Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Địa lí Lớp 11 - Trường THPT Cư M'Gar (Có đáp án)

Câu 1 (4,0 điểm):
a. Nêu đặc trưng và tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến nền kinh tế - xã hội thế giới. (2,5 điểm)
b. Thế nào là nền kinh tế tri thức? Tại sao nền kinh tế tri thức bắt đầu hình thành ở các nước Bắc Mĩ, một số nước Tây Âu và Nhật Bản? (1,5 điểm)
docx 6 trang Hải Đông 20/01/2024 3240
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Địa lí Lớp 11 - Trường THPT Cư M'Gar (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_olympic_10_3_lan_3_mon_dia_li_lop_11_truong_thpt_cu_m.docx

Nội dung text: Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Địa lí Lớp 11 - Trường THPT Cư M'Gar (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐẮK LẮK TRƯỜNG THPT CƯMGAR KỲ THI OLYMPIC 10 - 3 LẦN THỨ III ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN ĐỊA LÍ KHỐI 11
  2. ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN Câu 1 (4,0 điểm): a. Nêu đặc trưng và tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến nền kinh tế - xã hội thế giới. (2,5 điểm) b. Thế nào là nền kinh tế tri thức? Tại sao nền kinh tế tri thức bắt đầu hình thành ở các nước Bắc Mĩ, một số nước Tây Âu và Nhật Bản? (1,5 điểm) Đáp án câu 1: a. Nêu đặc trưng và tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến nền kinh tế - xã hội thế giới. (2,5 điểm) * Đặc trưng: (1,0 điểm) - Đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là làm xuất hiện và phát triển nhanh chóng công nghệ cao. - Đây là các công nghệ dựa vào những thành tựu khoa học mới với hàm lượng tri thức cao. - Bốn công nghệ trụ cột có tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến phát triển kinh tế - xã hội là: công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng và công nghệ thông tin. * Tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại: (1,5 điểm) - Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã làm xuất hiện nhiều ngành mới, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, tạo ra những bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ. - Khoa học và công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, có thể trực tiếp làm ra sản phẩm (sản xuất phần mềm, các ngành công nghiệp điện tử ). - Làm xuất hiện nhiều ngành công nghiệp có hàm lượng kĩ thuật cao (sản xuất vật liệu mới, công nghệ gen ), các dịch vụ nhiều kiến thức (bảo hiểm, viễn thông, thiết kế, môi trường ). - Làm thay đổi cơ cấu lao động, tỉ lệ những người làm việc bằng trí óc để trực tiếp làm ra sản phẩm (như các lập trình viên, những nhà thiết kế công nghệ, sản phẩm trên máy tính ) ngày càng cao. - Làm phát triển nhanh chóng mậu dịch quốc tế, đầu tư nước ngoài trên phạm vi toàn cầu. - Làm cho nền kinh tế thế giới chuyển dần từ một nền kinh tế công nghiệp sang một loại hình kinh tế mới dựa trên tri thức, kĩ thuật và công nghệ cao gọi là nền kinh tế tri thức. b. Thế nào là nền kinh tế tri thức? Tại sao nền kinh tế tri thức bắt đầu hình thành ở các nước Bắc Mĩ, một số nước Tây Âu và Nhật Bản? (1,5 điểm) - Kinh tế tri thức là một loại hình kinh tế mới dựa trên tri thức, kĩ thuật và công nghệ cao. (0,25 điểm) - Nguyên nhân nền kinh tế tri thức bắt đầu hình thành ở các nước bắc Mĩ, một số nước Tây Âu và Nhật Bản : (1,25 điểm) - Các nước công nghiệp phát triển mạnh, thành công trong quá