Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Địa lí Lớp 10 - Trường THPT Cư M'Gar (Có đáp án)

Câu 1 (4 điểm)
a. Trình bày chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời trong khu vực nội chí tuyến. Phân tích tác động của lực Côriôlit đến hướng chuyển động của gió trên Trái Đất.
b. Phân tích mối quan hệ giữa đất và sinh vật. Tại sao kiểu thảm thực vật ở đới ôn hòa rất đa dạng?
docx 10 trang Hải Đông 20/01/2024 1940
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Địa lí Lớp 10 - Trường THPT Cư M'Gar (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_olympic_10_3_lan_3_mon_dia_li_lop_10_truong_thpt_cu_m.docx

Nội dung text: Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Địa lí Lớp 10 - Trường THPT Cư M'Gar (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐẮK LẮK TRƯỜNG THPT CƯ M’GAR KÌ THI OLYMPIC 10-3 LẦN III ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN: ĐỊA LÝ LỚP 10 1
  2. ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN Câu 1 (4 điểm) a. Trình bày chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời trong khu vực nội chí tuyến. Phân tích tác động của lực Côriôlit đến hướng chuyển động của gió trên Trái Đất. b. Phân tích mối quan hệ giữa đất và sinh vật. Tại sao kiểu thảm thực vật ở đới ôn hòa rất đa dạng? Ý Nội dung chính cần đạt Điểm a * Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời 2,0 - Hiện tượng Mặt Trời ở đúng đỉnh đầu lúc 12 giờ trưa được gọi là hiện tượng Mặt Trời lên 0,25 thiên đỉnh. - Trong một năm, những tia sáng Mặt Trời chỉ lần lượt chiếu thẳng góc trên mặt đất ở 0,25 những khu vực giữa 2 chí tuyến, thì trên mặt đất người ta sẽ quan sát thấy hình như Mặt Trời quanh năm chỉ di chuyển giữa hai chí tuyến. Nhưng trong thực tế, không phải Mặt Trời di chuyển mà là Trái Đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời. Chuyển động không có thật đó của Mặt Trời được gọi là chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời. - Hiện tượng xảy ra như sau: 0,5 + 21/3: Mặt trời chiếu thẳng góc vào Xích đạo. + Sau 21/3, Mặt Trời di chuyển dần lên chí tuyến Bắc và chiếu thẳng góc vào chí tuyến Bắc ngày 22/6. + Sau ngày 22/6, MT di chuyển dần xuống xích đạo và chiếu thẳng góc vào xích đạo ngày 23/9. + Sau ngày 23/9, MT di chuyển xuống chí tuyến Nam và chiếu thẳng góc vào chí tuyến Nam ngày 22/12. + Sau ngày 22/12, MT di chuyển dần lên xích đạo, rồi lại lên chí tuyến Bắc. * Tác động của lực Côriôlit đến hướng chuyển động của gió trên Trái Đất - Khi Trái Đất tự quay quanh trục, mọi địa điểm thuộc các vĩ độ khác nhau ở bề mặt Trái 0,25 Đất (trừ 2 cực) đều có vận tốc dài khác nhau và hướng chuyển động từ tây sang đông. Do vậy, các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất sẽ bị lệch so với hướng ban đầu. Lực làm lệch hướng đó là lực Côriôlit. Ở bán cầu Bắc, vật chuyển động bị lệch về bên phải, ở bán cầu Nam bị lệch về bên trái theo hướng chuyển động. - Tác động của lực Côriôlit đến sự chuyển động của gió. + Gió Mậu dịch: thổi từ các cao áp ở hai chí tuyến về Xích đạo, ở bán cầu Bắc bị lệch về 0,25 bên phải nên có hướng đông bắc, ở bán