Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Địa lí Lớp 10 - Trường THPT TH Cao Nguyên (Có đáp án)

Câu 1 (5,0đ):
a. Trình bày các bộ phận của Hệ Mặt trời? Phân tích hệ quả chuyển động quanh quanh Mặt trời của Trái đất?
b. Cho câu ca dao:
“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối”
Câu ca dao trên chỉ hệ quả chuyển động nào của Trái đất, hãy giải thích?
doc 6 trang Hải Đông 20/01/2024 2340
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Địa lí Lớp 10 - Trường THPT TH Cao Nguyên (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_olympic_10_3_lan_3_mon_dia_li_lop_10_truong_thpt_th_c.doc

Nội dung text: Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Địa lí Lớp 10 - Trường THPT TH Cao Nguyên (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐẮK LẮK TRƯỜNG : THPT THỰC HÀNH CAO NGUYÊN KÌ THI OLYMPIC 10-3 LẦN 3 ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN: ĐỊA LÝ; LỚP: 10
  2. ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN Câu 1 (5,0đ): a. Trình bày các bộ phận của Hệ Mặt trời? Phân tích hệ quả chuyển động quanh quanh Mặt trời của Trái đất? b. Cho câu ca dao: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối” Câu ca dao trên chỉ hệ quả chuyển động nào của Trái đất, hãy giải thích? Trả lời câu 1: a. Trình bày các bộ phận của Hệ Mặt trời? Phân tích hệ quả chuyển động quanh quanh Mặt trời của Trái đất? (4,0đ) * Các bộ phận của Hệ Mặt trời: (2,0đ) - Mặt trời ở trung tâm(0,5đ) - Tám hành tinh: Thủy tinh, Kim tinh, Trái đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên vương tinh, Hải vương tinh. (1,0đ) - Các tiểu hành tinh, các đám bụi khí, vệ tinh, sao chổi, thiên thạch .(0,5đ) * Hệ quả chuyển động quanh quanh Mặt trời của Trái đất: (2,0đ) - Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt trời: (0,5đ) + Khái niệm: chuyển động giả của Mặt trời hằng năm giữa hai chí tuyến + Nguyên nhân: Trục Trái đất nghiêng không đổi phương khi chuyển động quanh MT - Các mùa trong năm: (0,5đ) + Mùa: là khoảng thời gian trong một năm có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu Có 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông, ở bán cầu Nam 4 mùa diễn ra ngược lại với bán cầu Bắc. + Nguyên nhân: do trục trái đất nghiêng và không đổi phương nên bán cầu Nam và bán cầu Bắc lần lượt ngả về phía MT khi Trái đất chuyển động trên quỹ đạo. - Ngày, đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ: (1,0đ) + Nguyên nhân: Do trục Trái đất nghiêng và không đổi hướng trong khi chuyển động quanh MT nên tùy vị trí Trái đất trên quỹ đạo mà ngày đêm dài ngắn theo mùa + Biểu hiện: Mùa xuân và hạ có ngày dài đêm ngắn, mùa thu và đông có ngày ngắn đêm dài. (bán cầu Bắc) 21/3 và 23/9: ngày dài bằng đêm Ở xích đạo: độ dài ngày đêm bằng nhau. Càng xa xích đạo về hai cực độ dài ngày đêm càng chênh lệch Từ 2 vòng cực về 2 cực, có hiện tượng ngày hoặc đêm dài 24h. Tại 2 cực số ngày hoặc đêm dài 24h kéo dài 6 tháng. b. Cho câu ca dao: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối” Câu ca dao trên chỉ hệ quả chuyển động của Trái đất quanh quanh Mặt trời: Ngày đêm dài ngắn theo mùa. Nguyên nhân: Do trục Trái đất nghiêng và không đổi hướng trong khi chuyển động quanh MT nên tùy vị trí Trái đất trên quỹ đạo mà ngày đêm dài ngắn theo mùa. (1,0đ)
  3. Câu 2 (4,0đ): Hãy nêu khái niệm, nguyên nhân và biểu hiện của quy luật địa đới? Trả lời câu 2: * Khái niệm: Là quy luật mà các thành phần địa lý và cảnh quan thay đổi theo chiều vĩ độ. (0,5đ) * Nguyên nhân: Do Trái đất có dạng hình cầu nên góc nhập xạ có sự thay đổi từ xích đạo về hai cực dẫn đến các yếu tố khác như nhiệt độ, khí áp, gió, thảm thực vật, thổ nhưỡng cũng thay đổi từ xích đạo về hai cực. (0,5đ) * Biểu hiện: - Sự phân bố các vòng đại nhiệt: (1đ) + Vòng đai nóng: Nằm giữa hai đường đẳng nhiệt năm +200C của hai bán cầu. + Vòng đai ôn hòa: có ở hai bán cầu, nằm giữa