trình công nghiệp hóa rất sớm. - Các tiền đề cơ sở hạ tầng, trình độ khoa học kĩ thuật và trình độ lao động cao. + Tỉ lệ người sử dụng internet cao đạt hơn 80% dân số. + Hoạt động thương mại điện tử phát triển mạnh. + Đội ngũ lao động tri thức cao từ 60 - 70% tổng lao động xã hội. + Tỉ lệ gia tăng của các ngành công nghiệp trình độ công nghệ cao tăng nhanh hơn 30%. - Kết quả : Sản phẩm tri thức đóng góp hơn 70% nhịp độ tăng trưởng kinh tế. Câu 2 (4,0 điểm): a. Chứng minh rằng trên thế giới, sự bùng nổ dân số diễn ra chủ yếu ở nhóm nước đang phát triển? (0,5điểm) b. COP 23 là gì? Cho biết chủ đề của COP 23? (0,5điểm)
  3. c. Hãy trình bày những hậu quả do hiệu ứng nhà kính và thủng tầng ô dôn đối với đời sống trên Trái Đất? (3,0 điểm) Đáp án câu 2: a. Chứng minh rằng trên thế giới, sự bùng nổ dân số diễn ra chủ yếu ở nhóm nước đang phát triển? (0,5 điểm) - Các nước đang phát triển chiếm khoảng 80% dân số và 95% số dân gia tăng hàng năm của thế giới. - Giai đoạn 2001 - 2005: tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên trung bình là 1,5%, cao hơn mức trung bình của thế giới (1,2%) và các nước phát triển (0,1%). b. COP 23 là gì? Chủ đề? (0,5điểm) - Hội nghị lần thứ 23 của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu. - Chủ đề: “Kiên định mục tiêu chống biến đổi khí hậu”. c. Hãy trình bày những hậu quả do hiệu ứng nhà kính và thủng tầng ô dôn đối với đời sống trên Trái Đất? (3,0 điểm) - Hậu quả do hiệu ứng nhà kính (nhiệt độ Trái Đất tăng lên): (1,0 điểm) + Băng ở hai cực sẽ tan, mực nước biển dâng lên làm ngập một số vùng đất thấp; nhiều diện tích đất canh tác ở các châu thổ màu mỡ bị ngập dưới mực nước biển + Thời tiết thay đổi thất thường: nóng, lạnh, ẩm, khô diễn ra một cách cực đoan. Các thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, hoang mạc hóa tác động xấu đến sực khỏe, sinh hoạt và sản xuất, đặc biệt là các hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp - Hậu quả thủng tầng ô dôn đối với đời sống trên Trái Đất: (2,0 điểm) + Khi tầng ô dôn bị suy giảm, cường độ tia tử ngoại (tia cực tím) tới mặt đất tăng lên, gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe con người và các hệ sinh thái trên Trái Đất. + Ảnh hưởng đến sực khỏe con người: Tăng khả năng mặc bệnh cháy nắng và ung thư da; giảm chức năng miễn dịch của cơ thể; gây nên bệnh đục thủy tinh thể, quáng gà và các bệnh về mắt. + Ảnh hưởng đến mùa màng: Tia cực tím chiếu xuống mặt đất về lâu dài sẽ phá hũy chất diệp lục trong lá cây, ảnh hưởng đến vai trò quang hợp của thực vật, khiến sản lượng nông nghiệp giảm. + Ảnh hưởng đến sinh vật thủy sinh: Hầu hết các thực vật phù du, cá con, tôm, các loài ốc sống gần bề mặt nước (đến độ sâu 20m) rất dễ bị tổn thương và gây mất cân bằng sinh thái của biển do sự tác động của tia cực tím với cường độ mạnh. Câu 3 (4,0 điểm): a. Trình bày sự thay đổi trong phân bố công nghiệp của Hoa Kì. Giải thích nguyên nhân của sự thay đổi đó. b. Kể tên một số cảng biển lớn của Nhật Bản? Giải thích tại sao giao thông vận tải biển có vai trò đặc biệt quan trọng đối với kinh tế Nhật Bản? Đáp án câu 3: a. Trình bày sự thay đổi trong phân bố công nghiệp của Hoa Kì. Giải thích nguyên nhân của sự thay đổi đó. * Thay đổi trong phân bố sản xuất công nghiệp: (1,0 điểm): - Trước đây sản xuất công nghiệp tập trung chủ yếu ở vùng Đông Bắc và phát triển các ngành công nghiệp truyền thống như luyện kim, chế tạo ô tô, đóng tàu, hóa chất, dệt - Hiện nay, sản xuất công nghiệp mở rộng xuống phía Nam và ven Thái Bình Dương với các ngành công nghiệp hiện đại như hóa dầu, công nghiệp hàng không - vũ trụ, cơ khí, điện tử, viễn thông * Giải thích