cầu Nam lệch về bên trái nên có hướng đông nam. + Gió Tây ôn đới: thổi từ các khu áp cao chí tuyến về phía áp thấp ôn đới, ở bán cầu Bắc 0,25 lệch sang phải có hướng tây nam. ở bán cầu Nam có hướng tây bắc. + Gió Đông cực: thổi từ áp cao cực về áp thấp ôn đới, ở bán cầu Bắc có hướng đông bắc, ở 0,25 bán cầu Nam có hướng đông nam. b * Phân tích mối quan hệ giữa đất và sinh vật 2,0 - Đất tác động đến sinh vật: 0,5 + Các đặc tính lý, hoá và độ phì của đất ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của thực vật. + Ví dụ: . Đất ngập mặn: các loài cây ưa mặn phát triển: đước, sú, vẹt. . Đất badan: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều. + Đất còn là nơi cư trú của nhiều loài động vật sống trong đất. - Sinh vật tác động đến đất: 0,5 + Sinh vật đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất + Thực vật: cung cấp xác vật chất hữu cơ cho đất, rễ thực vật bám vào các khe nứt của đá làm phá hủy đá. + Vi sinh vật phân huỷ xác vật chất hữu cơ và tổng hợp thành mùn. + Động vật sống trong đất ( giun, kiến, mối ) cũng góp phần làm thay đổi một số tính chất vật lý, hoá học của đất. 2
  3. * Kiểu thảm thực vật ở đới ôn hòa rất đa dạng, vì: - Ở đới ôn hòa có nhiều kiểu thảm thực vật khác nhau: rừng lá kim, rừng lá rộng và rừng 0,25 hỗn hợp ôn đới, thảo nguyên, cây bụi chịu hạn và đồng cỏ núi cao, hoang mạc, bán hoang mạc. - Nguyên nhân: do ở đới ôn hòa có nhiều kiểu khí hậu và nhóm đất khác nhau. Mỗi kiểu khí 0,75 hậu lại có nhóm đất và kiểu thảm thực vật tương ứng: + Kiểu khí hậu ôn đới lục địa (lạnh) có đất pốtdôn, rừng lá kim. + Kiểu khí hậu ôn đới hải dương có đất nâu và xám, rừng lá rộng và rừng hỗn hợp. + Kiểu khí hậu ôn đới lục địa nửa khô hạn có đất đen, thảo nguyên. + Kiểu khí hậu cận nhiệt gió mùa có đất đỏ vàng, rừng cận nhiệt ẩm. + Kiểu khí hậu Địa Trung Hải có đất đỏ nâu, rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt. + Kiểu khí hậu cận nhiệt lục địa có đất xám, cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc. 3
  4. Câu 2: (4 điểm) a. Giải thích tại sao trong tầng đối lưu càng lên cao, nhiệt độ không khí càng giảm, trong khi nhiệt độ ở tầng bình lưu lại tăng theo độ cao? Vì sao tầng đối lưu có ý nghĩa quan trọng đối với lớp vỏ Địa lí. b. Cho bảng số liệu: Phân phối tổng lượng bức xạ Mặt trời ở các vĩ độ của bán cầu Bắc (đơn vị cal/cm2/ngày) Vĩ độ Ngày/tháng 00 100 200 500 700 900 21/3 672 659 556 367 132 0 22/6 577 649 728 707 624 634 23/9 663 650 548 361 130 0 22/12 616 519 286 66 0 0 Giải thích vì sao ngày 22/6, tổng bức xạ Mặt Trời lớn nhất ở vĩ độ 20 0B và tổng xạ ở các vĩ độ từ 10 0B đến 900 Bắc lớn hơn ở Xích đạo? Ý Hướng dẫn chấm Điểm a Giải thích tại sao trong tầng đối lưu càng lên cao, nhiệt độ không khí càng giảm, 2,0 trong khí nhiệt độ ở tầng bình lưu lại tăng theo độ cao? Vì sao tầng đối lưu có ý nghĩa quan trọng đối với lớp vỏ Địa lí. * Nhiệt độ không khí trong tầng đối lưu càng lên cao càng giảm vì: 0,5 - Do xa nguồn cung cấp nhiệt chính: Trong tầng đối lưu, nhiệt độ không khí phụ thuộc vào nhiệt của bề mặt đất do Mặt Trời đốt nóng (chủ yếu) và bức xạ Mặt Trời. Do