Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Địa lí Lớp 11 - Trường THPT Lê Hữu Trác (Có đáp án)
Câu 1: (4,0 điểm)
a, Nêu vai trò của nền kinh tế tri thức trong sự phát triển kinh tế xã hội. Để tiếp cận nền kinh tế tri thức Việt Nam cần chuẩn bị những gì?
b, Trình bày bản chất của toàn cầu hóa? Vì sao xu hướng toàn cầu hóa ngày càng phát triển mạnh?
a, Nêu vai trò của nền kinh tế tri thức trong sự phát triển kinh tế xã hội. Để tiếp cận nền kinh tế tri thức Việt Nam cần chuẩn bị những gì?
b, Trình bày bản chất của toàn cầu hóa? Vì sao xu hướng toàn cầu hóa ngày càng phát triển mạnh?
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Địa lí Lớp 11 - Trường THPT Lê Hữu Trác (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_olympic_10_3_lan_3_mon_dia_li_lop_11_truong_thpt_le_h.docx
Nội dung text: Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Địa lí Lớp 11 - Trường THPT Lê Hữu Trác (Có đáp án)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐẮK LẮK TRƯỜNG THPT LÊ HỮU TRÁC KÌ THI OLYMPIC 10-3 LẦN 3 ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN: ĐỊA LÍ LỚP 11
- ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN Câu 1: (4,0 điểm) a, Nêu vai trò của nền kinh tế tri thức trong sự phát triển kinh tế xã hội. Để tiếp cận nền kinh tế tri thức Việt Nam cần chuẩn bị những gì? b, Trình bày bản chất của toàn cầu hóa? Vì sao xu hướng toàn cầu hóa ngày càng phát triển mạnh? Đáp án câu 1: a, - Vai trò của nền kinh tế tri thức trong sự phát triển kinh tế xã hội + Có vai trò quyết định trong việc phát triển kinh tế xã hội bền vững, tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất. + Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng tỉ trọng các ngành kinh tế sử dụng kĩ thuật cao, giảm tỉ trọng các ngành kinh tế sử dụng kĩ thuật thấp + Tạo cơ hội cho các nước đang phát triển tiếp cận với khoa học và công nghệ hiện đại, giảm chi phí nghiên cứu, rút ngắn thời gian thực hiện quá trình công nghiệp hóa + Tạo ra nhiều việc làm mới, nâng cao đời sống người dân, bảo vệ môi trường - Để tiếp cận nền kinh tế tri thức Việt Nam cần chuẩn bị các vấn đề + Phải xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc cho nghiên cứu khoa học công nghệ + Đầu tư phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn: công nghệ thông tin, công nghệ phần mềm, công nghệ sinh học, + Đào tạo nguồn lao động tri thức, phát triển giáo dục chất lượng cao + Chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỉ trọng các ngành dịch vụ kĩ thuật cao b. - Bản chất của toàn cầu hóa: Là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối quan hệ, sự ảnh hưởng, tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các lĩnh vực, các quốc gia, các dân tộc trên toàn thế giới - Xu hướng toàn cầu hóa ngày càng phát triển mạnh vì: + Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã làm cho nền kinh tế xã hội thế giới có những biến đổi sâu sắc, tình hình chính trị thế giới có nhiều biến động phức tạp + Nhu cầu phát triển của mỗi quốc gia, một số vấn đề bản thân mỗi quốc gia không thể giải quyết được. Câu 2: (4,0 điểm) a. Chứng minh: Trên thế giới, sự bùng nổ dân số diễn ra chủ yếu ở nhóm nước đang phát triển, sự già hóa dân số diễn ra chủ yếu ở nhóm nước phát triển. Vì sao dân số lại là vấn đề mang tính toàn cầu? b. Tại sao nói: “Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại”? Vấn đề chủ yếu về bảo vệ môi trường của nước ta hiện nay là gì? Đáp án câu 2: a. - Chứng minh + Sự bùng nổ dân số diễn ra chủ yếu ở nhóm nước đang phát triển. Các nước đang phát triển chiếm khoảng 80% dân số và 95% số dân gia tăng hàng năm của thế giới. Giai đoạn 2001 – 2005, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên trung bình là 1,5%, cao hơn mức trung bình của thế giới (1,2%) và các nước phát triển (0,1%)
