Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Địa lí Lớp 10 - Trường THPT Nguyễn Trãi (Có đáp án)

Câu 1: (4,0 điểm)
a. Vẽ sơ đồ phân bố các vành đai khí áp và các đới gió trên Trái Đất (ghi chú đầy đủ)
b. Trình bày hoạt động của gió Tây ôn đới và gió Tín phong; gió biển và gió đất.
doc 6 trang Hải Đông 23/01/2024 2340
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Địa lí Lớp 10 - Trường THPT Nguyễn Trãi (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_olympic_10_3_lan_3_mon_dia_li_lop_10_truong_thpt_nguy.doc

Nội dung text: Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Địa lí Lớp 10 - Trường THPT Nguyễn Trãi (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐẮK LẮK TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI KÌ THI OLYMPIC 10-3 LẦN III ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN: ĐỊA LÍ LỚP 10
  2. ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN Câu 1: (4,0 điểm) a. Vẽ sơ đồ phân bố các vành đai khí áp và các đới gió trên Trái Đất (ghi chú đầy đủ) b. Trình bày hoạt động của gió Tây ôn đới và gió Tín phong; gió biển và gió đất. Đáp án câu 1: a. (1,5 điểm) Vẽ đúng đủ các loại gió, các vĩ độ cần thiết. Sai mỗi yếu tố trừ 0,25 điểm. b. (2,5 điểm) * Gió Tây ôn đới: là loại gió thổi từ các khu áp cao chí tuyến về phía vùng áp thấp ôn đới (0,75 điểm) - Hướng: chủ yếu hướng Tây (Bắc bán cầu: Tây Nam; Nam bán cầu: Tây Bắc). - Thời gian hoạt động: quanh năm. - Tính chất: ẩm, mưa nhiều. * Gió Mậu Dịch (Tín phong): là loại gió thổi từ các áp cao ở hai chí tuyến về áp thấp xích đạo (0,75 điểm) - Hướng: Bắc bán cầu: Đông Bắc; Nam bán cầu: Đông Nam. - Thời gian hoạt động: quanh năm. - Tính chất: khô nhất là trên lục địa. Gió này chỉ tạo điều kiện cho mưa khi vượt qua một chặng đường dài trên đại dương và gặp địa hình chắn gió. * Gió đất: Hoạt động vùng ven biển vào ban đêm, mặt đất lạnh nhanh, hình thành khu áp cao tạm thời ở đất liền. Gió có hướng thổi từ đất liền ra biển (0,5 điểm). * Gió biển: Hoạt động vùng ven biển vào ban ngày, mặt đất nóng nhanh, hình thành khu áp thấp tạm thời ở đất liền. Gió có hướng thổi từ biển vào đất liền (0,5 điểm). Câu 2: (4,0 điểm) a. Nhiệt độ không khí trên Trái Đất do đâu mà có? b. Trình bày sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất. c. Hãy giải thích sự khác biệt về chế độ nhiệt của Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh theo bảng số liệu dưới đây: Nhiệt độ trung bình tháng và năm (Đơn vị: 0C) Địa điểm Tháng 1 Tháng 7 Trung bình năm Hà Nội 16,4 28,9 23,5 Tp. Hồ Chí Minh 25,8 27,1 27,1 Đáp án câu 2: a. Nhiệt độ không khí (1,0 điểm) - Khi tia sáng Mặt Trời đi qua khí quyển, thì mặt đất sẽ hấp thu và bức xạ lại vào không khí, lúc này không khí sẽ nóng lên. Độ nóng này gọi là nhiệt độ không khí (0,25 điểm). - Góc chiếu của tia sáng Mặt Trời càng lớn thì lượng nhiệt nhận được càng nhiều và ngược lại (0,25 điểm). - Bức xạ Mặt Trời là nguồn cung cấp nhiệt cho bề mặt Trái Đất (0,25 điểm) và nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho không khí là nhiệt của bề mặt Trái Đất được Mặt Trời đốt nóng (0,25 điểm). b. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất (1,75 điểm) - Phân bố theo vĩ độ địa lí (0,5 điểm) + Nhiệt độ giảm dần từ xích đạo về cực ( từ vĩ độ thấp về vĩ độ cao). + Biên độ nhiệt độ trong năm tăng dần từ xích đạo về cực.