đó, càng lên cao nhiệt độ được mặt đất cung cấp càng giảm - Do càng lên cao không khí càng loãng, khả năng giữ nhiệt do mặt đất truyền lên kém hơn * Nhiệt độ tầng bình lưu tăng theo độ cao vì: do ở xa mặt đất hơn nên nguồn cung cấp 0,25 nhiệt chính cho tầng này là do Mặt Trời đốt nóng trực tiếp và do lớp ôzôn hấp thụ bức xạ Mặt Trời. Tầng đối lưu có ý nghĩa quan trọng đối với lớp vỏ Địa lí vì: - Là tầng thấp nhất của khí quyển nơi tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với vỏ Trái Đất, 0,25 chiếm 80% khối lượng không khí và ¾ hơi nước của khí quyển và hầu hết các sinh vật, vật chất rắn khác. - Cung cấp các chất khí cần thiết cho sự sống tồn tại và phát triển: O 2, CO2 cho quang 0,25 hợp của cây xanh. - Nơi diễn ra tất cả các hiện tượng khí tượng có ảnh hưởng đến sự sống trên Trái Đất: gió, 0,25 mưa, bão, sương mù - Điều hòa nhiệt độ trên bề mặt Trái Đất: ban ngày cản bớt nhiệt từ Mặt Trời xuống Trái 0,25 Đất, đêm giảm sự thoát nhiệt từ mặt đất vào vũ trụ. - Là là chắn bảo vệ Trái Đất khỏi thiên thạch nhỏ: các thiên thạch khi đi qua lớp không 0,25 khí đậm đặc của tầng này bị ma sát mạnh đốt cháy trên không, hoặc giảm kích thước trước khi rơi xuống đất. b Ngày 22/6, tổng bức xạ Mặt Trời lớn nhất ở vĩ độ 200B và tổng xạ ở các vĩ độ từ 2,0 100B đến 700 Bắc lớn hơn ở Xích đạo. - Tổng lượng bức xạ Mặt Trời phụ thuộc vào góc nhập xạ và thời gian chiếu sáng 0,5 - Ngày 22/6, Mặt Trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến Bắc, nên ở bảng trên có tổng lượng bức xạ Mặt Trời lớn nhất ở vĩ độ 200B, là vĩ tuyến gần chí tuyến Bắc nhất trong các vĩ tuyến 0,75 đã cho. 4
  5. - Đồng thời, 22/6 là ngày mà tất cả các vĩ tuyến ở bán cầu Bắc có ngày dài nhất trong 0,75 năm, như vậy từ vĩ độ 100B đến 700B, thời gian chiếu sáng dài hơn ở Xích đạo (luôn có ngày dài bằng đêm), do đó tổng bức xạ Mặt Trời ở đây lớn hơn ở Xích đạo. 5
  6. Câu 3 (4 điểm) a. Phân biệt hai bộ phận dân số hoạt động kinh tế và dân số không hoạt động kinh tế trong nguồn lao động. Tại sao nói cơ cấu lao động theo ngành kinh tế là một trong những chỉ tiêu phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia? b. Cho bảng số liệu: CƠ CẤU DÂN SỐ PHÂN THEO NHÓM TUỔI CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1979 - 2012 (đơn vị: %) Nhóm tuổi 1979 1989 1999 2009 2012 0 – 14 42,5 38,9 33,6 25,0 23,9 15 – 59 50,4 53,2 58,4 66,0 65,9 60 trở lên 7,1 7,9 8,1 9,0 10,2 Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu dân số theo tuổi của Việt Nam trong giai đoạn trên. Với đặc điểm cơ cấu dân số hiện tại, Việt Nam có những cơ hội và thách thức gì trong phát triển kinh tế - xã hội hiện tại và tương lai. Ý Hướng dẫn chấm Điểm a * Phân biệt dân số hoạt động kinh tế và dân số không hoạt động kinh tế 1,75 - Nguồn lao động: bao gồm bộ phận dân số trong độ tuổi quy định có khả năng tham gia 0,25 lao động. - Nguồn lao động gồm 2 bộ phận: + Dân số hoạt động kinh tế: bao gồm những người đang có việc làm (dân số hoạt động 0,25 kinh tế thường xuyên) và cả những người không có việc làm nhưng đang tích cực tìm kiếm việc làm trong một ngành nào đó trong