Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Địa lí Lớp 11 - Trường THPT Trần Quốc Toản (Có đáp án)

Câu II: (4 điểm)
Hiện nay vấn đề môi trường đang được cả thế giới quan tâm.
1. Em hãy trình bày những biểu hiện chung của hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu. Nêu nguyên nhân của các biểu hiện đó.
2. Trong năm 2009 Liên hợp quốc đã tổ chức hội nghị gì lớn liên quan đến vấn đề môi trường? Hội nghị đó diễn ra ở đâu?
3. Nêu những biểu hiện cụ thể của vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu ở Việt Nam.
docx 6 trang Hải Đông 23/01/2024 3520
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Địa lí Lớp 11 - Trường THPT Trần Quốc Toản (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_olympic_10_3_lan_3_mon_dia_li_lop_11_truong_thpt_tran.docx

Nội dung text: Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Địa lí Lớp 11 - Trường THPT Trần Quốc Toản (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐẮK LẮK TRƯỜNG THPT TRẦN QUỐC TOẢN KỲ THI OLYMPIC 10-3 LẦN THỨ III ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN: ĐỊA LÍ; LỚP: 11 Thời gian: 180 phút
  2. THI OLYMPIC 10-3 LẦN THỨ III ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN: ĐỊA LÍ; LỚP: 11 Thời gian: 180 phút Câu I: (4 điểm) Dựa vào bảng số liệu sau: Nhóm nước Tỉ suất Cơ cấu Chỉ số GDP/ Cơ cấu GDP theo khu vực tăng dân dân số HDI người kinh tế năm 2004 (%) số tự năm năm năm Khu Khu Khu nhiên 2000 2003 2004 vực I vực II vực III năm 2005 (%) (USD) (%) Phát triển 0,1 29,2 0,855 26650 2,0 27,0 71,0 Đang phát 1,5 79,8 0,694 5390 25,0 32,0 43.0 triển Thế giới 1,2 100 0,741 7370 (Nguồn: Tuyển tập Olimpic địa lí 30 – 4 năm 2009. NXB Đại học sư phạm) 1. Hãy nêu nhận xét và rút ra kết luận phù hợp. 2. Dựa vào kiến thức đã học để giải thích những kết luận đã được đưa ra. Câu II: (4 điểm) Hiện nay vấn đề môi trường đang được cả thế giới quan tâm. 1. Em hãy trình bày những biểu hiện chung của hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu. Nêu nguyên nhân của các biểu hiện đó. 2. Trong năm 2009 Liên hợp quốc đã tổ chức hội nghị gì lớn liên quan đến vấn đề môi trường? Hội nghị đó diễn ra ở đâu? 3. Nêu những biểu hiện cụ thể của vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu ở Việt Nam. Câu III: (4 điểm) 1. Chứng minh rằng Hoa kì là một cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới. 2. Nguyên nhân nào làm cho Hoa Kì sớm trở thành cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới. Câu IV: (4 điểm) Vì sao cuối những năm 1980, Nhật Bản phải điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế? Nội dung điều chỉnh đó là gì? Kêt quả ra sao? Câu V: (4 điểm) Cho bảng số liệu sau: Sản lượng đánh bắt cá của một số khu vực trên thế giới (Đơn vị: Nghìn tấn) Năm 1985 1995 2003 Đông Á 24311,1 22440,2 23204,5 Đông Nam 8628,3 13119,8 14528,3 Á Tây Á 948,4 1148,2 1036,8 Bắc Âu 12600,8 19887,1 13926,8 Nguồn: Tuyển tập Olimpic địa lí 30 – 4 năm 2010. NXB Đại học sư phạm) 1. Vẽ biểu đồ thích hợp so sánh sản lượng đánh bắt cá của Đông Nam Á và một số khu vực khác trên thế giới. 2. Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ hãy nhận xét về sản lượng đánh bắt cá của Đông Nam Á so với các khu vực khác . 3. Vì sao các nước trong khu vực Đông Nam Á có lợi thế khai thác cá biển, song sản lượng khai thác còn ít so với các khu vực khác. HẾT (Lưu ý: HS được sử dụng tập bản đồ thế giới và Atlat Địa lí Việt Nam do NXB GD ban hành)
