Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Lịch sử Lớp 10 năm 2018 - Trường THPT DTNT N'Trang Lơng (Có đáp án)

Câu 2: (4 điểm)
Tại sao nói, thời kì Gúpta là thời kì định hình và phát triển văn hóa Ấn Độ? Văn hóa Ấn Độ đã ảnh hưởng đến các quốc gia Đông Nam Á như thế nào?
doc 9 trang Hải Đông 20/01/2024 2100
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Lịch sử Lớp 10 năm 2018 - Trường THPT DTNT N'Trang Lơng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_olympic_10_3_lan_3_mon_lich_su_lop_10_nam_2018_truong.doc

Nội dung text: Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Lịch sử Lớp 10 năm 2018 - Trường THPT DTNT N'Trang Lơng (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐẮK LẮK TRƯỜNG THPT DTNT N’TRANG LƠNG KÌ THI OLYMPIC 10-3 LẦN III ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN: LỊCH SỬ- LỚP 10
  2. ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN Câu 1: (4 điểm) Lập bảng so sánh về điều kiện tự nhiên, những đặc trưng kinh tế, xã hội và bộ máy nhà nước của các quốc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ đại phương Tây (Hi lạp Rô ma) Đáp án câu 1: Nội dung so sánh Các quốc gia cổ đại phương Đông Các quốc gia cổ đại phương Tây (Hi lạp và Rô ma) Điều kiện tự nhiên - Ven các con sông lớn, có đồng bằng - Có bờ biển dài, nhiều vũng vịnh sâu rộng, đất phù sa màu mỡ, tơi xốp rất thuận kín gió, thuận tiện cho giao thương lợi cho việc phát triển nông nghiệp. đường biển. (0.25đ) (0.25đ) - Có nhiều mỏ quý, thuận lợi khai thác - Nguồn nước đủ cho sản xuất và sinh mỏ, làm gốm Đất đai thích hợp trồng hoạt, nhiều nguồn thủy sản và là đường cây lâu năm có giá trị. (0.25đ) giao thông quan trọng của đất nước. (0.25đ) Kinh Tế Kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, gắn liền Nền kinh tế công-thương, mạu dịch với công tác thủy lợi. Có các nghành khác hàng hải giữ vai trò chủ đạo. Nghành bổ trợ cho nông nghiệp: chăn nuôi, TCN. nông nghiệp là thứ yếu. (0.5đ) (0.5đ) Xã hội Có 2 giai cấp thống trị và bị trị đối kháng Có hai g/c cơ bản đối kháng: chủ nô và nhau: nô lệ. Ngoài ra còn có người bình dân -G/c thống trị gồm vua, các quý tộc, quan và thợ thủ công. (0.5đ) lại và tầng lớp tăng lữ. (0.25đ) - G/c bị trị: nông dân công xã, thợ thủ công, nô lệ. (0.25đ) Bộ máy nhà nước. Chế độ chuyên chế cổ đại hay nhà nước BMNN của các quốc gia cổ đại quân chủ chuyên chế trung ương tập phương Tây là bộ máy của quý tộc, quyền. (0.5đ) chủ nô (mang tính dân chủ chủ nô hay cộng hòa quý tộc) 0.5đ
  3. Câu 2: (4 điểm) Tại sao nói, thời kì Gúpta là thời kì định hình và phát triển văn hóa Ấn Độ? Văn hóa Ấn Độ đã ảnh hưởng đến các quốc gia Đông Nam Á như thế nào? Đáp án câu 2: Câu 2 Tại sao nói thời kì Gúp-ta là thời kì định hình và phát triển văn hóa Ấn Độ? Văn hóa Ấn (4,0đ) Độ đã ảnh hưởng đến các quốc gia Đông Nam Á như thế nào? a) Lí giải - Sự thành lập vương triều Gúp-ta + Thời gian: trải qua 9 đời vua với gần 150 năm (319 – 467). 0,25 + Địa bàn: Miền Bắc và Trung Ấn Độ. - Thời kì Gúp-ta xuất hiện nhiều tôn giáo, chữ viết, kiến trúc, điêu khắc mang đặc trưng riêng biệt, làm cơ sở cho sự hình thành và phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ. 