Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Địa lí Lớp 10 - Trường THPT Trần Quốc Toản (Có đáp án)

Câu 1. (4 điểm)
a. Khí áp là gì? Trình bày các nguyên nhân làm thay đổi khí áp?
b. Xác định tọa độ địa lí của thành phố A (trong vùng nội chí tuyến), biết rằng:
- Khi tín hiệu giờ Việt Nam tại Hà Nội (105052’) là 12 giờ 0 phút, cùng lúc đó giờ tại thành phố A là 12 giờ 03 phút 24 giây.
- Độ cao mặt trời giữa trưa tại thành phố A ngày 22/6 là 87024’.
docx 7 trang Hải Đông 23/01/2024 2060
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Địa lí Lớp 10 - Trường THPT Trần Quốc Toản (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_olympic_10_3_lan_3_mon_dia_li_lop_10_truong_thpt_tran.docx

Nội dung text: Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Địa lí Lớp 10 - Trường THPT Trần Quốc Toản (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐẮK LẮK TRƯỜNG THPT TRẦN QUỐC TOẢN KỲ THI OLYMPIC 10-3 LẦN THỨ III ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN: ĐỊA LÍ; LỚP: 10 Thời gian: 180 phút
  2. THI OLYMPIC 10-3 LẦN THỨ III ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN: ĐỊA LÍ; LỚP: 10 Thời gian: 180 phút Câu 1. (4 điểm) a. Khí áp là gì? Trình bày các nguyên nhân làm thay đổi khí áp? b. Xác định tọa độ địa lí của thành phố A (trong vùng nội chí tuyến), biết rằng: - Khi tín hiệu giờ Việt Nam tại Hà Nội (105052’) là 12 giờ 0 phút, cùng lúc đó giờ tại thành phố A là 12 giờ 03 phút 24 giây. - Độ cao mặt trời giữa trưa tại thành phố A ngày 22/6 là 87024’. Câu 2(4 điểm) a. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự hình thành đất. b. Trình bày nguyên khái niệm, nguyên nhân, biểu hiện của qui luật địa đới. Câu 3(4 điểm) a. Trình bày vai trò và đặc điểm của cây công nghiệp. b. Tại sao sản xuất nông nghiệp phân bố phân tán, có tính mùa vụ còn sản xuát công nghiệp mang tính tập trung và không có mùa vụ? Câu 4:(4 điểm) a. So sánh về quá trình đô thị hóa giữa hai nhóm nước phát triển và đang phát triển. b. Cho bảng số liệu sau: Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi giai đoạn 1995 – 2015 của các nước phát triển và đang phát triển. Nhóm tuổi 0 -14 15 - 64 Trên 64 Các nước phát triển (%) 18 65 17 Các nước đang phát triển (%). 31 60 9 Nhận xét và giải thích cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của hai nhóm nước trên. Cơ cấu dân số như vậy có ảnh hưởng gì cho sự phát triển kinh tế - xã hội? Câu 5 (4 điểm) Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC CÓ HẠT CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1995 - 2014 Năm 1995 2000 2005 2010 1014 Diện tích (nghìn ha) 7324 8399 8383 8616 8996 Sản lượng (nghìn tấn) 26143 34539 39622 44632 50179 a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng của diện tích, sản lượng và năng suất lương thực có hạt ở nước ta giai đoạn 1995 - 2014. b. Qua biểu đồ đã vẽ, hãy nhận xét và giải thích. Hết (Lưu ý: HS được sử dụng tập bản đồ thế giới và Atlat Địa lí Việt Nam do NXB GD ban hành)
  3. Câu 1. (4 điểm) c. Khí áp là gì? Trình bày các nguyên nhân làm thay đổi khí áp? d. Xác định tọa độ địa lí của thành phố A (trong vùng nội chí tuyến), biết rằng: - Khi tín hiệu giờ Việt Nam tại Hà Nội (105052’) là 12 giờ 0 phút, cùng lúc đó giờ tại thành phố A là 12 giờ 03 phút 24 giây. - Độ cao mặt trời giữa trưa tại thành phố A ngày 22/6 là 87024’. Đáp án Câu 1 Hướng dẫn chấm Điểm a. * Khí áp là: Không khí dù rất nhẹ, vẫn có sức nén xuống mặt Trái Đất gọi là khí 1 áp. Tùy theo tình trạng của không khí sẽ có tỉ trọng không khí khác nhau, do