Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Địa lí Lớp 11 - Trường THPT DTNT N'Trang Lơng (Có đáp án)

Câu 1 (4,0 điểm)
a. Hãy nêu đặc trưng và tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến nền kinh tế - xã hội thế giới.
b. Trình bày khái niệm về nền kinh tế tri thức và hướng phát triển của nền kinh tế tri thức ở nước ta trong tương lai.
doc 7 trang Hải Đông 20/01/2024 1660
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Địa lí Lớp 11 - Trường THPT DTNT N'Trang Lơng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_olympic_10_3_lan_3_mon_dia_li_lop_11_truong_thpt_dtnt.doc

Nội dung text: Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Địa lí Lớp 11 - Trường THPT DTNT N'Trang Lơng (Có đáp án)

  1. SỞ GD&ĐT TỈNH ĐĂK LĂK KỲ THI OLYMPIC 10/3 LẦN III NĂM 2018 TRƯỜNG THPT DTNT Môn: ĐỊA LÍ LỚP 11 NƠ TRANG LƠNG Thời gian làm bài: 180 phút Đề thi đề nghị Họ và tên: . Số báo danh: . Câu 1 (4,0 điểm) a. Hãy nêu đặc trưng và tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến nền kinh tế - xã hội thế giới. b. Trình bày khái niệm về nền kinh tế tri thức và hướng phát triển của nền kinh tế tri thức ở nước ta trong tương lai. Câu 2 (4,0 điểm) a. Nêu sự khác nhau để phát triển nông nghiệp của ba vùng tự nhiên ở Hoa Kỳ. b. Vì sao nông nghiệp Hoa Kỳ hình thành nhiều ngành sản xuất chuyên canh với quy mô lớn? Câu 3 (4,0 điểm) a. Tại sao Nhật Bản thường xuyên có động đất, núi lửa? rình bày những cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá đối với các nước đang phát triển. b. Giữa các ngành công nghiệp trí tuệ và các ngành công nghiệp truyền thống có điểm gì khác nhau? Tại sao Nhật Bản chú trọng phát triển các ngành công nghiệp trí tuệ? Câu 4 (4,0 điểm) a. Phân tích hoạt động ngoại thương của nước ta. b. Tại sao hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta trong những năm gần đây có những chuyển biến tích cực? Câu 5 (4,0 điểm) Cho bảng số liệu: Giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta giai đoạn 2005 – 2013 Năm Tổng số Trong đó Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ nông nghiệp 2005 183213.6 134754.5 45096.8 3362.3
  2. 2007 236750.4 175007.0 57618.4 4125.0 2009 430221.6 306648.4 116576.7 6996.5 2013 748138.9 534532.8 196955.1 16651.0 a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta giai đoạn 2005 – 2013. b. Từ biểu đồ đã vẽ, hãy nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta trong giai đoạn trên. .HẾT . (Thí sinh được sử dụng Alat Địa lý Việt Nam – NXB Giáo dục)
  3. SỞ GD&ĐT TỈNH ĐĂK LĂK KỲ THI OLYMPIC 10/3 LẦN III NĂM 2018 TRƯỜNG THPT DTNT Môn: ĐỊA LÍ LỚP 11 NƠ TRANG LƠNG Đề thi đề nghị Hướng dẫn chấm Câu Nội dung Điểm Câu 1 a. Đặc trưng và tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến nền kinh tế - xã hội thế giới * Đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại: 1,0 - Thời gian xuất hiện: cuối thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI. - Đặc trưng: xuất hiện và bùng nổ công nghệ cao. - Có 4 ngành công nghệ trụ cột là: công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng và công nghệ thông tin. * Tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến nền 1,0 kinh tế - xã hội thế giới: - Xuất hiện nhiều ngành mới, nhất là trong lĩnh vực công nghệ và dịch vụ, tạo ra những bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ. - Làm cho nền kinh tế thế giới chuyển dần từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. b. Khái niệm nền kinh tế tri thức và hướng phát triển của nền kinh tế tri thức ở nước ta ta trong tương lai * Khái niệm nền kinh tế tri thức: Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế dựa trên tri thức, kĩ thuật và công nghệ 1,0 cao. * Hướng phát triển nền kinh tế tri thức ở nước ta trong tương lai: - Xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc cho nghiên cứu khoa học và phát triển 0,25 công nghệ, tăng cường năng lực nghiên cứu của các trung tâm nghiên cứu và các trường đại học. - Phát triển mạnh các trung tâm công nghệ cao, đầu tư thích đáng cho việc 0,25 nghiên cứu và phát triển khoa học. - Chú trọng phát triển công nghệ thông tin, nhất là Internet, thương mại điện 0,25 tử, công nghệ phần mềm . - Coi trọng việc phát triển giáo dục và đào tạo, phải có chiến lược đầu tư, ưu 0,25 tiên phát triển giáo dục và đào tạo, đặc biệt chú trọng phát triển nhân tài.
