theo Bao gồm 2 giai đoạn có thể tiến trình tự vì đối tượng là cây trồng, hành đồng thời hay cách xa nhau vật nuôi về mặt không gian Mức độ phức tạp, phối hợp giữa Mức độ phức tạp, phối hợp giữa Bao gồm nhiều ngành phức tạp, các ngành các ngành trong nông nghiệp ít được phân công tỉ mỉ và có sự hơn so với công nghiệp phối hợp giữa nhiều ngành để tạo ra sản phẩm cuối cùng b. - Sản xuất công nghiệp có tính tập trung cao độ vì: + Trừ một số ngành, sản xuất công nghiệpgồm 2 giai đoạn tác động vào đối tượng lao động để tạo ra nguyên liệu và chế biến nguyên liệuđể tạo ra sản phẩm. + Sản xuất công nghiệpgồm nhiều ngành phức tạp,được phân công tỉ mỉ và có sự phối hợp giữa nhiều ngành để tạo ra sản phẩm cuối cùng. + Sự tập trung cao độ thúc đẩy chuyên môn hóa, hợp tác hóa mang lại hiệu quả kinh tế cao. + Trong phân bố công nghiệp cần phải chọn những địa điểm thích hợp để hình thành các xí nghiệp có mối liên hệ mật thiết với nhau về các mặt công ngh, nguyên liệu, lao động - Đặc điểmtập trung cao độ được thể hiện ở tập trung tư liệu sản xuất, nhân công và sản phẩm. Câu 5: Cho bảng số liệu
  5. DÂN SỐ VÀ DÂN SỐ THÀNH THỊ CỦA THẾ GIỚI (Đơn vị: triệu người) Năm 1970 1990 2002 2010 Dân số thế giới 3632 5290 6215 6892 Trong đó dân số thành thị 1369 2275 2964 3446 a. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình phát triển dân số và tỉ lệdân số thành thị của thế giới giai đoạn 1970-2010. b. Nhận xét và giải thích. Đáp án câu 5: a. Vẽ biểu đồ - Xử lí số liệu: tính tỉ lệdân số thành thị của thế giới giai đoạn 1970-2010. + Công thức tính: Tỉ lệdân số thành thị = (dân số thành thị/ tổng dân số thế giới )x100% + Bảng kết quảtỉ lệdân số thành thị của thế giới giai đoạn 1970-2010. (Đơn vị: %) Năm 1970 1990 2002 2010 Tỉ lệdân số thành thị 37,7 43,0 47,7 50 - Vẽ biểu đồ kết hợp cột chồng. Các biểu đồ khác không cho điểm. - Yêu cầu chính xác, đẹp, đầy đủ tên, chú giải, số liệu Nếu thiếu hoặc sai mỗi yếu tố trừ 0,25 điểm. b. Nhận xét và giải thích: - Nhìn chung thời kì 1970 – 2010 dân số thế giới,dân số thành thịvà tỉ lệdân số thành thị ngày càng tăng nhanh. - Dân số thế giớithế giớităng nhanh (dẫn chứng) do bùng nổ dân số, gần đây tăng chậm lại do một số nước thực hiện chính sách dân số nhằm giảm mức sinh. - Dân sốthành thị của thế giới và tỉ lệdân số thành thị tăng nhanh (dẫn chứng) do tác động của qua trình công nghiệp hóa và đô thị hóa. .HẾT .