- + Sự già hóa dân số diễn ra chủ yếu ở nhóm nước phát triển. So với nước đang phát triển (giai đoạn 2000 – 2005) nhóm nước phát triển có tỉ lệ dân số dưới 15 tuổi thấp hơn (17% so với 32%) do tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên thấp 0,1%, nhưng tỉ lệ người trong độ tuổi lao động và trên độ tuổi lao động cao hơn (68% và 15% so với 63% và 5%) và tuổi tho trung bình ngày càng cao. Điều đó cho thấy các nước phát triển có dân số già hơn. - Dân số mang tính toàn cầu vì: Dân số thế giới tăng quá nhanh, làm cho quy mô dân số thế giới ngày càng lớn, ảnh hưởng đến nhiều vấn đề mang tính toàn cầu như: + Tài nguyên thiên nhiên và tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu + Ảnh hưởng đến sự biến đổi khí hậu toàn cầu + Ảnh hưởng đến sản lượng lương thực toàn cầu và chất lượng cuộc sống của người dân. b. – Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại, vì: + Vai trò của môi trường: Môi trường là ngôi nhà chung của tất cả mọi người, trong đó con người tồn tại và phát triển. Cuộc sống của mỗi người có liên quan mật thiết với môi trường. Con người là một thành phần của môi trường, không thể sống tách rời môi trường. Một môi trường phát triển bền vững là điều kiện lí tưởng cho con người và ngược lại + Thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay trên thế giới: . Ở các nước đang phát triển: Việc khai thác bừa bãi các nguồn lợi tự nhiên với nhiều phương tiện hủy diệt đã làm cạn kiệt tài nguyên và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Điều đó làm cho cuộc sống của họ thêm nghèo khổ. Bảo vệ môi trường không tách rời với cuộc đấu tranh xóa đói, giảm nghèo. . Các nước phát triển: Sự phát triển của nền kinh tế làm tăng sử dụng chất CFCs với tốc độ và khối lượng lớn, tăng lượng khí thải và chất thải từ các ngành kinh tế là nguyên nhân làm thủng tầng ô dôn, gây hiệu ứng nhà kính + Hậu quả của ô nhiễm môi trường: Quy mô ô nhiễm môi trường không giới hạn phạm vi ở mỗi quốc gia mà trên cả phạm vi của khu vực và thế giới. Hậu quả của hiện tượng này gây nên: cạn kiệt tài nguyên, khí hậu biến đổi thất thường, băng tan, gây mưa axit, hiệu ứng nhà kính, đe dọa trực tiếp đến sự phát triển các ngành kinh tế và sức khỏe con người. - Có hai vấn đề quan trọng nhất trong bảo vệ môi trường ở nước ta là: + Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường: biểu hiện ở sự gia tăng các thiên tai bão lụt, hạn hán và sự biến đổi bất thường về thời tiết, khí hậu + Tình trạng ô nhiễm môi trường: Nước, không khí và đất đã trở thành vấn đề nghiêm trọng ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, các khu đông dân cư và một số vùng cửa sông, ven biển. Câu 3: (4,0 điểm) a. Trình bày đặc điểm lãnh thổ và vị trí địa lí của Hoa Kì. Hãy cho biết vị trí địa lí của Hoa Kì có thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế? b. Tại sao những đặc tính cần cù, có tinh thần trách nhiệm cao, coi trọng giáo dục, đã trở thành động lực quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế Nhật Bản? Đáp án câu 3: a.- Đặc điểm lãnh thổ và vị trí địa lí của Hoa Kì + Lãnh thổ:
- . Hoa Kì có diện tích lớn thứ 3 trên thế giới. Lãnh thổ Hoa Kì gồm phần rộng lớn ở trung tâm Bắc Mĩ, bán đảo A-la-xca và quần đảo Ha-oai . Phần đất ở trung tâm Bắc Mĩ có diện tích rộng lớn (hơn 8 triệu km 2) nên thiên nhiên thay đổi rõ rệt từ ven biển vào nội địa, từ phía nam lên phía bắc + Vị trí địa lí: . Nằm ở bán cầu Tây . Nằm giữa hai đại dương lớn: Đại Tây Dương và Thái Bình Dương . Tiếp giáp Ca-na-đa và khu vực Mĩ La tinh - Thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí cho phát triển kinh tế + Phần lớn lãnh thổ nằm trong vành đai khí hậu ôn hòa, thuận lợi cho các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người + Nằm cách Châu Âu bởi Đại Tây Dương, cách Châu Á bởi Thái Bình Dương nên tránh được sự tàn phá của hai cuộc chiến tranh thế giới + Tiếp giáp Ca-na-đa và khu vực Mĩ La tinh, là nơi có nguồn tài nguyên phong phú thuận lợi cho sự hợp tác phát triển. Do vậy, Hoa Kì được cung cấp nguồn nguyên liệu phong phú và thuận lợi trong việc tiêu thụ sản phẩm. + Nằm giữa hai đại dương lớn với đường bờ biển dài tạo điều kiện thuận lợi để Hoa Kì phát triển các ngành kinh tế biển + Thuận lợi cho việc thiết lập các mối quan hệ kinh tế với vùng kinh tế năng