  4. Câu 2 a. Lãnh thổ Hoa Kỳ phân hóa ba miền tự nhiên khác nhau và có ảnh hưởng đến sự phát triển nông nghiệp * Vùng phía đông 0,75 - Các đồng bằng ven đại Tây Dương, diện tích tương đối lớn, đất phì nhiêu. Dãy Applachian độ cao không lớn lắm 1000m – 1500m. - Khí hậu ôn đới hải dương và cận nhiệt đới, lượng mưa 1200mm – 1500mm. → Vùng này phát triển nhiều loại cây lương thực, cây ăn quả, đồng cỏ chăn nuôi * Vùng trung tâm 0,5 - Đất phù sa màu mỡ, rộng lớn. - Khí hậu ôn đới (phía bắc), cận nhiệt đới (phía nam, ven vịnh Mexico). → Vùng này thuận lợi cho trồng trọt. Phía tây và phía bắc có nhiều đồng cỏ rộng lớn thuận lợi cho phát triển chăn nuôi. * Vùng phía tây 0,5 - Diện tích chủ yếu là đồi núi nên không thuận lợi phát triển trồng trọt nhưng lại thuận lợi phát triển chăn nuôi đại gia súc, có diện tích rừng tương đối lớn. - Ven Thái Bình Dương có các đồng bằng nhỏ, đất tốt; khí hậu cận nhiệt và ôn đới hải dương. → Vùng này thuận lợi cho phát triển trồng trọt. 0,25 b. Nông nghiệp Hoa Kỳ hình thành nhiều ngành sản xuất chuyên canh với quy mô lớn vì: - Do đặc điểm sinh thái – sản xuất nông nghiệp phân bố tập trung tạo thành 0,5 các vùng chuyên canh với hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu là trang trại. - Sản xuất nông nghiệp của Hoa Kỳ có tính chuyên môn hóa cao. 0,5 - Sản xuất nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ. 0,5 - Nền kinh tế Hoa Kỳ là nền kinh tế thị trường điển hình nên nông nghiệp 0,5 phải phát triển theo hướng nông nghiệp hàng hóa. Câu 3 a. Nhật Bản thường xuyên xảy ra động đất, núi lửa vì: - Nhật Bản nằm trong vùng không ổn định của vỏ Trái Đất. 0,5 - Nằm trong vành đai động đất, núi lửa khu vực Thái Bình Dương. 0,5 b. Sự khác nhau giữa các ngành công nghiệp trí tuệ và các ngành công nghiệp truyền thống. Nhật Bản chú trọng các ngành công nghiệp truyền thống * Công nghiệp truyền thống: 1,0 - Được phát triển từ lâu. - Sử dụng nhiều nguyên liệu và nhiều lao động trong sản xuất.