  3. ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN KỲ THI OLYMPIC 10-3 LẦN THỨ II ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN: ĐỊA LÍ 11 Câu I: (4 điểm) Dựa vào bảng số liệu sau: Nhóm nước Tỉ suất Cơ cấu Chỉ số GDP/ Cơ cấu GDP theo khu vực tăng dân dân số HDI người kinh tế năm 2004 (%) số tự năm năm năm Khu Khu Khu nhiên 2000 2003 2004 vực I vực II vực III năm 2005 (%) (USD) (%) Phát triển 0,1 29,2 0,855 26650 2,0 27,0 71,0 Đang phát 1,5 79,8 0,694 5390 25,0 32,0 43.0 triển Thế giới 1,2 100 0,741 7370 (Nguồn: Tuyển tập Olimpic địa lí 30 – 4 năm 2009. NXB Đại học sư phạm) 1. Hãy nêu nhận xét và rút ra kết luận phù hợp. 2. Dựa vào kiến thức đã học để giải thích những kết luận đã được đưa ra. ĐÁP ÁN CÂU 1 ĐIỂM 1. Nhận xét và kết luận • Nhận xét: - Tỉ suất tăng dân số tự nhiên ở nhóm nước đang phát triển cao gấp15 lần 0,5 nhóm nước phát triển. Mỗi năm dân số thế giới tăng 80 triệu người. Vậy nhóm nước đang phát triển chiếm 93,75% số dân gia tăng hành năm. - Nhóm nước đang phát triển chiếm khoảng 80% dân số thế giới. 0,25 - Chỉ số HDI của nhóm nước phát triển cao hơn nhiều so với nhóm nước đang 0,25 phát triển. - Thu nhập GDP/người cao gấp 4,9 lần so với nhóm nước đang phát triển. 0,25 - Cơ cấu kinh tế nhóm nước phát triển khu vực III chiếm tỉ trọng lớn. Ở nhóm 0,25 nước đang phát triển khu vực I vẫn còn cao. • Kết luận - Sự bùng nổ dân số hiện nay trên thế giới diển ra chủ yếu ở nhóm nước đang 0,25 phát triển. - Chất lượng cuộc sống ở nhóm nước phát triển tốt hơn nhóm nước đang phát 0,25 triển. - Nền kinh tế nhóm nước phát triển đang chuyển dần sang nền kinh tế tri thức. 0,5 Nhóm nước đang phát triển có sự tập trung đầu tư nhiều cho khu vực II và III. - Giữa các nhóm nước có sự tương phản sâu sắc về trình độ phát triển kinh tế 0,5 - xã hội. 2. Giải thích: - Nhóm nước đang phát triển trước đây là phần lớn là những nước thuộc địa 0,5 xây dựng nền kinh tế - xã hội từ điểm xuất phát thấp. Phụ thuộc vào các nước lớn. Phần lớn các nước còn nghèo. - Nhóm nước phát triển có nền công nghiệp phát triển sớm. Cách mạng khoa 0,5 học kĩ thuật đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế làm cho trình độ phát triển vượt xa các nước đang phát triển.
  4. Câu II: ( 4 điểm) Hiện nay vấn đề môi trường đang được cả thế giới quan tâm. 1. Em hãy trình bày những biểu hiện chung của hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu. Nêu nguyên nhân của các biểu hiện đó. 2. Trong năm 2009 Liên hợp quốc đã tổ chức hội nghị gì lớn liên quan đến vấn đề môi trường? Hội nghị đó diễn ra ở đâu? 3. Nêu những biểu hiện cụ thể của vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu ở Việt Nam. ĐÁP ÁN CÂU 2 ĐIỂM 1. • Những biểu hiện chung của hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu. - Hiệu ứng nhà kính làm Trái Đất nóng lên. 0,5 - Mưa axít phá hoại mùa màng, các công trình giao thông 0,5 - Tầng ôzôn mỏng dần và lổ thủng ngày càng rộng ra. 0,5 • Nêu nguyên nhân của các biểu hiện đó: Khí thải từ công nghiệp, phương tiện giao thông và các thiết bị máy móc 0,5 2. Trong năm 2009 Liên hợp quốc đã tổ chức hội nghị Biến đổi khí hậu toàn cầu. Hội nghị đó diễn ra ở Cô- pen – ha gen (Đan Mạch). 0,5 3. Những biểu hiện cụ thể của vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu ở Việt Nam: - Số cơn bão ngày càng nhiều, cường độ bão ngày càng mạnh. 0,25 - Mưa nhiều gây lũ quét ở trung du và miền núi. 0,25 - Thời tiết biến đổi thất thường, lũ lụt, hạn hán diễn ra ngày càng phức tạp. 0,25 - Xâm nhập mặn ngày càng sâu, sạt lở đất đá ở vùng cửa sông và ven biển. 0,5 - Suy thoái các nguông tài nguyên, ảnh hưởng đến sức khỏe con người 0,25 Câu III: ( 4 điểm) 1. Chứng minh rằng Hoa kì là một cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới. 2. Nguyên nhân nào làm cho Hoa Kì sớm trở thành cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới. ĐÁP ÁN CÂU 3 ĐIỂM 1. Hoa Kì là một cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới. (1,5) - Tổng GDP lớn nhất thế giới. Năm 2004, GDP đạt 11667,5 tỉ USD trong khi 0,5 đó toàn thế giới đạt 40887,8 tỉ USD, chiếm 28,5% toàn thế giới. - Trong cơ cấu kinh tế, khu vực I chiếm tỉ trọng thấp 0,9%, Khu vực III chiếm 0,25 tỉ trọng cao 79,4% (năm 2004). - Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất thế giới. Năm 2004 đạt 2344,2 tỉ 0,25 USD. - Đứng đầu thế giới về sản lượng công nghiệp và nông nghiệp. 