0,25 - Biểu hiện + Tôn giáo: . Đạo Phật: Xuất hiện vào thế kỉ VI TCN ở Đông Bắc Ấn Độ. Dưới các vương triều Gúp-ta, Phật giáo được truyền bá rộng rãi. . Ấn Độ giáo (Hinđu giáo): Ra đời đầu công nguyên và phát triển nhanh chóng, rộng rãi 1,0 dưới vương triều Gúp-ta + Chữ viết: Trên cơ sở chữ viết cổ, chữ Phạn ra đời và trở thành văn tự chính thức của Ấn Độ. Chữ Phạn được dùng phổ biến dưới thời Gúpta trong việc viết văn bia. + Kiến trúc và điêu khắc . Kiến trúc Phật giáo phát triển với chùa Hang, tượng Phật bằng đá. . Kiến trúc Ấn Độ giáo: Các đền hình tháp nhọn nhiều tầng bằng đá, bằng đồng, được trang trí tỉ mỉ bằng những bức phù điêu độc đáo 1,0 + Văn học: Mang tinh thần và triết lý Hin đu giáo b) Ảnh hưởng - Bằng con đường buôn bán, truyền đạo, văn hóa Ấn Độ đã ảnh hưởng rõ rệt đến các nước 0,25 Đông Nam Á. - Chữ viết: Trên cơ sở chữ Phạn, nhiều quốc gia ở Đông Nam Á đã sáng tạo ra chữ viết 0,5 riêng của mình - Tôn giáo: Các quốc gia ở Đông Nam Á tiếp thu Phật giáo, Hin đu giáo 0,5 - Văn học: mô phỏng hoặc lấy tích từ các sử thi, truyện thần thoại của Ấn Độ - Kiến trúc và điêu khắc: Mô phỏng kiểu kiến trúc Hin đu và Phật giáo như tháp Chàm (Việt 0,25 Nam), Ăngcovát (Cămpuchia), Thạt Luổng (Lào) Câu 3: (4 điểm) Sách giáo khoa Lịch sử 10 Nâng cao trang 177 có viết ‘‘thời Lê sơ ở thế kỉ XV thực sự là một giai đoạn phát triển thịnh đạt của nước Đại Việt”. Em hãy làm rõ nhận định trên.
  4. Đáp án câu 3: Câu 3 Sách giáo khoa Lịch sử 10 Nâng cao trang 177 có viết ‘‘thời Lê sơ ở thế kỉ XV thực sự 4,0đ là một giai đoạn phát triển thịnh đạt của nước Đại Việt”. Em hãy làm rõ nhận định trên. Thời Lê sơ ở thế kỉ XV thực sự là 1 giai đoạn phát triển thịnh đạt của nước Đại Việt, 0,25 vì dưới thời Lê sơ đất nước phát triển toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa. * Về chính trị: Nhà nước quân chủ đạt đến đỉnh cao và hoàn chỉnh - Năm 1428, sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, lập ra 0,5 nhà Lê sơ, đóng đô ở Thăng Long, đặt tên nước là Đại Việt. Thời Lê Thái Tổ, nhà nước quân chủ mới được xây dựng theo mô hình thời Trần, Hồ. Chính quyền trung ương do vua đứng đầu, quyết định mọi việc. Giúp việc cho vua có Tể tướng và 1 số đại thần, tiếp đến là 1 số cơ quan cấp bộ. Cả nước được chia thành 5 đạo, dưới đạo là Phủ, huyện, châu, xã với hệ thống quan lại như cũ. + Từ những năm 60 của thế kỉ XV, khi đất nước đã ổn định, vua Lê Thánh Tông (1460- 0,25 1497) tiến hành một cuộc cải cách hành chính lớn: Ở trung ương: Vua đứng đầu đất nước, nắm mọi quyền hành. Các chức quan trung gian 0,25 giữa vua và các cơ quan hành chính như chức Tể tướng và Đại hành khiển bị bãi bỏ. Dưới vua là 6 bộ (gồm bộ Lại, Lễ, Hộ, Công, Binh, Hình) trực tiếp cai quản mọi việc và chịu trách nhiệm trước vua. Ngự sử đài và Hàn lâm viện được duy trì với quyền hành cao hơn trước. Ở địa phương: Cả nước được chia thành 12 đạo thừa tuyên, mỗi đạo có 3 ti (Đô ti, thừa ti, 0,25 hiến ti). Dưới đạo là: Phủ, huyện, châu, xã. Xã vẫn là đơn vị hành chính cơ sở, đứng đầu các xã gọi là Xã trưởng do dân bầu. - Thời Lê sơ, giáo dục thi cử phát triển, trở thành nguồn đào tạo & tuyển chọn quan lại chủ 0,25 yếu. - Pháp luật: ban hành bộ Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức) gồm hơn 700 điều, qui 0,25 định khá