Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Địa lí Lớp 10 - Trường THPT DTNT N'Trang Lơng (Có đáp án)
Câu 1: (4 điểm)
a. Cuộc hành trình vòng quanh Trái Đất của Magienlăng vào ngày 20-09-1619 xuất phát từ Tây Ban Nha và luôn đi về hướng Tây. Sau gần 3 năm đoàn thám hiểm trở về nơi xuất phát vào ngày 07-09-1621 . Nhưng nhật kí của đoàn lại ghi 06-09-1621 nghĩa là chậm một ngày so với lịch của Tây Ban Nha. Hỏi tại sao lại có sự nhầm lẫn như vậy ?
b. Giải thích : Tại sao ngày hè trời nhiều mây thì đỡ nóng, đêm đông trời nhiều mây thì đỡ rét và đêm đông trời ít mây thì lại rét hơn.
c. Chứng minh sự tác động của lực Côriôlit đến các dòng biển và dòng chảy của sông.
a. Cuộc hành trình vòng quanh Trái Đất của Magienlăng vào ngày 20-09-1619 xuất phát từ Tây Ban Nha và luôn đi về hướng Tây. Sau gần 3 năm đoàn thám hiểm trở về nơi xuất phát vào ngày 07-09-1621 . Nhưng nhật kí của đoàn lại ghi 06-09-1621 nghĩa là chậm một ngày so với lịch của Tây Ban Nha. Hỏi tại sao lại có sự nhầm lẫn như vậy ?
b. Giải thích : Tại sao ngày hè trời nhiều mây thì đỡ nóng, đêm đông trời nhiều mây thì đỡ rét và đêm đông trời ít mây thì lại rét hơn.
c. Chứng minh sự tác động của lực Côriôlit đến các dòng biển và dòng chảy của sông.
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Địa lí Lớp 10 - Trường THPT DTNT N'Trang Lơng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_olympic_10_3_lan_3_mon_dia_li_lop_10_truong_thpt_dtnt.docx
Nội dung text: Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Địa lí Lớp 10 - Trường THPT DTNT N'Trang Lơng (Có đáp án)
- SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐAKLĂK ĐỀ OLIMPIC 10/3 LẦN IIINĂM 2018 TRƯỜNG THPT DTNT N’TRANGLONG MÔN : Địa lý 10 Thời gian làm bài: 180 phút Phần 1: Đề thi. Câu 1: (4 điểm) a. Cuộc hành trình vòng quanh Trái Đất của Magienlăng vào ngày 20-09-1619 xuất phát từ Tây Ban Nha và luôn đi về hướng Tây. Sau gần 3 năm đoàn thám hiểm trở về nơi xuất phát vào ngày 07-09-1621 . Nhưng nhật kí của đoàn lại ghi 06-09-1621 nghĩa là chậm một ngày so với lịch của Tây Ban Nha. Hỏi tại sao lại có sự nhầm lẫn như vậy ? b. Giải thích : Tại sao ngày hè trời nhiều mây thì đỡ nóng, đêm đông trời nhiều mây thì đỡ rét và đêm đông trời ít mây thì lại rét hơn. c. Chứng minh sự tác động của lực Côriôlit đến các dòng biển và dòng chảy của sông. Câu 2: (4 điểm) a. Giải thích tại sao cán cân bức xạ mặt Trời trung bình năm của mặt đất giảm dần từ xích đạo về 2 cực ? b. Tại sao sự phân bố các thảm thực vật từ xích đạo về cực phụ thuộc nhiều vào khí hậu? Câu 3: (4 điểm) a. Gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học đều tác động đến quy mô dân số, song tại sao chỉ có gia tăng dân số tự nhiên được coi là động lưc phát triển dân số ? b. Em hãy cho biết các nguyên nhân của quá trình chuyển cư? c. So sánh sự khác nhau về cơ cấu dân số theo tuổi và giới giữa nhóm nước phát triển và đang phát triển? Câu 4: (4 điểm) a.Vì sao có sự khác nhau về tính giai đoạn của sản xuất công nghiệp và sản xuất nông nghiệp? b.Tính chất hai giai đoạn tác động như thế nào đến sản xuất công nghiệp? Câu 5: (4 điểm) Dựa vào bảng số liệu sau: Tình hình biến động rừng của nước ta (Đơn vị:triệu ha) Năm 1943 1983 1999 2005 Tổng diện tích rừng 14,3 7,2 10,9 12,7 DT rừng tự nhiên 14,3 6,8 9,4 10,2 DT rừng trồng 0,0 0,4 1,5 2,5 a. Tính độ che phủ rừng qua các năm. b. