Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Giáo dục công dân Lớp 11 - Trường THPT Nguyễn Trãi (Có đáp án)
Câu 1: 4đ. Nhận định: “ Lao động làm thay đổi bản thân con người một cách toàn diện”.
Hãy phân tích nhận định trên
Em có liên hệ gì về vấn đề này với cuộc sống hiện nay.
Hãy phân tích nhận định trên
Em có liên hệ gì về vấn đề này với cuộc sống hiện nay.
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Giáo dục công dân Lớp 11 - Trường THPT Nguyễn Trãi (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_olympic_10_3_lan_3_mon_giao_duc_cong_dan_lop_11_truon.doc
Nội dung text: Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Giáo dục công dân Lớp 11 - Trường THPT Nguyễn Trãi (Có đáp án)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐẮK LẮK ĐƠN VỊ: TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI KỲ THI OLYMPIC 10-3 LẦN THỨ III, NĂM 2018 ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN: GDCD; LỚP: 11
- ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN Câu 1: 4đ. Nhận định: “ Lao động làm thay đổi bản thân con người một cách toàn diện”. Hãy phân tích nhận định trên Em có liên hệ gì về vấn đề này với cuộc sống hiện nay. Đáp án câu 1. Câu Nội dung Điểm Đặt vấn đề : Trong tiến trình lịch sử hình thành con người có nhiều tác nhân giúp con 0.25đ người từng bước hoàn thiện bản thân mình. Trong đó lao động là một yếu tố quan trọng Nhân định trên thức chất là muốn nói tới vai trò của lao động. 0.5đ Vai trò đó thể hiện ít nhất ở hai góc độ + góc độ tiến hóa 0.5đ Thông qua lao động ( tìm kiếm thức ăn ) hình giáng con người dần thay đổi + góc độ xã hội Thông qua lao động hình thành nên ngôn ngữ 0.5đ Câu 1 Thông qua lao động hình thành nên ý thức 0.5đ Thông qua lao động hình thành nên nhân cách, phẩm chất, đạo đức của con người 0.5đ Liên hệ: Trong cuộc sống phải đề cao vai trò của lao động, bởi Lao động là cơ sở để mỗi cá nhân và xã hội tồn tại. Đặc biệt hiện nay một bộ phận 0.5đ giới trẻ chỉ thích hưởng thu mà lười lao động Lao động ngoài việc giúp cho cá nhân ổn định cuộc sống còn góp phần ổn định xã 0.5đ hội Kết luận: Tục ngữ có câu “ nhàn cư vi bất thiện ” đã nói lên tất cả ý nghĩa và vai trò luận của lao động đối với các nhân và xã hội 0.25đ Câu 2: 4đ. Tại sao giá trị hàng hóa không do thời gian lao động cá biệt quyết định, mà do thời gian lao động xã hội cần thiết quyết định. Liên hệ của bản thân em về vấn đề này đối với thực tế cuộc sống. Đáp án câu 2 Câu Nội dung Điểm Đặt vấn đề : Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa khi trao đổi trên thị trường thì 0.25đ lượng giá trị của hàng hóa được tình bằng thời gian lao động xã hội cần thiết. - Thời gian lao động cá biệt là thời gian hao phí để sản xuất ra hàng hóa của từng 0.25đ người - ví dụ đúng 0.25đ - Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hang hóa là thời gian cần thiết 0.25đ
- cho bất cứ lao động nào với trình độ thành thạo trung bình, một cường độ trung bình, Câu 2 trong những điều kiện trung bình so với hoàn cảnh xã hội nhất định - ví dụ đúng 0.25đ Từ các khái niệm trên thì ta có thể kết luận khi trao đổi hàng hóa trên thị trường 1đ người ta không thể trao đổi hang hóa theo thời gian lao động cá biệt bởi nếu như vậy sẻ tiệt tiêu sự cạnh tranh qua đó dẫn đến nhiều hệ lụy sẻ xẩy ra như chất lượng hàng hóa, các công dụng, mẫu mã vv Như vây để sản xuất có lãi và dành được nhiều ưu thế trong sản xuất kinh doanh thì 0.25đ đòi hỏi người sản xuất phải tìm mọi cách giảm giá trị cá biệt càng thấp càng tốt so với giá trị xã hội của hàng hóa Liên hệ Trên thị trường các hàng hóa cùng chủng loại với chức năng và công dụng như nhau 0.5đ nhưng lại có giá cả khác nhau qua đó phản ảnh giá trị không giống nhau. Nhìn qua chúng ta dễ tưởng các hàng hóa đó được trao đổi theo giá trị cá biệt. Tuy nhiên xem xét kỹ thì vấn đề không phải thế mà nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố 0.5đ như. Xuất xứ của sản phẩm, nguồn gốc của sản phẩm, chất lượng của sản phẩm, uy tín – thương hiệu của sản phẩm Ví dụ; xe máy thời giá năm 1996. 