Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Giáo dục công dân Lớp 11 - Trường THPT Trần Quốc Toản (Có đáp án)
Câu 1: ( 4 điểm )
Hãy chỉ ra những điều kiện khách quan, chủ quan để người có sức lao động thực hiện được quá trình lao động . Cho ví dụ.
Hãy chỉ ra những điều kiện khách quan, chủ quan để người có sức lao động thực hiện được quá trình lao động . Cho ví dụ.
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Giáo dục công dân Lớp 11 - Trường THPT Trần Quốc Toản (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_olympic_10_3_lan_3_mon_giao_duc_cong_dan_lop_11_truon.doc
Nội dung text: Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Giáo dục công dân Lớp 11 - Trường THPT Trần Quốc Toản (Có đáp án)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐẮK LẮK TRƯỜNG THPT TRẦN QUỐC TOẢN KÌ THI OLYMPIC 10-3 LẦN III ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN: GDCD LỚP 11
- ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN Câu 1: ( 4 điểm ) Hãy chỉ ra những điều kiện khách quan, chủ quan để người có sức lao động thực hiện được quá trình lao động . Cho ví dụ. Đáp án câu 1: Sức lao động mới chỉ là khả năng cần thiết để có thể tiến hành lao động, còn lao động sản xuất là quá trình kết hợp sức lao động với tư liệu sản xuất . Vì vậy để có quá trình lao động diễn ra trên thực tế thì cần phải có đủ điều kiện khách quan và chủ quan.( 1,0 điểm ). Về khách quan: Nền kinh tế phải phát triển, tạo ra được nhiều việc làm để thu hút lao động, tạo cơ hội cho người lao động có việc làm. ( 1, 0 điểm ) Về chủ quan : Người lao động phải tích cực, chủ động tìm kiếm việc làm, thường xuyên học tập, nâng cao trình độ sức lao động của mình về thể lực, trí lực để đáp ứng yêu cầu của xã hội. ( 1, 0 điểm ) Ví dụ và phân tích vì sao lại có tình trạng người thất nghiệp. ( 1,0 điểm ) Câu 2: ( 4 điểm ) Nêu các biểu hiện của nội dung quan hệ cung – cầu. Cho các ví dụ. Đáp án câu 2: - Cung – cầu tác động lẫn nhau. Khi cầu tăng lên, sản xuất, kinh doanh mở rộng, lượng cung hàng hóa tăng lên và ngược lại khi cầu giảm xuống, sản xuất, kinh doanh thu hẹp, lượng cung hàng hóa giảm xuống.( 1,0 điểm ) Ví dụ.( 0,25 điểm ) - Cung – cầu ảnh hưởng giá cả thị trường. Khi cung lớn hơn cầu, hoặc cung nhỏ hơn cầu đều ảnh hưởng đến giá cả thị trường. Trường hợp cung lớn hơn cầu thì giá cả thị trường thường thấp hơn giá trị hàng hóa trong sản xuất. Còn trường hợp cung nhỏ hơn cầu, giá cả thị trường cao hơn giá trị hàng hóa trong sản xuất. Chỉ khi cung bằng cầu thì giá cả thị trường mới bằng giá trị hàng hóa trong sản xuất.( 1,0 điểm ) Ví dụ. (0,25 điểm ) - Gía cả thị trường ảnh hưởng đến cung – cầu. Về phía cung, khi giá cả tăng lên, các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, lượng cung tăng lên và ngược lại, khi giá cả giảm xuống các doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, lượng cung giảm xuống. Về phía cầu, khi giá cả giảm xuống, thì nói chung cầu có xu hướng tăng lên và ngược lại. ( 1,0 điểm ) - Ví dụ. ( 0, 5 điểm ) Câu 3: ( 4 điểm ) Những biểu hiện về mặt bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là gì? Đáp án câu 3: +. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mang bản chất giai cấp công nhân. ( 1,0 điểm ) +. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.( 1,0 điểm ) +. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa lấy hệ tư tưởng Mác – LêNin làm nền tảng tinh thần của xã hội.( 1,0 điểm ) +. Dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ của nhân dân lao động. ( 0,5 điểm ). +. Dân chủ xã hội chủ nghĩa gắn liền với pháp luật, kỉ luật, kỉ cương. (0,5 điểm Câu 4: ( 4 điểm ) Trình bày phương hướng cơ bản của chính sách dân số ở nước ta hiện nay? Ví dụ? Đáp án câu 4 : +. Tăng cường công tác lãnh đạo và quản lí. ( 1,0 điểm ) +. Làm tốt công tác thông tin, tuyền truyền, giáo dục.( 1,0 điểm ) +. Nâng cao sự hiểu biết của người dân.( 1,0 điểm ) +. Nhà nước đầu tư đúng mức.( 0,5 điểm )
- Ví dụ.( 0,5 điểm ) Câu 5: ( 4 điểm ) Trong buổi học nhóm, Nhung và Quyên trao đổi với nhau về nội dung “ Thế nào là công nghiệp hóa, hiện đại hóa ?”. - Nhung : Này Quyên, Theo tớ hiểu thì công nghiệp hóa và hiện đại hóa là hai khái niệm tách rời nhau, không có liên quan với nhau. Có thể chỉ cần tiến hành công nghiệp hóa mà không cần hiện đại hóa và ngược lại. - Quyên : Theo tớ thì công nghiệp hóa và hiện đại hóa là một khái niệm, không cần tách làm hai, vì tiến hành công nghiệp hóa cũng có nghĩa là hiện đại hóa rồi, ngược lại nói đến hiện đại hóa cũng đã có nghĩa là đã bao hàm công nghiệp hóa rồi. Hỏi: Theo em, Nhung và Quyên suy nghĩ như vậy có đúng không ? Vì sao ? Đáp án câu 5: - Nhung và Quyên suy nghĩ như vậy là sai. ( 1,0 điểm ) Vì : - Cuộc cách mạng kĩ thuật lần thứ nhất gắn với quá trình chuyển từ lao động thủ công lên lao động cơ khí, từ đó xuất hiện khái niệm công nghiệp hóa. Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động dựa trên sự phát triển của công nghiệp cơ khí. ( 0,5 điểm ) - Cuộc cách mạng kĩ thuật lần thứ hai gắn với quá trình chuyển từ lao động cơ khí lên lao động dựa trên công cụ tự động hóa, sử dụng rộng rãi người máy và công nghệ hiện đại khác, từ đó xuất hiện khái niệm hiện đại hóa. Hiện đại hóa là quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế- xã hội.( 0,5 điểm ) Như vậy, khái niệm công nghiệp hóa và khái niệm hiện đại hóa là hai khái niệm xuất hiện cùng với hai cuộc cách mạng kĩ thuật. Công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa, đây là hai quá trình mà mỗi quốc gia đều phải trải qua. Trong thời đại ngày nay, một nước thực hiện công nghiệp hóa muộn như Việt Nam, muốn rút ngắn khoảng cách lạc hậu so với các nước phát triển, đòi hỏi công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa. ( 2,0 điểm )