đó khí áp cũng khác nhau. *Nguyên nhân làm thay đổi khí áp: - Khí áp thay đổi theo độ cao: càng lên cao sức nén càng nhỏ khí áp 0,5 giảm. - Khí áp thay đổi theo nhiệt độ. 0,5 + Nhiệt độ tăng khí áp giảm + Nhiệt độ giảm khí áp tăng. - Khí áp thay đổi theo độ ẩm: không khí chứa nhiều hơi nước khí 0,5 áp giảm. Xác định tọa độ địa lí của thành phố A. b. *Vĩ độ: - Thành phố A có vĩ độ Bắc vì góc nhập xạ giữa trưa vào ngày 22/6 0,25 lớn hơn 66033’. - Vĩ độ A = 230 27’- (900 – 87024’) = 20051’B. 0,25 *Kinh độ: - Thành phố A có giờ sớm hơn giờ Hà Nội là 3 phút 22 giây. Vậy 0,25 thành phố A nằm ở phía đông Hà Nội. - Chênh lệch kinh độ giữa thàn phố A và Hà Nội là: 0,25 3 phút 22 giây X 15’= 45’66’’ (51’) - Kinh độ A = 105052’ + 51’= 106043’Đ. 0,25 A: 20051’B; 106043’Đ. 0,25
  4. Câu 2(4 điểm) c. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự hình thành đất. d. Trình bày nguyên khái niệm, nguyên nhân, biểu hiện của qui luật địa đới. Đáp án Câu Hướng dẫn chấm Điểm Các nhân tố ảnh hưởng tới sự hình thành đất: - Đá mẹ. 0,5 - Khí hậu. 0.5 - Sinh vật. 0.5 - Địa hình 0.25 - Thời gian 0.25 (HS phải trình bày vai trò của các nhân tố) *Khái niệm: Là sự thay đổi có qui luật của tất cả các thành phần địa 0.5 lí cũng như cảnh quan địa lí theo vĩ độ. *Nguyên nhân: Do dạng hình cầu của trái đất và bức xạ mặt trời. 0.5 *Biểu hiện: - Sự phân bố các vành đai nhiệt trên Trái Đất. 0.25 - Các đai khí áp và các đới gió trên Trái Đất. 0.25 - Các đới khí hậu trên trái Đất. 0.25 - Các nhón đất và các kiểu thảm thực vật trên Trái Đất. 0.25
  5. Câu 3(4 điểm) c. Trình bày vai trò và đặc điểm của cây công nghiệp. d. Tại sao sản xuất nông nghiệp phân bố phân tán, có tính mùa vụ còn sản xuát công nghiệp mang tính tập trung và không có mùa vụ? Đáp án Câu 2 Hướng dẫn chấm Điểm a. Vai trò và đặc điểm của câu công nghiệp: - Làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, đặc biệt là công nghiệp sản 0,25 xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm. - Khắc phục được tính mùa vụ, tận dụng tài nguyên đất, phá thế độc canh 0,25 và góp phần bảo vệ môi trường - Ở nhiều nước đang phát triển, các sản phẩm cây công nghiệp là mặt 0,25 hàng xuất khẩu quan trọng. - Đặc điểm của cây công ghiệp: phần lớn cây công nghiệp là cây ưa nhiệt, ưa ẩm, cần đất thích hợp, cần nhiều lao động có kĩ thuật và kinh nghiệm 0,5 => được trồng ở những nơi có điều kiện thuận lợi nhất tạo nên các vùng trồng cây công nghiệp tập trung. 0,25 b Sản xuất nông nghiệp phân bố phân tán, có tính mùa vụ còn sản xuất công nghiệp mang tính tập trung và không có tính mùa vụ: - Sản xuất nông nghiệp phân bố phân tán do đặc điểm đất trồng là tư liệu 0,5 sản xuất chủ yếu và không thể thay thế. - Sản xuất công nghiệp mang tính tập trung do đặc điểm sản xuất có tính 0,5 tập trung cao độ về vốn, tư liệu sản xuất, nhân công và sản phẩm. - Sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ vì đối tượng của sản xuất nông 0,5 nghiệp là cây trồng, vật nuôi, là những vật thể sống có sự phát triển, sinh trưởng theo quy luật nhất định => phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên - Thời gian sản xuất dài hơn thời gian lao động => có tính mùa vụ. 0,25 - Sản xuất công nghiệp không có tình mùa vụ vì đối tượng của sản xuất công nghiệp là các loại nguyên liệu, khoáng sản, tư liệu sản xuất là máy 0,5 móc, thiết bị, là những vật thể không sống, sản xuất tiến hành theo hai giai đoạn không tuân theo trình tự nhất định. Thời gian lao động và sản xuất chênh lệch nhau không đáng kể => không 0,25 có tính mùa vụ.