một khoảng thời gian nhất định (dân số hoạt động kinh tế không thường xuyên). + Dân số không hoạt động kinh tế: bao gồm những người trong độ tuổi lao động nhưng 0,25 không tham gia hoạt động kinh tế vì các lí do như đang đi học, nội trợ, không có nhu cầu làm việc. * Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế là một trong những chỉ tiêu phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, vì: - Trình độ phát triển kinh tế - xã hội là một tiêu chí tổng hợp được đánh giá thông qua 0,25 một số chỉ tiêu sau: tốc độ tăng trưởng kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế (gồm cả cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế), GDP bình quân đầu người, - Cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế bao gồm 3 nhóm ngành: nông – lâm – ngư 0,25 nghiệp, công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Mối tương quan tỉ lệ lao động giữa ba nhóm ngành phản ánh trình độ phát triển của mỗi quốc gia ở mức độ nhất định: + Lao động tập trung chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất vật chất (nông nghiệp, công 0,25 nghiệp), tức là năng suất lao động chưa cao, giá trị tăng thêm của nền kinh tế còn thấp, kinh tế tăng trưởng chậm, chuyển dịch chậm, tích lũy ít, GDP/người ở mức thấp. + Lao động chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ, tức là các hoạt động kinh tế đa dạng hơn, 0,25 tạo ra giá trị cho nền kinh tế nhiều hơn, đồng thời nhu cầu tiêu dùng của con người cũng tăng lên. Do vậy giá trị tăng thêm của nền kinh tế nhiều hơn, tăng trưởng nhanh hơn, GDP/người cao. b * Nhận xét sự thay đổi cơ cấu dân số theo tuổi của Việt Nam: 2,25 - Cơ cấu dân số theo tuổi của Việt Nam có sự thay đổi theo hướng: giảm dần tỉ trọng 0,25 nhóm dân số từ 0-15 tuổi và tăng dần tỉ trọng nhóm trong và trên tuổi lao động (minh họa). 0,25 - Nhóm trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ lớn nhất, nhóm dưới tuổi lao động tuy có giảm nhưng vẫn chiếm tỉ trọng khá cao, nhóm trên độ tuổi lao động vẫn còn nhỏ. 0,25 - Tỉ lệ dân số phụ thuộc của Việt Nam có xu hướng giảm dần (từ 49,6% năm 1979 xuống còn 34,1% năm 2012). Kết luận: Nước ta đang ở trong thời kì cơ cấu dân số vàng. 6
  7. * Cơ hội và thách thức của cơ cấu dân số vàng: - Cơ hội: + Kinh tế: số trẻ em ít -> có điều kiện đầu tư, nâng cao chất lượng giáo dục -> nâng cao 0,75 chất lượng lao động trong tương lai. Số lượng người già chưa nhiều -> đầu tư cho y tế, phúc lợi xã hội, tăng khả năng tích lũy. + Nguồn lao động dồi dào -> tạo nguồn lao động, thị trường tiêu thụ rộng, có khả năng thu hút đầu tư, + Tỉ lệ phụ thuộc ít nên dễ dàng cải thiện chất lượng cuộc sống, giáo dục, y tế không bị sức ép của dân số nên phát triển, chất lượng cao - Thách thức: 0,75 + Số lượng lao động đông, tăng nhanh, nếu không giải quyết được mâu thuẫn với phát triển kinh tế sẽ gây áp lực cho vấn đề việc làm, thất nghiệp. + Chất lượng lao động chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu chất lượng lao động. + Nếu không có biện pháp duy trì, kéo dài thời kì dân số vàng và khai thác hiệu quả nguồn lao động trong giai đoạn này thì sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng già hóa dân số trong khi kinh tế vẫn phát triển ở trình độ thấp. 7
