Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Giáo dục công dân Lớp 11 năm 2018 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Có đáp án)

Câu 1: Sau khi học xong bài 2: “ Hàng hóa - Tiền tệ - Thị trường” (Giáo dục công dân 11).
- Hằng nói : Mọi sản phẩm của lao động đều là hàng hóa.
- Vân lại cho rằng: Mọi hàng hóa đều là sản phẩm của lao động.
a. Theo em, ai nói đúng? Vì sao?
b. Phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa?
doc 6 trang Hải Đông 20/01/2024 1540
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Giáo dục công dân Lớp 11 năm 2018 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_olympic_10_3_lan_3_mon_giao_duc_cong_dan_lop_11_nam_2.doc

Nội dung text: Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Giáo dục công dân Lớp 11 năm 2018 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐẮK LẮK TRƯỜNG THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM KÌ THI OLYMPIC 10-3 LẦN III, NĂM 2018 ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN: GDCD LỚP 11
  2. ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN Câu 1: Sau khi học xong bài 2: “ Hàng hóa - Tiền tệ - Thị trường” (Giáo dục công dân 11). - Hằng nói : Mọi sản phẩm của lao động đều là hàng hóa. - Vân lại cho rằng: Mọi hàng hóa đều là sản phẩm của lao động. a. Theo em, ai nói đúng? Vì sao? b. Phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa? Đáp án câu 1: Nội dung Thang điểm a. Theo em Vân nói đúng. 0.25 Vì: - Hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của 0.25 con người thông qua trao đổi mua - bán. -Sản phẩm chỉ trở thành hàng hóa khi có đủ ba điều kiện: + Do lao động tạo ra; 0.5 + Có công dụng nhất định để thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người; + Trước khi đi vào tiêu dùng phải thông qua mua- bán; Như vậy : Mọi hàng hóa đều là sản phẩm của lao động. Ví dụ : 0.5 b. Phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa: hàng hóa có 2 thuộc tính là giá trị sử 0.25 dụng và giá trị - Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của sản phẩm có thể thõa mãn nhu cầu 0.5 nào đó của con người - Gía trị sử dụng của hàng hóa được phát hiện dần và ngày càng đa dạng, phong phú 0.5 cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và khoa học kĩ thuật. - Gía trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua giá trị trao đổi của nó. Gía trị trao 0.5 đổi là một quan hệ về số lượng, hay tỉ lệ trao đổi giữa các hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau. - Gía trị hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng 0.5 hóa. Tóm lại, hàng hóa là sự thống nhất của hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị. Đó là sự thống nhất của hai mặt đối lập mà thiếu một trong hai thuộc tính thì sản phẩm 0.25 không thể trở thành hàng hóa. Câu 2: Pháp luật Việt Nam quy định “Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, HĐND. Việc thực hiện các quyền này do luật định” a. Em hãy cho biết quy định trên thể hiện quyền dân chủ trong lĩnh vực nào? b. Trình bày hiểu biết của em về nội dung dân chủ trong lĩnh vực đó? Đáp án câu 2: Nội dung Thang điểm a. Quy định trên thể hiện nội dung dân chủ trong lĩnh vực chính trị. 0.5 - Nội dung cơ bản của dân chủ xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực chính trị là mọi 0.75 quyền lực thuộc về nhân dân, trước hết là nhân dân lao động.