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình biến động rừng và độ che phủ rừng của nước ta thời gian trên. c. Nhận xét và giải thích nguyên nhân về tình hình biến động đó. Lưu ý : Thí sinh được sử dụng Tập bản đồ thế giới và các châu lục trong khi thi. 1
- Phần 2 : Đáp án Câu 1 Gợi ý đáp án Điểm a 1đ -Ở đây không có sự nhầm lẫn nào cả. theo quy ước, người ta đã lấy kinh 0.5 tuyến 180 ở giữa Thái Bình Dương làm đường chuyển ngày quốc tế. -Vì vậy, nếu một chiếc tàu vượt qua kinh tuyến 180 từ hướng Đông sang 0.5 hướng Tây thì lịch phải tăng thêmmột ngày và ngược lại, đi từ tây sang Đông phải trừ một ngày lịch. Đây chính là trường hợp đoàn tàu của Magienlan khi vượt qua Thái Bình Dương từ châu Mĩ sang châu Á. Nên mới có sự khác nhau về ngày như trên. b. Giải thích : Tại sao ngày hè trời nhiều mây thì đỡ nóng, đêm đông trời nhiều 1 đ mây thì đỡ rét và đêm đông trời ít mây thì lại rét hơn. - Mây có vai trò quan trọng trong việc giữ bức xạ Mặt trời và ngăn bớt sự tỏa 0.25 nhiệt của Trái Đất. - Ngày hè có nhiều mây thì mây sẽ phản xạ và hấp thu một phần bức xạ Mặt 0.25 Trời làm cho mặt đất bớt nóng. - Đêm đông có nhiều mây thì sẽ ngăn bớt sự tỏa nhiệt của Trái Đất, làm cho 0.25 đỡ rét. - Đêm đông trời quang mây, Trái Đất toả nhiệt nhiều hơn nên rét hơn 0.25 c. Chứng minh sự tác động của lực Côriôlit đến các dòng biển và dòng chảy của 2đ sông. Lực côriôlit có thể tác động trức tiếp hoặc gián tiếp thong qua gió đến hướng chảy của các dòng biển. 0.25 + Những dõng biển chảy từ xích đạo về hướng Bắc đều bị lệch hướng về phía Đông và chảy theo hướng Tây Nam Đông bắc như dòng biển Gơn xtrim, bắc 0.25 đại Tây Dương, Cư rô xi vô + Những dòng biển từ xích đạo về phía Nam càng về phái nam càng lệch hướng về phía Đông đến khoảng 400 đến 500 thì lệch hẳn về phái Đông như 0.25 dòng biển tín phong Nam đại Tây Dương, dòng biển ven bờ Braxin, Ma đa gat ca + Các dòng biển chảy từ phái Đông về Phía Tây dọc xích Đạo bị lêch về phía bên phải và chảy về phía Bắc. 0.25 + Các dòng biển phía nam xích đạo lệch về bên Trái và chaye xuống phía Nam. 0.25 Lực quán tính côriôlit tác động trực tiếp tới dòng chảy của sông. + Các sông ở bán cầu Bắc áp lực của dòng chảy bên bờ bên phải sông mạnh 0.25 hơn so với bờ bên Trái. 0.25 + Các sông ở nam bán cầu Bờ trái của sông chịu áp lực mạnh hơn so với bờ bên phải. 0.25 Câu 2 a Giải thích tại sao cán cân bức xạ mặt Trời trung bình năm của mặt đất giảm 2.5đ dần từ xích đạo về 2 cực ? Cán cân bức xạ mặt trời của mặt đất là đại lượng biểu thị mối tương quan 2