0.25đ Xuất xứ Giá cả Nhãn hiệu Thái Lan 29.000.000 dream Trung Quốc 18.000.000 Dream ( hàng nhái ) Như vậy trong sản suất và lưu thông hàng hóa giá trị của hàng hóa phải luôn tiệm cận 0.25đ với thời gian lao động xã hội cần thiết. Có như vậy người sản xuất mới duy trì và mở rộng được sản xuất. Ngược lại nếu theo thời gian lao động cá biệt khi trao đổi hàng hóa mà thời gian đó lại cao hơn thời gian lao động xã hội thì sẻ phá sản. Câu 3: 4đ. Theo em dân chủ và tập trung, dân chủ và pháp luật có mâu thuẫn với nhau không ? Tại sao ? Đáp án câu 3 Câu Nội dung Điểm Đặt vấn đề: Từ khi nhà nước xuất hiện thì một vấn đề hiển nhiên xuất hiện đó là các 0.25đ mối quan hện giữa nhà nước và người dân trong nhà nước đó. Trong các mối quan hệ đó thì vấn đề dân chủ là nguyện vọng xuyên suốt của người dân trong bất cứ chế độ xã hội nào Dân chủ và tập trung, dân chủ và pháp luật là không mâu thuẩn 0.25đ Vì: dân chủ là quyền lực thuộc về số đông, thuộc về nhân dân 0.25đ Tập trung trong mối quan hệ với dân chủ là quyền lực của nhân dân được tập trung ở 0.5đ Quốc hội – cơ quan quyền lực cao nhất trong bộ máy nhà nước Câu 3 Như vậy dân chủ và tập trung thực chất là hai nhân tố trong cùng một vấn đề ( nhân 0.5đ dân và người đại diện cho nhân dân ) - quyền lực. Dân chủ và pháp luật
- Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành 0.25đ và được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh nhà nước Pháp luật chính là một hình thái của dân chủ tập trung cao độ. 0.25đ Hệ thống pháp luật do quốc hội ban hành mà quốc hội là người đại diện cho ý nguyện 0.5đ của nhân dân Sống và làm việc theo pháp luật như vậy mọi quyền lợi, lợi ích cũng như thực hiện 0.5đ nghĩa vụ đối với mọi cá nhân là như nhau đó chính là tinh túy của dân chủ Ngược lại khi một cá nhân hay tổ chức nào đó bất tuân pháp luật, lợi dụng dân chủ để đề cao thái quá dân chủ thì các hệ lụy sẻ xẩy ra gồm + Cá nhân, tổ chức đó đã làm phương hại đến quyền dân chủ của người khác 0.25đ + Cá nhân, tổ chức đó đã tự tước đi quyền dân chủ của bản thân khi cố tình đi ngược lại các lợi ích của nhân dân 0.25đ Kết luận và liện hệ 0.5đ Thực tế của cuộc sống cho thấy tình trạng cướp bóc , trộm cắp, tham ô, tham những đó là các hành vi đi ngược lại ý nguyện của nhân dân, lý tưởng của Đảng khi mà Đảng ,nhà nước và toàn dân đang nổ lực xây dưng một đất nước “ Dân giàu nước mạnh dân chủ văn minh ” vì vậy những cá nhân như Nguyễn Hải Dương, Trịnh Xuân Thanh và nhiều hơn nữa đã bị trừng trị Câu 4: 4đ. Em hãy giải thích và nêu thái độ đối với quan niệm sau: Trời sinh voi, trời sinh cỏ; Đông con hơn nhiều của; Trọng nam kinh nữ. Đáp án câu 4 Câu Nội dung Điểm Đặt vấn đề 0.25đ Trong cuộc sống trải qua hàng ngàn năm dân gian đã hình thành nên nhiều quan niệm khác nhau về cuộc sống. Trong các quan niệm đó đa số các quan niệm đều phản ảnh đúng bản chất của vấn đề tuy nhiên bên cạnh đó cũng có quan niệm phản ánh không đúng thực chất của sự việc đặc biệt là khi thời đại thay đổi như quan niệm cho rằng : Trời sinh voi, trời sinh cỏ; Đông con hơn nhiều của; Trọng nam kinh nữ. Quan niệm cho rằng : Trời sinh voi, trời sinh cỏ; Đông con hơn nhiều của; Trọng 0.25đ nam kinh nữ. là không phù hợp với hoàn cảnh hiện nay. Vì : 0.5đ Quan niệm: Trời sinh voi, trời sinh cỏ . Đây là quan niệm của người xưa, có sinh đẻ khắc có cái để nuôi. Theo quan niệm này thì một con người sinh ra đồng nghĩa với việc các nhu cầu về tồn tại và phát triển sẻ tự có Là quan niệm đi ngược lại với chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình hiện nay 0.25đ của Đảng và Nhà nước ta Là quan niệm đi ngược lại với quy định của hiến pháp và pháp luật về các quyền của 0.25đ con người như quyền được học tập, quyền được phát triển vv mà các quyền này Câu 4 muốn thực hiện tốt cần phải có các yếu tố về vật chất để thực hiện, mà những yếu tố đó không phải tự nhiên mà có. Quan niệm: Đông con hơn nhiều của .