động là Châu Á – Thái Bình Dương. b. Nhật Bản có tự nhiên không thật thuận lợi như các quốc gia khác nhưng kinh tế lại phát triển vượt bậc. Nguyên nhân chủ yếu là do các điều kiện về xã hội. Đó là ý chí, nghị lực, cần cù, ý thức trách nhiệm cao và coi trọng giáo dục: - Đất nước có nhiều khó khăn về tự nhiên thì ý chí, nghị lực của người dân vô cùng quan trọng để khắc phục những khó khăn - Cần cù, tự giác, tinh thần kỉ luật sẽ giúp nâng cao năng suất, cải tiến kĩ thuật, hạ giá thành sản phẩm để tăng sức cạnh tranh trên thị trường - Coi trọng giáo dục, giúp đào tạo một đội ngũ lao động có chất lượng cao, là tiền đề cho những cải tiến kĩ thuật, tạo ra những ngành mũi nhọn, ít bị cạnh tranh bởi các nước khác. Nền kinh tế Nhật Bản đã phát triển theo hướng sử dụng triệt để những đặc tính đó Câu 4: (4,0 điểm) a. Kể tên các đảo đông dân ở vùng biển nước ta? b. Tại sao việc giải quyết các vấn đề biển Đông cần phải tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực? c. Phân tích ảnh hưởng của đặc điểm dân cư Đông Nam Á đối với sự phát triển kinh tế - xã hội? Đáp án câu 4: a. Vùng biển nước ta có các đảo đông dân như Cái Bầu, Cát Bà, Lý Sơn, Phú Quý, Phú Quốc. b. Việc giải quyết các vấn đề biển Đông cần phải tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực vì: - Biển Đông không phải của riêng nước ta mà còn chung với nhiều nước khác - Biển Đông nằm trên con đường hàng hải quốc tế từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương, rất giàu về tài nguyên và nó còn có ý nghĩa đặc biệt về quốc phòng - Đã từng xảy ra tranh chấp về chủ quyền vùng biển giữa các nước
- - Tạo ra môi trường phát triển ổn định trong khu vực, bảo vệ quyền lợi chính đáng, giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước. c. Phân tích ảnh hưởng của đặc điểm dân cư Đông Nam Á đối với sự phát triển kinh tế - xã hội: - Dân số đông, mật độ dân số cao, trong điều kiện trình độ kinh tế chưa cao đã ảnh hưởng tới vấn đề việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống. - Dân số trẻ, số người trong độ tuổi lao động chiếm trên 50% + Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, là điều kiện lí tưởng để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài + Nguồn lao động dồi dào, nhưng lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn còn hạn chế gây khó khăn trong việc phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi trình độ chuyên môn kĩ thuật cao - Phân bố dân cư không đều, chủ yếu tập trung ở các đồng bằng châu thổ, ven biển và một số vùng đất đỏ badan, gây khó khăn đến việc khai thác tài nguyên thiên nhiên và sử dụng nguồn lao động. Câu 5: (4,0 điểm) Cho bảng số liệu sau Diện tích và sản lượng lúa của Đông Nam Á giai đoạn 1990 - 2010 Năm 1990 2000 2005 2010 Diện tích lúa (triệu ha) 36,6 43,0 44,7 49,6 Sản lượng lúa (triệu 111,4 152,4 173,5 204,3 tấn) a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện diễn biến diện tích và sản lượng lúa của Đông Nam Á giai đoạn 1990 – 2010 b. Nhận xét và giải thích sự thay đổi diện tích và sản lượng lúa của Đông Nam Á giai đoạn trên. Đáp án câu 5: a. Vẽ biểu đồ kết hợp (cột và đường) thể hiện diễn biến diện tích và sản lượng lúa của Đông Nam Á giai đoạn 1990 – 2010 Yêu cầu: + Vẽ biểu đồ đường chính xác về số liệu và khoảng cách các năm + Có chú giải và tên biểu đồ b. Nhận xét và giải thích - Nhận xét: Diện tích và sản lượng lúa của Đông Nam Á giai đoạn 1990 – 2010 tăng liên tục + Diện tích tăng từ 36,6 triệu ha (năm 1990) lên 49,6 triệu ha (năm 2010), tăng 13,0 triệu ha (tăng gấp 1,4 lần) + Sản lượng tăng từ 111,4 triệu tấn (năm 1990) lên 204,3 triệu ha (năm 2010), tăng 92,9 triệu tấn (tăng gấp 1,8 lần) + Sản lượng lúa có tốc độ tăng nhanh hơn diện tích lúa - Giải thích: + Diện tích tăng liên tục do nhu cầu lúa gạo của các nước trong khu vực và xuất khẩu lớn nên các nước trong khu vực đã tiến hành khai hoang, cải tạo đất để mở rộng diện tích trồng lúa và tăng vụ
- + Sản lượng lúa tăng liên tục là do kết quả của việc mở rộng diện tích, tăng vụ, đặc biệt là tăng năng suất. HẾT