đầy đủ các tội danh & hình phạt liên quan đến hầu hết các hoạt động xã hội, bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị, cho nhân dân & an ninh đất nước. Đây được xem là bộ luật đầy đủ nhất & có tính dân tộc sâu sắc. - Quân đội: được tổ chức chặt chẽ theo chế độ “ngụ binh ư nông”, trang bị vũ khí đầy đủ. 0,25 - Chính sách đối nội, đối ngoại: + Đối nội: Tăng cường củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc trong nước, quan tâm đến 0,25 đời sống nhân dân + Đối ngoại: Duy trì quan hệ thân thiện, êm đẹp đối với các nước láng giềng: Trung 0,25 Quốc, Chămpa * Kinh tế: Nông nghiệp và công thương nghiệp đều phát triển
  5. - Nông nghiệp: Nhà nước ban hành phép quân điền, quy định việc phân chia ruộng đất 0,5 công ở làng xã; khuyến khích nhân dân khai hoang. Hệ thống đê sông được sửa đắp, kênh mương được nạo vét. 0,5 - Thủ công nghiệp và thương nghiệp: được phục hồi và phát triển. Số làng nghề thủ công ngày càng nhiều, hàng hóa phong phú, chợ mọc lên khắp nơi. Kinh thành Thăng Long với 36 phố phường vừa sản xuất, vừa buôn bán rất sầm uất, nhân dân các nơi đổ về buôn bán đông đúc. 0,25 - Tuy nhiên, nhà Lê Sơ ko chủ trương mở rộng giao lưu buôn bán với bên ngoài. Thuyền bề nước ngoài chỉ được cập bến 1 vài cảng và bị khám xét nghiêm ngặt. * Về văn hóa: đạt được nhiều thành tựu rực rỡ. 0,25 - Giáo dục - thi cử: phát triển thịnh đạt: Mở rộng Quốc tử giám để đào tạo nhiều nhân tài. Các khoa thi được tổ chức đều đặn: cứ 3 năm có 1 kì thi Hội ở kinh đô để chọn nhân tài. Tất cả mọi người dân có học, có lí lịch rõ ràng, đều được đi thi. Năm 1484, cho dựng bia Tiến sĩ để khắc tên những người đỗ đạt. Vì vậy, dưới thời Lê sơ, số người đi học và dự thi rất đông. - Tư tưởng, tôn giáo: độc tôn Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo chỉ phát triển trong nhân 0,25 dân. - Văn học: văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển với nhiều tác giả, tác phẩm nổi 0,25 tiếng như Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, Hồng Đức quốc âm thi tập của Lê Thánh Tông 0,25 - Các ngành khoa học, nghệ thuật đều có bước phát triển mới với rất nhiều thành tựu: sử học có các tác phẩm: Lam Sơn thực lục, Đại Việt sử kí toàn thư Toán học có Đại thành toán Pháp của Lương Thế Vinh. Câu 4:(4 điểm) Hãy đánh giá vai trò của phong trào Tây Sơn đối với sự phát triển của dân tộc ta. Đáp án câu 4:
  6. Câu 4 Hãy đánh giá vai trò của phong trào Tây Sơn đối với sự phát triển của dân tộc ta. 4,0đ 1. Phong trào Tây Sơn đặt co sở cho việc hoàn thành thống nhất đất nước (1,5đ) - Năm 1771, phong trào Tây Sơn bùng nổ ở Bình Định, do ba anh em Nguyễn Nhạc, 0,5 Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo chống lại chế độ hà khắc của quan lại địa phương. Được sự hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân, sau nhiều năm chiến đấu kiên cường cuộc khởi nghĩa phát triển. - Năm 1783, nghĩa quân Tây Sơn tiến lên đánh đổ chính quyền chúa Nguyễn làm chủ phấn 0,5 đất từ Quảng Nam trở vào. Một nhiệm vụ mới đặt ra: tiến quân ra Bắc đánh đổ chính quyền Lê- Trịnh và điều này cũng có nghĩa là, phong trào Tây Sơn phải đảm nhiệm sứ mệnh thống nhất lại đất. - Trong những năm 1786- 1788, phong trào Tây Sơn lần lượt đánh đổ tập đoàn phong kiến 0,5 Trịnh, Lê và làm chủ toàn bộ đất nước, phá bỏ ranh giới sông Gianh, lũy Thầy. Như vậy, phong trào Tây Sơn đã đạp tan ba tập đoàn phong kiến cát cứ Lê- Trịnh- Nguyễn, chấm dứt tình trạng chiến tranh huynh đệ tương tàn, đặt cơ sở cho sự nghiệp thống nhất đất nước, mở rộng thị trường dân tộc, tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất mới phát triển. 