- Là quan niệm của người xưa ý nói con cái đông thì có nhiều lợi thế hơn so với nhiều 0.25đ của cải. Vì khi xưa cha ông ta chủ yếu là làm nông nghiệp do đó cần nhiều nhân công do đó 0.25đ đông con sẻ dễ là ra nhiều của cải. Bên cạnh đó bố mẹ khi về già có nhiều chăm sóc, nương tựa Ngược lại nhiều của ( tài sản ) nhưng ít người làm thì của ăn mãi rồi cũng sẻ hết Khi bố mẹ già yếu thì dễ cô đơn, ít nơi để nương tựa tuổi già Quan niệm này đi ngược với xu thế chung hiện này của thế giới khi mà lực lượng sản 0.25đ xuất phát triển năng suất lao động được nâng cao dựa trên trình độ được đào tạo . Quan niệm này cũng không phù hợp với thực tế chung của xã hội hiện tại khi các 0.25đ dịch vụ chăm sóc con người đặc biệt đối với người già không ngừng được cải thiện, chưa kế tới các chính sách bảo hiểm, chế đội nghỉ hưu hiện hành Quan niệm: Trọng nam kinh nữ. Ý nghĩa của quan niêm đã rõ. Trong mối quan hệ giữa con người và con người thì 0.25đ đây là quan hệ bất bình đẳng chủ yếu xuất phát từ trong gia đình từ đó lan ra ngoài xã hội mà nguyên nhân sâu xa chính là từ quan niệm về tín ngưỡng Quan niệm này là không phù hợp với xã hội hiện tại bởi nó vi phạm các vấn đề sau. Quyền con người. Bới hiến pháp của nước ta quy định mọi người đề bình đẳng, mà 0.5đ nam hay nữ thì đều là con người Mất cân bằng giới tính, do đó dẫn tới nhiều hệ lụy xâu cho xã hội 0.5đ Ví dụ theo cục thống kê dân số hiện nay tỉ số giới tình khi khi là từ 112,2 đến 112,8 0.25đ bé nam/ 100 bé nữ cho 2 năm 2015 và 2016 và nếu theo đà này nếu không kiểm soát tốt vấn đề này thì đến năm 2050 Việt nam sẻ thừa từ 2,3 – 4 triệu nam giới ( nguồn: Báo cáo thống kê của cụ thống kê dân số và kế hoạch hóa gia đình giai đoạn 1016 – 2020 ) Câu 5: 4 đ. Cho bảng số liệu sau “ Bảng số liệu về chênh lêch năng suất lao động của Việt Nam và một số nước trong khối Asean ” tính theo đồng đô la Việt Nam với nước Năm 2006 Năm 2016 Việt Nam với nước - Xingapo 115.087 131.333 Việt Nam với nước - Mãlai 39.806 46.190 Việt Nam với nước - Thái lan 14.591 17.208 Việt Nam với nước – Iđônêxia 10.100 13.469 Việt Nam với nước - Philipin 6.691 7.561 Việt Nam với nước - Lào 220 1.422 Nguồn của ngân hang thế giới thông qua bài viết của tác giả Minh Ngọc đăng ngày 28/12/2017 Qua bảng số liệu trên, hãy dựa vào kiến thức đã học ở chương trình GDCD 11 để nhận xét, phân tích từ đó rút ra nội dung của bài học cho bản thân.
- Đáp án câu 5 Câu Nội dung Điểm Qua bảng số liệu cho thấy Năng suất lao động của việt nam so với một số nước trong khu vực ngày càng được 0.5đ nới rộng đặc biệt với cả những nước như philipin, Lào, đây là một thực tế đáng quan tâm của toàn xã hội . Phân tích Lao động giá rẻ là thế mạnh của việt nam một thời đã suy giảm khi cuộc cách mạng 0.5đ khoa học công nghệ lần 4 tạo ra xu hướng tự động hóa cao độ. Cơ cấu kinh tế chậm chuyển dịch 0.25đ Cơ cấu và hiệu quả sử dụng lao động chưa đáp ứng được yêu cầu trong thời đại toàn cầu hóa Xuất phát điểm của nền kinh tế, trình độ tổ chức và quản lý các nguồn lực còn thấp. 0.25đ Lưc lượng sản xuất không đồng đều 0.25đ Câu 5 Lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn chiếm tỉ lệ cao 0.25 0.25đ Thông qua nhận xét và các nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch về năng suất lao động 0.5đ giữa việt nam và các nước trong khu vực thì một lần nữa ta thấy tính tất yếu khách quan và tác dụng to lớn của công nghiếp hóa, hiện đại hóa đất nước . Trong thời đại ngày nay để nâng cao năng suất lao động không có con đường nào 0.5đ khác đó là phải phát triển mạnh mẽ lực lượng sản suất Bên cạnh phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất còn phải xây dựng cơ cấu kính hợp 0.5đ lý,hiện đại và hiệu quả Kết luận và liện hệ Đối với mỗi công dân đặc biệt là những người như chúng em, những người đang 0.5đ ngày đêm trau dồi kiến thức cần phải nỗ lực hơn nữa trong học tập và rèn luyện để sau này trở thành những con người lao động nắm chắc về kiến thức chuyên môn và vững vàng về tay nghề trong thao tác công việc Hết