  6. Câu 4:(4 điểm) c. So sánh về quá trình đô thị hóa giữa hai nhóm nước phát triển và đang phát triển. d. Cho bảng số liệu sau: Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi giai đoạn 1995 – 2015 của các nước phát triển và đang phát triển. Nhóm tuổi 0 -14 15 - 64 Trên 64 Các nước phát triển (%) 18 65 17 Các nước đang phát triển (%). 31 60 9 Nhận xét và giải thích cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của hai nhóm nước trên. Cơ cấu dân số như vậy có ảnh hưởng gì cho sự phát triển kinh tế - xã hội? Đáp án Câu Hướng dẫn chấm Điểm * Quá trình đô thị hóa: - Nhóm nước phát triển: Quá trình đô thị hóa diễn ra sớm, tỉ lệ dân thành 0,5 thị cao, xu hướng chuyển cư từ trung tâm ra vùng ngoại ô, ra các thành phố vệ tinh, nhịp độ đô thị hóa đang chậm dần. - Nhóm nước đang phát triển: Quá trình đô thị hóa diễn ra muộn hơn, tỉ lệ 0,5 dân thành thị thấp, xu hướng chuyển cư từ nông thôn vào thành phố, nhịp độ đô thị hóa đang diễn ra rất nhanh. *Nhận xét và giải thích: -Các nước phát triển có tỉ lệ trẻ em thấp (18%), vì có tỉ suất gia tăng tự 0,5 nhiên thấp. Tỉ lệ người già cao (17%), vì tuổi thọ trung bình cao. Như vậy các nước phát triển có cơ cấu dân số già. -Các nước đang phát triển có tỉ lệ trẻ em cao (30%), vì tỉ suất gia tăng tự 0,5 nhiên cao. Tỉ lệ người già thấp (9%), vì tuổi thọ trung bình thấp. * Ảnh hưởng của cơ cấu dân số đến phát triển kinh tế xã hội: - Nhóm các nước phát triển; + Thuận lợi: nguồn lao động dồi dào, lao động có trình độ, tỉ lệ trẻ em 0,5 thấp sức ép về giáo dục, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em không lớn, có điều kiện đảm bảo chất lượng cuộc sống. + Khó khăn: nguy cơ thiếu lao động, giảm dân số, dịch vụ hỗ trợ chăm 0,5 sóc người già. - Nhóm nước đang phát triển: +Thuận lợi: nguồn lao động dữ trữ dồi dào, khả năng đảm bảo lao động 0,5 để phát triển kinh tế. + Khó khăn: gánh nặng cho vấn đề giải quyết việc làm, giáo dục y tế gặp 0,5 nhiều khó khăn, chất lượng cuộc không được đảm bảo.
  7. Câu 5 (4 điểm) Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC CÓ HẠT CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1995 - 2014 Năm 1995 2000 2005 2010 1014 Diện tích (nghìn ha) 7324 8399 8383 8616 8996 Sản lượng (nghìn tấn) 26143 34539 39622 44632 50179 a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng của diện tích, sản lượng và năng suất lương thực có hạt ở nước ta giai đoạn 1995 - 2014. b. Qua biểu đồ đã vẽ, hãy nhận xét và giải thích. Đáp án. Câu Hướng dẫn chấm Điểm a Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng của diện tích, sản lượng và năng suất lương thực có hạt ở nước ta giai đoạn 1995 - 2014. * Tính năng suất: (tạ/ha) Năm 1995 2000 2005 2010 2014 Năng suất (tạ /ha) 35,7 41,1 47,3 51,8 55,8 0,25 * Tính tốc độ tăng trưởng: Tốc độ tăng trưởng của diện tích, sản lượng và năng suất lương thực có hạt ở nước ta giai đoạn 1995 - 2014 (Đơn vị: %) Năm 1995 2000 2005 2010 2014 0,5 Diện tích 100 114,7 114,5 117,6 122,8 Sản lượng 100 132,1 151,6 170,7 191,9 Năng suất 100 115,1 132,5 145,1 156,3 * Vẽ biểu đồ: Biểu đồ đường (Vẽ biểu đồ khác không cho điểm). Yêu cầu: vẽ cần đảm bảo tính chính xác, khoa học, thẩm mỹ; ghi đủ: số 2,0 liệu, kí hiệu, chú thích, tên biểu đồ, đơn vị, năm. (Nếu sai, thiếu mỗi yếu tố trừ 0,25 điểm). b * Nhận xét: - Diện tích có tốc độ tăng chậm nhất, giai đoạn năm 2000 - 2005 0,25 giảm (dẫn chứng). - Năng suất và sản lượng đều tăng trong đó sản lượng tăng mạnh hơn 0,25 (dẫn chứng). 0,25 * Giải thích: - Diện tích tăng chậm do khả năng mở rộng diện tích hạn chế, chủ 0,25 yếu do tăng vụ. - Năng suất tăng do đẩy mạnh thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học 0,25 vào sản xuất. - Sản lượng tăng do năng suất và diện tích đều tăng. 0,25 0,5 HẾT