  3. - Thể hiện: 1.5( mỗi ý + Quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước, các tổ chức chính 0.25 điểm) trị xã hội; + Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của Nhà nước và địa phương; + Quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân; + Quyền được thông tin, tự do ngôn luận, tự do báo chí. + Quyền giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, quyền khiếu nại, tố cáo của công dân + Cùng với các quyền được hưởng, công dân có nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. - Lấy được ví dụ về dân chủ trong lĩnh vực chính trị 0.5 - Liên hệ: 0.75 + Tích cực tham gia các hoạt động thể hiện tính dân chủ phù hợp với lứa tuổi. + Phê phán, đấu tranh loại bỏ các hành vi tiêu cực, luận điệu xuyên tạc chống lại nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Câu 3: Trình bày phương hướng cơ bản để giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay? Tại sao nói giải quyết việc làm là yếu tố quyết định làm lành mạnh xã hội? Em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của mình đối với chính sách giải quyết việc làm? Đáp án câu 3: Nội dung Thang điểm -Phương hướng: 1.0( mỗi ý +Thúc đẩy sản xuất và dịch vụ. 0.25) +Khuyến khích làm giàu theo pháp luật, tự do hành nghề, khôi phục các ngành nghề truyền thống, đẩy mạnh phong trào lập nghiệp của thanh niên. +Đẩy mạnh xuất khẩu lao động. +Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trong chương trình mục tiêu quốc gia để giải quyết việc làm. - Học sinh lấy được ví dụ liên hệ thực tế Việt Nam về 1 trong 4 phương hướng trên. 0.5 Chẳng hạn học sinh có thể lấy ví dụ về phương hướng đẩy mạnh xuất khẩu lao động như hiện tại Việt Nam xuất khẩu lao động sang những nước nào và hàng năm giải quyết việc làm cho bao nhiêu người lao đông ( phần này GV linh động chấm).
  4. -Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định làm lành mạnh xã hội vì: +Do vấn đề việc làm có ảnh hưởng đến thu nhập của người dân. Khi có việc làm với thu nhập ổn định, mỗi người sẽ có điều kiện đảm bảo để phát triển đời sống vật chất 0.75 và tinh thần của cá nhân và gia đình. Khi đó đời sống xã hội cũng sẽ ổn định và không ngừng phát triển. +Thất nghiệp sẽ làm gia tăng các tệ nạn xã hội. Vì thế, đối với mỗi người cũng như đối với mỗi quốc gia, tình trạng thất nghiệp sẽ có tác động rất xấu đến sự phát triển 0.75 mọi mặt của đời sống xã hội, nhất là vấn đề an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội. -Trách nhiệm của học sinh: + Chấp hành chính sách giải quyết việc làm và pháp luật về lao động. 0.25 + Động viên người thân trong gia đình và những người khác cùng chấp hành, đồng 0.25 thời đấu tranh chống những hành vi vi phạm chính sách dân số và giải quyết việc làm. +Có ý chí vươn lên nắm bắt khoa học kỹ thuật tiên tiến, định hướng nghề nghiệp 0.5 đúng đắn để tích cực, chủ động tìm việc làm, tăng thu nhập cho bản thân và gia đình, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của đất nước. Câu 4: Em hiểu thế nào là công nghiệp hóa, hiện đại hóa? Tại sao ở nước ta công nghiệp hóa phải gắn với hiện đại hóa? Trình bày tác dụng to lớn và toàn diện của công nghiệp hóa, hiện đại hóa? Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, em phải làm gì để góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước? Đáp án câu 4: Nội dung Thang điểm - Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Là quá trình chuyển đồi căn bản, toàn diện 1,0 các hoạt động kinh tế và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao. (Học sinh có thể nêu riêng từng khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa) - Chúng ta phải tiến hành CNH gắn liền với hiện đại hóa vì: + Nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế phổ biến là sản xuất nhỏ, lạc 0.25 hậu, kém phát triển, lao động thủ công là chủ yếu, cái thiếu của chúng ta là một nền đại công nghiệp. Để đạt được những mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, chúng ta phải tạo ra được một lực lượng sản xuất khổng lồ. Từ đó tạo ra một năng suất lao động cao hơn các chế độ trước và tạo điều kiện để phát triển tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Mục tiêu đó chỉ có thể đạt được khi ta tiến hành sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước. + Đồng thời, ở nước ta hiện nay, chúng ta phải tiến hành công nghiệp hoá nhưng 0.75