  8. Câu 4 (4,0 điểm): a. Trong cơ cấu sản lượng điện của thế giới hiện nay, loại điện nào chiếm tỉ trọng lớn nhất? Giải thích nguyên nhân. Tại sao nhân loại ngày càng chú trọng hơn đến việc nghiên cứu và ứng dụng các nguồn năng lượng mới? b. Phân tích ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên của nước ta đối với sự phát triển và phân bố các ngành giao thông vận tải đường ô tô và đường biển. Ý Hướng dẫn chấm Điểm a * Trong cơ cấu sản lượng điện thế giới hiện nay, loại điện chiếm tỉ trọng lớn nhất 2,0 là nhiệt điện, vì: - Tuy cũng mang một vài nhược điểm, nhưng so với các loại điện khác nhiệt điện có 0,25 nhiều ưu thế để phát triển hơn. + Các nhà máy nhiệt điện có thể sử dụng đa dạng các nguồn nhiên liệu (như than, dầu 0,25 mỏ, khí đốt, rác thải ) hầu hết đều có trữ lượng lớn. + Thời gian xây dựng ngắn, không đòi hỏi trình độ kĩ thuật quá cao, không bị giới hạn 0,25 về công suất lắp đặt, tốn ít vốn đầu tư và chi phí giải phóng mặt bằng nên phù hợp với nhiều quốc gia, nhất là các nước đang phát triển. - Trong khí đó các loại điện khác lại mang lại nhiều nhược điểm lớn: + Thủy điện gây tổn hại to lớn đến môi trường tự nhiên (phá rừng đầu nguồn, gây 0,25 động đất kích thích, suy giảm nguồn lợi tài nguyên thủy sản ), ảnh hưởng đến đời sống người dân vùng hạ lưu vào mùa mưa (khi xả lũ hoặc xảy ra vỡ đập), chế độ vận hành và công suất phát điện phụ thuộc vào đặc điểm thủy chế của địa phương, thời gian xây dựng khá lâu, cần nhiều vốn đầu tư + Điện nguyên tử đòi hỏi vốn đầu tư lớn, trình độ kĩ thuật cao, gây hiểm họa khôn 0,25 lường nếu xảy ra rủi ro. + Các nguồn điện mới (điện gió, điện thủy triều, điện địa nhiệt ) đòi hỏi chi phí xây 0,25 dựng và vận hành lớn, quy trình kĩ thuật phức tạp * Mặc dù phải giải quyết bài toán về mặt kĩ thuật và tính kinh tế, nhưng nhân loại vẫn ngày càng chú trọng đến việc nghiên cứu và ứng dụng các nguồn năng lượng mới , bởi vì: - Các nguồn năng lượng truyền thống và năng lượng nguyên tử, thủy điện ngày càng 0,25 cạn kiệt (củi, gỗ, than, dầu khí ), gây ra những vấn đề nghiêm trọng về môi trường hoặc tiềm ẩn nhiều rủi ro trong quá trình khai thác và xây dựng. - Các nguồn năng lượng mới (Mặt Trời, địa nhiệt, gió, thủy triều, sinh khối ) gần 0,25 như vô tận, ít gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái. b Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên nước ta đối với sự phát triển và phân bố các 2,0 ngành giao thông vận tải (GTVT) đường ô tô và đường biển. * Ảnh hưởng tích cực: + Nhờ vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á, phía đông giáp Biển Đông, nằm trên 0,25 đường hàng hải quốc tế, nên thuận lợi để phát triển ngành GTVT đường biển. + Hình dạng lãnh thổ trải dài trên 15 0 vĩ tuyến, thuận lợi phát triển ngành GTVT theo 0,25 trục Bắc – Nam. + Ven biển có nhiều vũng vịnh kín gió thuận lợi cho xây dựng hải cảng, thềm lục địa 0,25 phía Nam có trữ lượng dầu khí khá lớn cũng góp phần thúc đẩy ngành GTVT đường biển phát triển. + Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mưa tuyết hiếm khi xảy ra và nước biển không bị 0,25 đóng băng vào mùa đông tạo điều kiện thuận lợi cho GTVT đường ô tô và đường biển diễn ra quanh năm. * Ảnh hưởng tiêu cực: + Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ (75%), chủ yếu theo hướng Tây 0,25 Bắc – Đông Nam, khiến giao thông đường ô tô theo hướng Bắc – Nam gặp khó khăn, 8
