Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Giáo dục công dân Lớp 11 - Trường THPT Nguyễn Công Trứ (Có đáp án)

Câu 1.
Hãy chỉ ra điều kiện khách quan chủ quan để người có sức lao động thực hiện được quá trình lao động?
doc 5 trang Hải Đông 23/01/2024 2080
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Giáo dục công dân Lớp 11 - Trường THPT Nguyễn Công Trứ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_olympic_10_3_lan_3_mon_giao_duc_cong_dan_lop_11_truon.doc

Nội dung text: Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Giáo dục công dân Lớp 11 - Trường THPT Nguyễn Công Trứ (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐẮK LẮK TRƯỜNG THPT NGUYỄN CÔNG TRỨ KÌ THI OLYMPIC 10-3 LẦN III ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN: GDCD LỚP 11
  2. Câu 1. Hãy chỉ ra điều kiện khách quan chủ quan để người có sức lao động thực hiện được quá trình lao động? Đáp án câu 1. Sức lao động mới chỉ là khả năng cần thiết để tiến hành lao động, còn lao động sản xuất là quá trình kết hợp sức lao động với tư liệu sản xuất. Vì vậy để có quá trình lao động diễn ra trên thực tế thì cần phải có đủ điều kiện khách quan và chủ quan. *Về khách quan: Nền kinh tế phải phát triển, tạo ra được nhiều việc làm để thu hút lao động, tạo cơ hội cho người lao động có việc làm. *Về chủ quan: Người lao động phải tích cực chủ động tìm kiếm việc làm, thường xuyên học tập, nâng cao trình độ sức lao động của mình về thể lực trí lực để dáp ứng yêu cầu của xã hội. Câu 2. (4 đ) Hàng hóa là gì? Vì sao hàng hóa là một phạm trù lịch sử? So sánh sự khác nhau giữa hàng hóa vật thể và hàng hóa phi vật thể? Những vật sau đây: không khí, cá tôm ngoài sông biển, ánh sáng có được coi là hàng hóa không? Đáp án câu 2. *Hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua - bán . *Hàng hóa là một phạm trù lịch sử vì nó chỉ tồn tại trong nền kinh tế hàng hóa. *Hàng hóa vật thể khác hàng hóa phi vật thể. Hàng hóa vật thể ✓ Tồn tại hữu hình ✓ Sản xuất và tiêu dùng không diễn ra đồng thời với nhau. ✓ Cất trữ được. ✓ Ví dụ: quần áo, giày dép Hàng hóa phi vật thể. ✓ Tính vô hình ✓ Sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời với nhau. ✓ Không cất trữ được. Ví dụ: Quảng cáo, dịch vụ du lịch, dịch vụ phát nhanh. *Không .Vì sản phẩm chỉ trở thành hàng hóa khi đủ ba điều kiện: do lao động làm ra, có công dụng nhất định để thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người, trước khi đi vào tiêu
  3. dùng thì phải thông qua mua bán. Những vật trên không đủ hai điều kiện trên không phải do lao động làm ra, chưa có hoạt động trao đổi mua - bán. Câu 3. Phân tích nội dung quan hệ cung cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa? Nếu là người tiêu dùng em vận dụng quan hệ cung cầu như thế nào? Đáp án câu 3. Câu 3. Phân tích nội dung quan hệ cung cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa * Quan hệ cung – cầu là mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa người bán với người mua hay giữa những người sản xuất với những người tiêu dùng diễn ra trên thị trường để xác định giá cả và số lượng hàng hóa dịch vụ. * Biểu hiện: ✓ Cung - cầu tác động lẫn nhau - Khi cầu tăng lên, sản xuất kinh doanh mở rộng, lượng cung hàng hóa tăng lên. - Khi cầu giảm xuống, sản xuất kinh doanh thu hẹp, lượng cung hàng hóa giảm xuống. ✓ Cung - cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường - Cung > cầu => Giá cả Giá cả > giá trị. - Cung = cầu => Giá cả = giá trị. ✓ Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung - cầu - Về phía cung: khi giá cả tăng lên các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, lượng cung tăng lên và ngược lại. - Về phía cầu: giá cả giảm xuống cầu có xu hướng tăng lên và ngược lại. *Nếu là người tiêu dùng vận dụng quan hệ cung cầu bằng cách giảm nhu cầu mua các mặt hàng nào đó khi cung nhỏ hơn cầu và giá cả cao chuyển sang mua các mặt hàng nào cung lớn hơn cầu và giá cả thấp tương ứng. Câu 4. Dân chủ trực tiếp là gì? Cho ví dụ? Dân chủ gián tiếp là gì? Cho ví dụ? Là học sinh em phải làm gì để thực hiện nếp sống dân chủ? Đáp án câu 4. *Dân chủ trực tiếp là hình thức dân chủ với những quy chế thiết chế, để nhân dân thảo luận, biểu quyết, tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng của nhà nước. *Cho ví dụ (học sinh tự cho)
  4. *Dân chủ gián tiếp là Là hình thức dân chủ thông qua những quy chế để nhân dân bầu ra những những người đại diện thay mặt mình quyết định các công việc chung của cộng đồng, của Nhà nước. *Cho ví dụ (học sinh tự cho) *Để thực hiện nếp sống dân chủ là học sinh cần (các em cần nêu được một số ý sau) ✓ Thực hiện nếp sống văn hóa nơi công cộng. ✓ Chấp hành tốt nội quy, quy chế học tập và sinh hoạt của nhà trường. ✓ Thực hiện tốt quyền dân chủ của mình, tôn trọng quyền dân chủ của người khác. Đấu tranh phê phán, những hiện tượng tiêu cực, tự do vô kỉ luật vi phạm quyền dân chủ của người khác. Câu 5. Hiện nay, tình trạng sinh viên sau khi học xong ra trường không xin được việc làm hoặc làm trái ngành thậm chí học cử nhân xong giờ phải quay lại học trung cấp nghề mong rằng khi ra trường sẽ kiếm được việc làm. Trước thực trạng đó, một số bậc phụ huynh cũng như học sinh băn khoăn lo lắng không biết phải định hướng như thế nào cho tương lai. Em có nhận xét gì về tình hình việc làm hiện nay ở nước ta? Trình bày mục tiêu và phương hướng giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay? Bản thân em cần có trách nhiệm gì đối với chính sách giải quyết việc làm ? Đáp án câu 5. *Tình hình việc làm hiện nay ở nước ta hiện nay: Thiếu việc làm ở thành thị lẫn nông thôn. *Mục tiêu ✓ Tập trung giải quyết việc làm ở cả thành thị và nông thôn. ✓ Phát triển nguồn nhân lực. ✓ Mở rộng thị trường lao động. ✓ Giảm thất nghiệp và tăng tỉ lệ lao động đã qua đào tạo. Mở rộng thị trường lao động. *Phương hướng ✓ Thúc đẩy phát triển sản xuất và dịch vụ. ✓ Khuyến khích làm giàu theo pháp luật. ✓ Đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn. *Trách nhiệm của bản thân ✓ Chấp hành chính sách giải quyết việc làm và pháp luật về lao động. ✓ Động viên người thân và những người khác cùng chấp hành.
  5. Ra sức học tập, có ý chí vươn lên nắm bắt khoa học kỉ thuật tiên tiến, định hướng nghề nghiệp đúng đắn tích cực, chủ động tìm kiếm việc làm Hết