  5. - Nhiều ngành, nhiều công đoạn không yêu cầu cao về kĩ thuật. - Lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề thấp. - Phân bố chủ yếu ở các nước đang phát triển. * Công nghiệp trí tuệ: 1,0 - Mới phát triển trong những thập niên gần đây. - Sử dụng ít nguyên liệu và lao động trong sản xuất. - Yêu cầu cao về khoa học kĩ thuật. - Lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề cao (công nhân tri thức là chủ yếu). - Phân bố chủ yếu ở các nước phát triển. * Nhật bản chú trọng phát triển các ngành công nghiệp trí tuệ vì: 1,0 - Nhật Bản nghèo tài nguyên khoáng sản, phải nhập nhiều nguyên liệu, phụ thuộc thị trường nước ngoài. - Nhật Bản có lợi thế về nguồn lao động tay nghề cao, năng động. - Phù hợp với xu thế chung của cách mạng khoa học kĩ thuật, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Câu 4 a. Phân tích hoạt động ngoại thương của nước ta - Tổng giá trị xuất khẩu liên tục tăng; Cán cân xuất nhập khẩu luôn âm (nhập 0,5 siêu). - Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu: 0,5 + Các mặt hàng xuất khẩu: Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, hàng nông, lâm, thủy sản. + Các mặt hàng nhập khẩu: Chủ yếu là nguyên liệu, tư liệu sản xuất và một phần nhỏ hàng tiêu dùng. - Thị trường: 0,5 + Thị trường xuất khẩu lớn nhất: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc. + Thị trường nhập khẩu chủ yếu: châu Á – Thái Bình Dương, châu Âu. - Có sự phân hóa rõ rệt giữa các tỉnh (thành phố) và các vùng: Tập trung 0,5 nhiều ở tỉnh (thành phố) ở Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. b. Tại sao hoạt động xuất nhập khẩu nước ta trong những năm gần đây có những chuyển biến tích cực
  6. - Chính sách đổi mới của Nhà nước (mở rộng quyền tự chủ cho các ngành, các 0,5 doanh nghiệp, các địa phương). Xóa bỏ cơ chế tập trung bao cấp và chuyển sản hoạch toán kinh doanh - Tăng cường sự quản lý của Nhà nước bằng pháp luật. 0,5 - Đa phương hóa thị trường xuất nhập khẩu. Bên cạnh các thị trường truyền 0,5 thống còn mở rộng các thị trường tiềm năng như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản - Việt nam là thành viên của tổ chức WTO (năm 2007). Đây là thời cơ nhưng 0,5 đồng thời cũng là thách thức của nước ta trong quá trình hội nhập. Câu a. Vẽ biểu đồ * Xử lý số liệu: 0,25 Năm Tổng số Trong đó Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ nông nghiệp 2005 100.0 73.6 24.6 1.8 2007 100.0 73.9 24.3 1.8 2009 100.0 71.3 27.1 1.6 2013 100.0 71.5 26.3 2.2 * Vẽ biểu đồ: - Biểu đồ miền (các dạng khác không cho điểm) 1,5 - Yêu cầu: Chính xác, đầy đủ tên biểu đồ, chú giải, đơn vị, tỷ lệ (thiếu mỗi ý 0,25 trừ 0,25 điểm) b. Nhận xét và giải thích * Nhận xét - Giai đoạn 2005 – 2013, trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp, ngành 0,5 trồng trọt chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp đến là ngành chăn nuôi, thấp nhất là ngành dịch vụ nông nghiệp (dẫn chứng). - Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta có sự thay 0,5 đổi theo hướng: giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tang tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp (dẫn chứng). * Giải thích - Các ngành có sự thay đổi cơ cấu trên phù hợp với xu thế phát triển chung là 0,5 đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp. - Ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng lớn nhất do đây là ngành truyền thống, có 0,5 thuận lợi về nguồn lực để phát triển, nhu cầu trong nước và xuất khẩu Lưu ý: Nếu thí sinh trình bày theo cách khác so với hướng dẫn chấm, nhưng đúng về nội dung vẫn cho điểm tối đa. .HẾT .