- giữa năng lượng bức xạ mà bề mặt đất thu được và chi ra. - Các nhân tố tác động đến cán cân bức xạ mặt Trời của mặt đất : tổng 0.5 lượng bức xạ mặt trời, tính chất bề mặt đất - Từ xích đạo về cực cán cân bức xạ giảm là do góc nhập xạ nhỏ dần 0.5 -Ở khu vực nội chí tuyến quanh năn có 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh nên có lượng bức xạ lớn hơn vùng ngoại chí tuyến. 0.5 - Bề mặt đất ở cực chủ yếu là băng nên hầu hết nhiệt lượng mà mặt Trời chiếu đến bị phản hồi, 1 phần chi vào việc làm tan chảy băng tuyết, trong khi 0.5 đó Xích đạo là đại dương nên hấp thụ nhiệt lớn hơn - Vùng chí tuyến mặc dù nhiệt độ cao hơn vùng xích đạo, cán cân bức xạ cao là do tính chất bề mặt đệm chủ yếu là lục địa. 0.5 b Tại sao sự phân bố các thảm thực vật từ xích đạo về cực phụ thuộc nhiều vào 1.5 khí hậu? Khí hậu: Ảnh hưởng trực tiếp đến sư phân bố thảm thực vật thông qua: 0.25 Nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, ánh sáng. - Nhiệt độ: Ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố của Thảm thực 0.25 vật. loài ưa nhiệt sống ở vùng nhiệt đới và xích đạo, loài ưa lạnh sống ở vĩ độ cao và vùng núi cao. - Nước và độ ẩm: tác động trực tiếp tới sự phát triển và phân bố thực vật. 0.25 Nơi nào có nước và độ ẩm thuận lợi thảm thục vật đa dạng và ngược lại. - Ánh sáng ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự quang hợp của thực vật. cây ưa sáng thường sống và phát triển tốt ở những nơi có ánh sáng tốt, thảm thực 0.25 vật đa dạng, cây ưa bong thường sống dưới tán của các cây khác. - Sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm, nước theo vĩ độ từ xích đạo về cực, độ cao dẫn đến sự thay đổi thực vật theo vĩ độ từ xích đạo về cực. 0.5 Câu 3 a Gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học đều tác động đến quy mô dân số, song tại 1.5đ sao chỉ có gia tăng dân số tự nhiên được coi là động lưc phát triển dân số vì : - Gia tăng cơ học không có tác động thường xuyên. - Gia tăng cơ học chỉ tác động đến quy mô dân số ở một lãnh thổ nhất định và 0.5 trong một thời điểm nhất định, nhưng không tác đến quy mô toàn cầu. 0.5 - Gia tăng tự nhiên tác động thường xuyên và có ảnh hưởng đến tình hình biến động dân số, có sự thay đổi theo thời gian, phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội. Ngay trong một thời kỳ, giữa các nước có trình độ phát 0.5 triển khác nhau, gia tăng dân số tự nhiên sẽ khác nhau. b Các nguyên nhân của chuyển cư là do “lực hút và lực đẩy” tại các vùng xuất 1.0đ cư và nhập cư. - Các nguyên nhân tạo nên “lực hút” khiến một bộ phận dân cư chuyển đến 0.5 các vùng nhập cư là đất đai màu mỡ, tài nguyên phong phú, khí hậu ôn hòa, môi trường sống thuận lợi, dễ kiếm việc làm, thu nhập khá, điều kiện sinh hoạt tốt, có triển vọng cải thiện cuộc sống. - Các lý do “lực đẩy” là do điều kiện sống quá khó khăn, thu nhập thấp, khó 0.5 kiếm việc làm, đất đai canh tác ít, bạc màu, điều kiện sống khó khăn C - Cơ cấu dân số theo tuổi: 1.5đ + Nhóm nước phát triển có cơ cấu dân số già: tỷ lệ dân số dưới 15 thấp (< 0.5 3