  3. - Phân bố theo lục địa và đại dương (0,5 điểm) + Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều ở lục địa. + Đại dương có biên độ nhiệt độ nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt độ lớn. - Phân bố theo địa hình (0,5 điểm) + Càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm. + Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ dốc và hướng phơi của sườn núi. - Ngoài ra, nhiệt độ không khí còn thay đổi do tác động của các dòng biển nóng, lạnh, do lớp phủ thực vật, hoạt động sản xuấ của con người (0,25 điểm). c. Giải thích sự khác biệt về chế độ nhiệt của Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh (1,25 điểm) * Tháng 1 (0,5 điểm) - Hà Nội chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc nên nhiệt độ thấp. - TP. HCM không chịu ảnh hưởng của loại gió này và gần với xích đạo nên nhiệt độ cao. * Tháng 7 (0,5 điểm) - Cả nước đều chịu tác động của gió Tây Nam và gió Tín phong Bắc bán cầu nên nhiệt độ cao đều trên toàn quốc. - Hà Nội nhiệt độ cao hơn TP. HCM vì Hà Nội nằm gần chí tuyến Bắc và thỉnh thoảng chịu hiệu ứng phơn xảy ra. * Giải thích (0,25 điểm): Nhiệt độ trung bình năm TP. HCM cao hơn vì do nằm gần với xích đạo, nóng quanh năm, còn Hà Nội gần chí tuyến Bắc, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc vào mùa Đông nên nhiệt độ trung bình năm thấp hơn. Câu 3: (4,0 điểm) Cho bảng số liệu: Sản lượng lương thực của thế giới năm 1990, 2003 và 2008 (Đơn vị: triệu tấn) Năm 1990 2003 2008 Tổng số 1950,0 2021,0 3227,6 Lúa mì 592,4 557,3 689,9 Lúa gạo 511,0 585,0 685,0 Ngô 480,7 635,7 822,7 Các cây lương thực khác 365,9 243,0 1030,0 a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu sản lượng lương thực của thế giới năm 1990, 2003 và 2008. b. Hãy nêu nhận xét. Đáp án câu 3: a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu sản lượng lương thực của thế giới năm 1990, 2003 và 2008. * Xử lý số liệu: Đơn vị: % ( 1,0 điểm) Năm 1990 2003 2008 Tổng số 100 100 100 Lúa mì 30,4 27,6 21,4 Lúa gạo 26,2 28,9 21,2 Ngô 24,6 31,5 25,5 Các cây lương thực khác 18,8 12,0 31,9 Thiếu Đơn vị: % trừ 0,25 điểm. * Tính bán kính (0,5 điểm) R1990 = 1đvbkR 2003 = 1,02 đvbkR 2008 = 1,29 đvbk * Vẽ biểu đồ (1,5 điểm) - Vẽ 3 biểu đồ theo bán kính đã tính. - Yêu cầu chính xác, rõ ràng, đẹp, chú thích đầy đủ và có tên biểu đồ. Chú ý: - Vẽ các dạng biểu đồ khác không cho điểm. - Thiếu hoặc sai 1 chi tiết trừ 0,25 điểm.
  4. - Vẽ biểu đồ tròn có bán kính bằng nhau trừ 0,5 điểm. - Sự sai lệch lớn về bán kính sob với số liệu đã tính trừ 0,25 điểm. - Vẽ biểu đồ bằng bút chì trừ 0,5 điểm. - Sử dụng bút màu, nhiều màu mực không cho điểm. b. Nhận xét (1,0 điểm) - Từ 1990 – 2008 tổng sản lượng lương thực của thế giới tăng 1.277,6 triệu tấn ( tăng 1,66 lần) (0,25điểm) - Nhìn chung từ 1990 – 2008: + Tỉ trọng của lúa mì ngày càng giảm, giảm 9,0%. (0,25điểm) + Tỉ trọng lúa gạo tăng 2,7% và ngô tăng 6,9% (trong giai đoạn 1990 – 2003), sau đó (từ 2003 – 2008) lúa gạo giảm 7,7%, ngô giảm 6,0%. (0,25điểm) + Tỉ trọng các cây lương thực khác giảm 6,8% (trong giai đoạn 1990 – 2003), sau đó (từ 2003 – 2008) tăng 19,9%. (0,25điểm) Chú ý: - Không có dẫn chứng trong phần nhận xét trừ 0,25 điểm. - Nhận xét về loại cây trồng chiếm tỉ trọng cao nhất, thấp nhất thưởng 0,25 điểm nhưng tổng điểm của câu không quá 4,0 điểm. Câu 4: (4,0 