  4. - Vùng công nghiệp Đông Bắc đã phát triển lâu đời với các ngành công nghiệp truyền thống, cơ sở vật chất kĩ thuật, kết cấu hạ tầng trở nên lạc hậu, nên chất lượng sản phẩm giảm sút, giá thành cao, sức cạnh tranh hạn chế, môi trường bị ô nhiễm. (0,75 điểm): - Khu vực phía Nam và ven Thái Bình Dương có nhiều lợi thế: (1,25 điểm): + Gần nguồn năng lượng và dầu khí dồi dào. + Nhiều công trình cơ sở hạ tầng mới được xây dựng như: hệ thống xa lộ, quy hoạch sông Cô- lum-bi-a, sông Cô-lô-ra-đô, phát triển các nguồn năng lượng, nguyên liệu mới có điều kiện áp dụng để phát triển các ngành công nghiệp hiện đại. + Tiện cho việc xuất, nhập khẩu đến thị trường châu Á, Phi và Mĩ latinh. + Có nguồn lao động dồi dào (da màu), giá công thấp hơn so với vùng Đông Bắc. + Khí hậu nhiều nắng ấm, vừa thu hút nguồn nhân lực, vừa là lợi thế cho phát triển một số ngành cần nhiều ánh sáng như điện ảnh, quang học b. Kể tên một số cảng biển lớn của Nhật Bản? Giải thích tại sao giao thông vận tải biển có vai trò đặc biệt quan trọng đối với kinh tế Nhật Bản? (1,0 điểm): - Các cảng lớn: Cô - bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, Ô-xa-ca - Giao thông vận tải biển có vai trò đặc biệt quan trong đối với nền kinh tế Nhật Bản vì: + Đường bờ biển dài, có nhiều vũng vịnh thuận lợi để xây dựng các hải cảng. + Là quốc đảo nên giao thông vận tải đường thủy chính là loại hình chính và thuận lợi nhất để nhập nguyên nhiên liệu cũng như xuất khẩu hàng hóa ra bên ngoài. + Ngành công nghiệp chế tạo phát triển, trong đó có ngành tàu biển nên phương tiện giao thông vận tải đường thủy ở Nhật Bản rất hiện đại. Câu 4 (4,0 điểm): a. Tại sao ở nước ta trong những năm gần đây diện tích trồng lúa giảm nhưng diện tích trồng cây công nghiệp lại tăng? (2,0 điểm) b. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích thế mạnh tự nhiên đối với sự phát triển công nghiệp điện lực nước ta? (2,0 điểm) Đáp án câu 4: a. Tại sao ở nước ta trong những năm gần đây diện tích trồng lúa giảm nhưng diện tích trồng cây công nghiệp lại tăng? (2,0 điểm) * Ở nước ta trong những năm gần đây diện tích trồng lúa giảm vì: (0,75 điểm) - Sự chuyển dịch cơ cấu trong ngành trồng trọt (giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp). - Một phần đất trồng lúa bị chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất chuyên dùng, thổ cư, nuôi trồng thủy sản, - Hiệu quả trồng lúa không cao so với một số cây khác nhất là ven đô thị. * Diện tích trồng cây công nghiệp tăng vì: (1,25 điểm) - Nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển cây công nghiệp, nhất là cây công nghiệp lâu năm. - Việc đảm bảo đủ lương thực đã giúp cho người sản xuất cây công nghiệp yên tâm sản xuất thâm canh, mở rộng diện tích. - Nguồn lao động dồi dào, chính sách khuyến khích của Đảng và Nhà nước về phát triển cây công nghiệp. - Công nghiệp chế biến ngày càng phát triển đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất cây công nghiệp. - Nhu cầu của thị trường (nhất là thị trường thế giới) ngày càng lớn là nhân tố quan trọng thúc đẩy việc mở rộng diện tích cây công nghiệp. b. Phân tích thế mạnh tự nhiên đối với sự phát triển công nghiệp điện lực nước ta: (2,0 điểm):