- 25%) và tiếp tục giảm. tỷ lệ người già cao (> 15%). + Các nước đang phát triển có cơ cấu dân số trẻ. tỷ lệ dân số dưới 15 cao 0.5 (>35%) và tiếp tục giảm. tỷ lệ người già thấp (< 10%). - Cơ cấu dân số theo giới tính: 0.5 Nhìn chung ở các nước phát triển, nữ nhiều hơn Nam như Châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản do tuổi thọ trung bình cao, đặc biệt là nữ. Ngược lại các nước có số Nam trội hơn là các nước đang phát triển. nguyên nhân do yếu tố kinh tế xã hội, do chiến tranh, tai nạn, do tuổi thọ trung bình, do chuyển cư . Câu 4 a Sự khác nhau về tính giai đoạn của sản xuất công nghiệp và sản xuất nông 3đ nghiệp. Đặc điểm. - Sản xuất công nghiệp gồm hai giai đoạn(tác động đến đối tượng lao 0.5 động là môi trường tự nhiên để tạo ra nguyên liệu và giai đoạn chế biến những nguyên liệu đó thành tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng) hai giai đoạn này có thể thực hiện kế tiếp hoặc đồng thời nhau ở các không gian lãnh thổ cách biệt nhau. - Sản xuất công nghiệp gồm nhiều giai đoạn: Các giai đoạn kế tiếp nhau 0.5 liên tục , không thể tách rời nhau và thường phải tương đồng về không gian lãnh thổ. - Sự khác nhau về tính chất hai giai đoạn của sản xuất công nghiệp và nông nghiêp được quy định bởi đối tượng sản xuất. + Đối tượng sản xuất công nghiệp là khoáng sản, nguyên liệu, nên việc sản 1.0 xuất có thể tiến hành song song, đồng thời và cách xa nhau về không gian. + Đối tượng sản xuất nông nghiệp là đối tượng cây trồng, vật nuôi, là các cơ thể sống, phát triển tuân theo quy luật sinh học và chịu tác động của quy luật 1.0 tự nhiên. Các quy luật đều tồn tại độc lập với mong muốn của con người. Các giai đoạn trong sản xuất nông nghiệp phải tuần tự , không thể đảo lộn giai đoạn được. b Tác động của tính chất hai giai đoạn đến sản xuất công nghiệp 1đ - Do các giai đoạn có thể tiến hành cách xa nhau về mặt không gian nên 0.5 sản xuất có thể tiến hành song song, đồng thời làm cơ sở để sản xuất theo chuyên môn hóa, hợp tác háo, liên hiệp hóa. -Giai đoạn thứ 2 của sản xuất công nghiệp là tác dộng vào nguyên liệu nên trên một diện tích rộng có thể tập trung khối lượng lớn nguyên liệu, xí 0.5 nghiệp, máy móc, lao động . Câu 5 a Tính độ che phủ : Làm tròn số sau dấu phẩy một chữ số. 1 đ b Vẽ biểu đồ cột chồng, đầy đủ nội dung, yếu tố, trực quan. 2 đ Sai 1 yếu tố trừ 0.25 đ c Nhận xét và giải thích 1 đ - Nhận xét : Tổng diện tích rừng, S rừng tự nhiên giảm từ năm 1943 đến 0.25 năm 1983 + Từ năm 1999 đến năm 2005 có xu hướng tăng, tăng chủ yếu là diện tích rừng trồng + Độ che phủ rừng có xu hướng tăng nhưng vẫn còn chậm do chất lượng 0.25 4
- rừng chưa thể phục hồi. Giải thích : diện tích rừng giảm do con người tàn phá rừng, du cannh du cư, 0.25 đốt rừng làm nương rẫy, cháy rừng, thiên tai, chiến tranh + Diện tích rừng và độ che phủ rừng tăng là do thực hiện các biện pháp bảo 0.25 vệ rừng, trồng rừng, giao đất giao rừng cho người dân Tổng Câu 1+2+3+4+5 20 điểm 5