điểm) a. Từ bảng thông tin sau, hãy xác định nguồn lao động của một quốc gia bao gồm những bộ phận dân cư nào? Trong độ tuổi lao động Ngoài độ tuổi lao động 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Không Không Nội trợ Đi học Thất Đang Trên Lao Trên Dưới có khả có nhu nghiệp làm việc tuổi lao động trẻ tuổi lao tuổi lao năng lao cầu làm động em động động động việc đang không không làm việc làm việc làm việc b. Nêu mối quan hệ giữa dân số với nguồn lao động. Đáp án câu 4: a. Nguồn lao động của một quốc gia bao gồm: (1,0 điểm) - Nằm trong nhóm được đánh số từ 1 đến 7 trong bảng thông tin. Nếu chỉ xác định được từ 1 đến 6 nhóm cho 0,75 điểm; 2 đến 3 nhóm cho 0,5 điểm. b. Mối quan hệ giữa dân số với nguồn lao động (3, 0 điểm) - Nguồn lao động là nhân tố quan trọng nhất của lực lượng sản xuất xã hội và là yếu tố hàng đầu không thể thay thế được kể cả khi khoa học kĩ thuật phát triển mạnh. (0,75 điểm) - Mối quan hệ này thể hiện khác nhau giữa các nhóm nước: + Ở các nước đang phát triển: • Hiện tượng bùng nổ dân số diễn ra với quy mô lớn, tỉ lệ người dưới tuổi lao động chiếm 40 – 50% dân số, dân số tăng kéo theo nguồn lao động tăng (0,75 điểm). • Nếu các nước này giảm được nhịp điệu gia tăng dân số thì tốc độ tăng nguồn lao động vẫn còn cao trong một thời gian nữa. (0,5 điểm) + Ở các nước phát triển: • Do mức gia tăng dân số thấp nên dân số phát triển ổn định, nguồn lao động gia tăng ở mức thấp. (0,5 điểm) • Một số nước có mức gia tăng dân số dưới 0%, trong tương lai sẽ thiếu nguồn lao động. (0,5 điểm) Câu 5: (4,0 điểm) a. Chứng minh rằng các nhân tố tự nhiên là tiền đề cơ bản để phát triển nông nghiệp. b. Phân tích và cho ví dụ cụ thể về các đặc điểm của sản xuất công nghiệp. Đáp án câu 5: a. Các nhân tố tự nhiên (2,0 điểm) - Đất đai: là tư liệu sản xuất chủ yếu của nông nghiệp, là cơ sở đầu tiên và quan trọng nhất để phát triển nông nghiệp, mỗi loại cây thích hợp với mỗi loại đất. (0,25 điểm) + Quỹ đất, tính chất đất và độ phì của đất ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu, năng suất và sự phân bố sản xuất nông nghiệp. (0,25 điểm) + Cần sử dụng hợp lý đi đôi với cải tạo và bảo vệ quỹ đất nông nghiệp. (0,25 điểm) - Khí hậu và nguồn nước:
  5. + Cây trồng và vật nuôi là đối tượng lao động của sản xuất nông nghiệp, hai đối tượng này cũng chịu ảnh hưởng rất lớn của khí hậu và nguồn nước. (0,25 điểm) + Khí hậu và nguồn nước có ảnh hưởng mạnh mẽ tới việc xác định cơ cấu cây trồng, thời vụ, khả năng xen canh, tăng vụ và hiệu quả của sản xuất nông nghiệp. (0,25 điểm) + Thời tiết và khí hậu có ảnh hưởng kìm hãm hay thúc đẩy sự phát triển của sản xuất nông nghiệp. (0,25 điểm) - Sinh vật: + Là cơ sở tạo nên giống cây trồng, vật nuôi. (0,25 điểm) + Là cơ sở thức ăn tự nhiên cho gia súc và tạo điều kiện phát triển chăn nuôi. (0,25 điểm) b. Các đặc điểm của sản xuất công nghiệp (2,0 điểm) - Sản xuất công nghiệp gồm hai giai đoạn. (0,25 điểm) - Sản xuất công nghiệp có tính chất tập trung cao độ. (0,25 điểm) - Sản xuất công nghiệp bao gồm nghiều ngành phức tạp, được sự phân công tỉ mỉ và có sự phối hợp chặt chẽ để tạo ra sản phẩm cuối cùng. (0,25 điểm) Ví dụ cho các đặc điểm: (1,25 điểm) Chú ý: Ví dụ cho đặc điểm đầu tiên 0,25 điểm, ví dụ cho đặc điểm thứ hai và thứ ba, mỗi ví dụ 0,5 điểm. Yêu cầu ví dụ chính xác và làm rõ được đặc điểm. HẾT