  5. - Than antraxit tập trung ở khu vực Quảng Ninh, trữ lượng hợn 3 tỉ tấn, cho nhiệt lượng 7000 - 8000 calo/kg. Ngoài ra còn có than bùn, than nâu với trữ lượng khá lớn. - Dầu khí: Tập trung ở các bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa, trữ lượng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí. Hai bể trầm tích có triển vọng nhất về trữ lượng và khả năng khai thác là bể Cửu Long và Nam Côn Sơn. - Thủy năng: Tiềm năng rất lớn, về lí thuyết, công suất có thể đạt 30 triệu kw với sản lượng 260 – 270 tỉ kwh. Tiềm năng thủy điện tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng (37%) và hệ thống sông Đồng Nai (19%) - Các nguồn năng lượng khác như: sức gió, năng lượng Mặt Trời, thủy triều, địa nhiệt ở nước ta rất dồi dào. Câu 5 (4,0 điểm): Cho bảng số liệu: GIÁ TRỊ XUẤT - NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA NHÓM NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN VÀ THẾ GIỚI (Đơn vị tính: Tỉ USD) Năm 1990 2000 2004 Giá trị Xuất Nhập Xuất Nhập Xuất Nhập khẩu khẩu khẩu khẩu khẩu khẩu Thế giới 3328,0 3427,6 6376,7 6572,1 9045,3 9316,3 Nhóm nước 990,4 971,6 2372,8 2232,9 3687,8 3475,6 đang phát triển a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện giá trị xuất khẩu của nhóm nước phát triển so với thế giới. b. Nhận xét giá trị xuất - nhập khẩu hàng hóa của nhóm nước trên. c. Giải thích tại sao cán cân thương mại của các nước đang phát triển thường nhập siêu với giá trị lớn? Đáp án câu 5: a. Vẽ biểu đồ và xử lí số liệu: (2,0 điểm) + Xử lí số liệu (0,5 điểm) GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA NHÓM NƯỚC PHÁT TRIỂN (Đơn vị tính: Tỉ USD) Năm 1990 2000 2004 Nhóm nước phát triển 2337,6 4003,9 5357,5 + Vẽ biểu đồ: (1,5 điểm) - Vẽ biểu đồ cột nhóm, các dạng biểu đồ khác không cho điểm. - Chính xác tỉ lệ, khoảng cách năm, đủ các nội dung, rõ, đẹp, chú thích đầy đủ. b. Nhận xét: (1,0 điểm) - Tổng giá trị xuất - nhập khẩu của thế giới, nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển đều tăng, dẫn chứng (không dẫn chứng tối đa ½ tổng điểm phần này). - Giá trị xuất khẩu của nhóm nước phát triển luôn có tỉ trọng lớn (khoảng 2 lần) so với các nước đang phát triển, dẫn chứng (không dẫn chứng tối đa ½ tổng điểm phần này). - Cán cân xuất - nhập khẩu: + Nhóm nước đang phát triển có tổng giá trị xuất khẩu tăng nhanh hơn (tuy không nhiều) so với tổng giá trị xuất - nhập khẩu nên luôn là xuất siêu, dẫn chứng (không dẫn chứng tối đa ½ tổng điểm phần này).
  6. + Nhóm nước phát triển thì ngược lại, dẫn chứng (không dẫn chứng tối đa ½ tổng điểm phần này). c. Giải thích: (1,0 điểm) - Cán cân xuất - nhập khẩu của các nước đang phát triển có sự chênh lệch, giá trị nhập khẩu thường cao hơn giá trị xuất khẩu (nhập siêu). - Nguyên nhân: + Hầu hết các nước đang phát triển đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên cần nhập một khối lượng lượng các tư liệu sản xuất, máy móc, trang thiết bị để phục vụ quá trình công nghiệp hóa. + Xuất khẩu chủ yếu là các nguyên liệu khoáng sản, nông sản thô và sơ chế, các mặt hàng tiêu dùng, gia công với giá thấp. + Trong khi nhập chủ yếu là các máy móc, trang thiết bị, tư liệu sản xuất, nguyên, nhiên liệu cao cấp, các sản phẩm tiêu dùng, sản phẩm khoa học với giá cao.