các đường đẳng nhiệt năm +20 0C và +100C của tháng nóng nhất. + Vòng đai lạnh: Nằm ở các vĩ độ cận cực của hai bán cầu, nằm giữa các đường đẳng nhiệt năm +100C và 00C của tháng nóng nhất. + Hai vòng đai băng giá vĩnh cửu bao quanh cực, nhiệt độ quanh năm đều dưới 00C - Các đai khí áp và các đới gió: (1đ) + Các đai khí áp gồm: 01 đai áp thấp xích đạo, 02 đai áp cao chí tuyến, 02 đai áp thấp ôn đới, 02 đai áp cao cực. + Các đới gió: 02 đới gió Tín phong, 02 đới gió Tây Ôn đơi, 02 đới gió Đông cực. - Các đới khí hậu: Gồm 7 đới khí hậu có ở hai bán cầu: Xích đạo, cận xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới, cận cực, cực. (0,5đ) - Các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật cũng thay đổi có quy luật từ xích đạo về hai cực. (0,5đ) Câu 3 (3,0đ): Trình bày khái niệm, đặc điểm của quá trình đô thị hóa? Trả lời câu 3: - Khái niệm: Đô thị hóa là một quá trình kinh tế xã hội mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh về số lượng và quy mô các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị. (1,0đ) - Đặc điểm: (2,0đ) + Dân cư thành thị có xu hướng tăng nhanh: Năm 1900 tỉ lệ dân thành thị thế giới đạt 13,6% đến năm 2005 đạt 48%.(0,75) + Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn: Các thành phố có dân số trên 1 triệu người càng nhiều. Tỉ lệ dân thành thị cao chủ yếu ở châu Mỹ, Tây Âu, Ooxxtraylia (0,75đ)
  4. + Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị: Quá trình này làm cho lối sống của dân cư nông thôn nhích gần lối sống thành thị về nhiều mặt. (0,5đ) Câu 4 (4,0đ): Phân tích vai trò, đặc điểm của nền công nghiệp? Nêu các cách phân loại ngành công nghiệp? Trả lời câu 4: a. Phân tích vai trò, đặc điểm của nền công nghiệp? Nêu các cách phân loại ngành công nghiệp? * Vai trò: (1,5đ) - Có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất rất lớn. - Cung cấp hầu hết tư liệu sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật cho các ngành kinh tế. - Tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên - Tạo khả năng mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường lao động, tạo việc làm. - Củng cố an ninh quốc phòng. * Đặc điểm: (1,5đ) - Sản xuất công nghiệp gồm hai giai đoạn: + Giai đoạn 1: Tác động vào đối tượng lao động để tạo ra nguyên liệu + Giai đoạn 2: Chế biến nguyên liệu để tạo ra tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng. Cả hai giai đoạn trên đều phải sử dụng máy móc. * Các cách phân loại: (1đ) - Dựa vào tính chất tác động lên đối tượng lao động: Gồm công nghiệp khai thác và chế biến. - Dựa vào công dụng kinh tế của sản phẩm: Gồm công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ. Câu 5 (4,0đ): Cho bảng số liệu: Một số sản phẩm của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nước ta Năm 1995 2000 2001 2005 Vải lụa ( triệu mét) 263 356.4 410.1 560.8 Quần áo may sẳn (triệu cái) 171.9 337 375.6 1011 Giày, dép da ( triệu đôi) 46.4 107.9 102.3 218 a. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tốc độ gia tăng giá trị một số sản phẩm của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nước ta từ năm 1995 đến 2005. b. Nhận xét sự gia tăng đó. Trả lời câu 5: a. Xử lý số liệu: (0,5đ) Lấy năm 1995 làm gốc với giá trị 100%, sau đó tính tốc độ tăng trưởng, giá trị lần lượt là: Đơn vị % Năm 1995 2000 2001 2005 Vải lụa 100 135 155 212 Quần áo may sẳn 100 197 219 591 Giày, dép da 100 232 221 473
  5. * Vẽ: Yêu cầu vẽ đúng dạng: Biểu đồ đường. Có 3 đường tương ứng với ba đối tượng, các đường xuất phát từ giá trị 100%. Hệ trục tọa độ có đủ thông tin ở đỉnh trục tung, gốc tọa độ và đầu trục hoành. Có tên biểu đồ và ghi chú. (2,5đ) Nhận xét: (1,0đ) - Về cơ bản các đối tượng đều có xu hướng tăng về tỉ trọng: Số liệu chứng minh. - Quần áo may sẵn tăng nhanh nhất. Số liệu chứng minh. - Giày dép, da có xu hướng tăng nhưng giảm nhẹ vào năm 2001. Số liệu chứng minh. Hết