0,25 - Nền kinh tế có tình chuyên môn cao. 0,25 2. Nguyên nhân nào làm cho Hoa Kì sớm trở thành cường quốc kinh tế hàng đầu (2,5) thế giới. - Có vị trí địa lí thuận lợi, tránh đước sự tàn phá của hai cuộc chiến tranh thế 1,0 giới, buôn bán vũ khí, mở rộng thị trường. - Tài nguyên thiên nhiên phong phú. 0,5 - Nguồn lao động dồi dào, năng động, có trình độ kỉ thuật cao. 0,5 - Khoa học công nghệ phát triển, nguồn vốn lớn. 0,5 (HS cần phân tích rõ,nếu chỉ các nguyên nhân thì cho nữa số điểm của câu
  5. Câu IV: ( 4 điểm) Vì sao cuối những năm 1980, Nhật Bản phải điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế? Nội dung điều chỉnh đó là gì? Kêt quả ra sao? ĐÁP ÁN CÂU 4 ĐIỂM • Vào cuối những năm 1980, Nhật Bản phải điều chỉnh chiến lược phát triển (2,5) kinh tế là vì: - Hai cuộc khủng hoảng dầu mỏ 1973 – 1974 và 1979 – 1980, giá dầu nhập 0,5 khẩu tăng cao gây khó khăn cho nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm còn 2,6% (năm 1980). - Ngèo tài nguyên khoàng sản, phụ thuộc vào nước ngoài, nhập khẩu ngày 0,5 càng lớn. - Ngành công nghiệp truyền thống sử dụng nhiều năng lượng, nguyên liệu, 0,5 gây ô nhiểm môi trường. - Sản phẩm truyền thống xuất khẩu bị cạnh tranh mạnh bởi các nước và lãnh 0,5 thổ công nghiệp mới. - Cơ cấu dân số già dẫn tới thiếu lao động, giá nhân công ngày càng tăng. 0,5 • Nội dung điều chỉnh: (1,0) - Đầu tư phát triển khoa học – kĩ thuật và công nghệ. 0,25 - Tập trung xây dựng các ngành công nghiệp đòi hỏi nhiều chất xám, trình độ 0,25 kĩ thuật cao. - Đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài. 0,25 - Hiện đại hóa và hợp lí hóa các xí nghiệp vừa và nhỏ 0,25 • kêt quả: - Nền kinh tế phục hồi, tốc độ tăng GDP trung bình đạt 5,3% trong giai đoạn (0,5) 1986 – 1990. - Từ năm 1991, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại - Hiện nay Nhật Bản đừng thứ hai thế giới về kinh tế, tài chính. GDP 2005 đạt khoảng 48000 tỉ USD. Câu V: (4 điểm) Cho bảng số liệu sau: Sản lượng đánh bắt cá của một số khu vực trên thế giới (Đơn vị: Nghìn tấn) Năm 1985 1995 2003 Đông Á 24311,1 22440,2 23204,5 Đông Nam Á 8628,3 13119,8 14528,3 Tây Á 948,4 1148,2 1036,8 Bắc Âu 12600,8 19887,1 13926,8 (Nguồn: Tuyển tập Olimpic địa lí 30 – 4 năm 2010. NXB Đại học sư phạm) 1. Vẽ biểu đồ thích hợp so sánh sản lượng đánh bắt cá của Đông Nam Á và một số khu vực khác trên thế giới. 2. Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ hãy nhận xét về sản lượng đánh bắt cá của Đông Nam Á so với các khu vực khác. 3. Vì sao các nước trong khu vực Đông Nam Á có lợi thế khai thác cá biển, song sản lượng khai thác còn ít so với các khu vực khác. ĐÁP ÁN CÂU 5 ĐIỂM 1. Vẽ biểu đồ cột nhóm các dạng khác không cho điểm. (yêu cầu biểu đồ 2 phải đầy đủ các thồn tin, chính xác và đẹp) 2. Nhận xét: (1,0) - Sản lượng đánh bắt cá của Đông Nam Á ngày càng tăng mạnh: 0,25 + Năm 1985: sản lượng thấp hơn Đông Á (2,8 lần). Bắc Âu (1,5 lần), chỉ cao hơn Tây Á. 0,25
  6. + Năm 1995: Sản lượng tăng nhưng vẫn thấp hơn khu vực Bắc Âu và Đông Á. 0,25 + Năm 2003: sản lượng tăng vượt khu vực Bắc Á và Tây Á nhưng vẫn thấp hơn Bắc Âu. 0,25 3. Giaỉ thích: (1,0) • Các nước trong khu vực Đông Nam Á có lợi thế khai thác cá biển là vì: 0,5 Hầu hết các quốc gia ở Đông Nam Á đều giáp biển (trừ Lào), tiềm năng hải sản lớn và đầu tư khai thác ngày càng có hiệu quả. • Sản lượng khai thác còn ít so với các khu vực khác là do: - Phương tiện đành bắt còn lạc hậu, chủ yếu đánh bắt ven bờ, ít tàu lớn để 0,5 đánh bắt xa bờ. - Đánh bắt còn lẻ tẻ, chưa có tổ chức. - Thiên tai HẾT