  9. nên phải xây dựng đường đèo, hoặc đào hầm đường bộ xuyên núi. + Hình dáng lãnh thổ hẹp ngang nên cũng khiến giao thông đường ô tô theo hướng Tây – Đông phát triển khá hạn chế. + Mạng lưới sông ngòi khá dày đặc nên phải xây dựng nhiều cầu cống, sử dụng nhiều 0,25 phà để đảm bảo giao thông ô tô được thông suốt. + Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, đã: - Gây nhiều khó khăn cho việc xây dựng, bảo dưỡng mạng lưới và các công trình giao 0,25 thông vận tải đường ô tô và đường biển. - Vào mùa mưa lũ, GTVT đường biển thường bị ngưng trệ do ảnh hưởng của bão, hoạt 0,25 động GTVT đường ô tô cũng gặp nhiều khó khăn do ngập lụt, sạt lở đường sá 9
  10. Câu V (4 điểm) Cho bảng số liệu: SẢN LƯỢNG MỘT SỐ SẢN PHẨM NGÀNH CÔNG NGHIỆP NĂNG LƯỢNG TRÊN THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 1950 - 2013 Năm 1950 1970 1990 2000 2013 Than (tỉ tấn) 1,82 2,9 3,39 4,61 7,9 Dầu (tỉ tấn) 0,5 2,34 3,33 3,61 4,13 Điện (nghìn tỉ Kwh) 0,97 4,96 11,8 15,4 23,1 a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng một số sản phẩm của ngành công nghiệp năng lượng trên thế giới giai đoạn 1950 – 2013. b. Nhận xét và giải thích tình hình phát triển ngành công nghiệp năng lượng trên thế giới trong giai đoạn trên. Ý Hướng dẫn chấm Điểm a * Vẽ biểu đồ 2,5 + Xử lí số liệu 0,5 Bảng số liệu thể hiện tốc độ tăng trưởng các sản phẩm của ngành công nghiệp năng lượng (lấy giá trị năm 1950 = 100,0 %) Năm 1950 1970 1990 2000 2013 Than (tỉ tấn) 100,0 159,3 186,3 253,3 434,1 Dầu (tỉ tấn) 100,0 468,0 666,0 722,0 826., Điện (nghìn tỉ Kwh) 100,0 511,3 1216,5 1587,6 2381,4 2,0 + Vẽ biểu đồ đường Vẽ biểu đồ đảm bảo chính xác, thẩm mĩ, có chú giải và tên biểu đồ. b * Nhận xét: 1,5 - Sản lượng các sản phẩm đều có xu hướng tăng và tăng liên tục nhưng tốc độ tăng khác 0,5 nhau (minh họa) - Sản lượng điện có tốc độ tăng nhanh nhất, thứ 2 là dầu và than có tốc độ tăng chậm 0,25 nhất (minh họa). * Giải thích: - Sản lượng điện tăng nhanh nhất do: nhu cầu sử dụng ngày càng tăng (cả sản xuất và 0,25 đời sống), đặc biệt với nền sản xuất hiện đại, sử dụng nhiều nguồn năng lượng sản xuất điện khác nhau (cả năng lượng truyền thống và năng lượng sạch). - Sản lượng dầu tăng nhanh hơn than do: + So với than, dầu có nhiều ưu điểm hơn: Sản phẩm tạo ra đa dạng hơn, sử dụng nhiều 0,25 cho đời sống, sản xuất; Dễ sử dụng, dễ vận chuyển, dễ nạp nhiên liệu cho động cơ. Nhiệt lượng cao, cháy không để lại tro. Cung cấp nguyên liệu quý cho các ngành hóa dược phẩm quan trọng. + Sản lượng than tăng trưởng chậm do: đang dần cạn kiệt, ô nhiễm môi trường nghiêm 0,25 trọng, công nghệ khai thác còn hạn chế, sản lượng tăng chậm và bị thay thế bởi các nguồn năng lượng mới, năng lượng sạch. HẾT 10