  5. phải gắn với quá trình hiện đại hoá. Nguyên nhân là do quá trình công nghiệp hoá của nước ta diễn ra muộn nên việc gắn liền với hiện đại hoá là nhằm nhanh chóng rút ngắn khoảng cách lạc lậu so với các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới. Khi gắn với hiện đại hoá, quá trình công nghiệp hoá sẽ cho phép nước ta đi tắt đón đầu trong áp dụng những thành tựu mới nhất của khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế – xã hội nhằm nhanh chóng đuổi kịp trình độ của các nước phát triển. -Tác dụng: + Thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội. 0.25 + Tiền đề cho việc củng cố quan hệ sản xuất xã hôị chủ nghĩa (tăng cường vai trò của 0.25 Nhà nước xã hội chủ nghĩa, tăng cường mối liên hệ liên minh giữa công nhân – nông dân – trí thức) + Tạo tiền đề hình thành và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đạm đà bản sắc dân tộc. 0.25 + Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, củng cố và tăng cường quốc phòng và an ninh. 0.25 Trách nhiệm của học sinh sau khi tốt nghiệp THPT phải làm gì để góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Phần này học sinh tự liên hệ bản thân, nhưng phải nêu được các ý chính sau: - Có nhận thức đúng đắn về tính tất yếu khách quan và tác dụng to lớn của công 0,25 nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; - Thường xuyên học tập nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ theo hướng hiện đại, đáp ứng nguồn lao động có kĩ thuật cho sự nghiệp CNH-HĐH gắn với 0.25 phát triển kinh tế tri thức. - Nếu bản thân tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì cần lựa chọn ngành, mặt hàng có khả năng cạnh tranh cao, phù hợp với nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước; tiếp thu và ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại vào 0.5 quá trình sản xuất để tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao, giá thành thấp, có khả năng chiếm lĩnh thị trường nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Câu 5: Hôm qua, Hân về quê ngoại, khi vô tới làng Hân thấy làng của ngoại đã đổi thay hoàn toàn. Cùng ngày này năm ngoái làng của ngoại bạt ngàn cây ngô mà năm nay chả thấy ngô đâu hết, thay vào đó là bạt ngàn cây hồ tiêu. Hân đem thắc mắc tới lớp hỏi các bạn thì có nhiều ý kiến giải thích như sau : – Bạn Quốc cho rằng đó là do cây ngô không có giá trị sử dụng cao. – Bạn Bảo cho rằng nguyên nhân là do có ít người mua ngô, nhưng lại có rất nhiều người mua tiêu. – Bạn Thiện lại lí giải là do tiêu là mặt hàng phổ biến hơn ngô vì nó là nguyên liệu chính cho các món ăn. a. Em có nhận xét gì về ý kiến của các bạn của Hân? b. Theo em, vì sao người dân lại chuyển từ trồng ngô sang trồng hồ tiêu? Đáp án câu 5: Nội dung Thang điểm a. Ý kiến của cả 3 bạn Quốc, Bảo và Thiện đều chưa nói đúng được bản chất của vấn 1.0 đề.
  6. b. Việc người dân trong làng của ngoại Hân chuyển ngô sang tiêu là do chịu sự tác 0.75 động của quy luật giá trị. - Cụ thể ở đây, người dân đã phát hiện ra rằng, khi trồng cây tiêu thì thời gian lao động 1.0 cá biệt của họ sẽ có thể thấp hơn so với thời gian lao động xã hội cần thiết. Hay nói cách khác, sự chênh lệch giữa thời gian lao động cá biệt và thời gian lao động xã hội của việc trồng cây tiêu là nhiều hơn đối với việc trồng ngô. - Sự khác biệt này là do sự biến động giá cả trên thị trường (giá cả của tiêu cao hơn so 0.75 với giá cả của ngô). Tóm lại khi chuyển sang trồng tiêu, người dân sẽ thu được lợi nhuận nhiều hơn. 0.5