2. Phong trào Tây Sơn đánh tan các thế lực ngoại xâm, bảo vệ chủ quyền dân tộc (1,5đ) * Kháng chiến chống Xiêm(1785): - Đầu những năm 80 của thế kỉ XVIII, Nguyễn Ánh cùng tan quân chạy sang Xiêm cầu 0,5 cứu. Vua Xiêm sai tướng đem 5 vạn quân tiến sang nước ta. Sau khi chiếm được gần một nửa đất Gia Định, chúng ra sức cướp phá, hoành hành và chuẩn bị tấn công quan Tây Sơn ở vùng đất còn lại. - Được sự ủng hộ của nhân dân, đầu năm 1786, Nguyễn Huệ đã tổ chức trận Rach Gầm- 0,5 Xoài Mút đánh tan quân xâm lược. Quân Tây Sơn tiến công quét sạch 5 vạn quân Xiêm ra khỏi bờ cõi, đập tan tham vọng của vua Xiêm đối với phần lãnh thổ cực Nam của nước ta. Miền Nam trở lại bình yên. * Kháng chiến chống Thanh (1789): - Sau khí bị quân Tây Sơn đánh bại, vua Lê Chiêu Thống cho người sang Trung Quốc cầu 0,5 cứu nhà Thanh, vua Thanh đem 29 vạn quân tiến sang nước ta. - Được tin đó, Bắc Bình vương Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế lấy hiệu là QuangTrung, 0,75 chỉ huy quân ra Bắc. Đúng vào đêm 30 Tết Mậu Thân, quân ta giành thắng lợi vang dội ở Ngọc Hồi- Đống Đa, giải phóng Thăng Long, đánh tan 29 vạn quân Thanh. - Như vậy, phong trào Tây Sơn không chỉ bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc, mà còn góp phần củng cố ý thức dân tộc trong mối con người Việt Nam 0,25 3. Vương triều Tây Sơn đóng góp to lớn vào sự nghiệp xây dựng đất nước. (1,0đ) - Vua Quang Trung thi hành hành loạt chính sách cải cách tiến bộ về chính trị, kinh tế, văn 0,5 hóa, xã hội, đất nước dần dần ổn định và phát triển.
  7. - Nhà nước Tây Sơn được đánh giá tương đối tiến bộ trong lịch sử, khẳng định chủ quyền, 0,25 vị thế của nước ta trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt là với các nước phong kiến phương Bắc. - Tuy nhiên, sau khi Quang Trung qua đời (1792), triều Tây Sơn không cong chỗ dựa, đã 0,25 mất dần vai trò tiến bộ và nhanh chóng bị thất bại trước cuộc tiến công của Nguyễn Ánh. Câu 5: (4 điểm) Lập bảng so sánh nhà nước thời Lý, Trần và thời Lê sơ (Tổ chức bộ máy nhà nước, luật pháp, quân đội, chính sách đối nội, đối ngoại).
  8. Nội dung Thời Lý - Trần Thời Lê Sơ Tổ chức bộ máy nhà nước Luật pháp Quân đội Chính sách đối nội, đối ngoại Đáp án câu 5: Lập bảng so sánh Nội dung Thời Lý - Trần Thời Lê Sơ Tổ chức bộ máy nhà nước - Chính quyền Trung ương. (0.25 - Chính quyền Trung (2,5 điểm) điểm): Vua đứng đầu đất nước, nắm ương.(0.25 điểm): Vua đứng đầu mọi quyền hành. Giúp vua trị nước có đất nước, nắm mọi quyền Tể tướng và các đại thần, các chức hành.Tể tướng và Đại hành khiển hành khiển, các cơ quan hành chính, bị bãi bỏ, 6 bộ (Lại, Hộ, Lễ, pháp lí như sảnh, viện, đài. Binh, Hình, Công) được lập làm việc trực tiếp với vua, chịu trách nhiệm trước vua. - Chính quyền địa phương.(1,0 điểm) - Chính quyền địa phương.(1,0 Chia thành lộ, trấn do hoàng thân quốc điểm) thích cai quản.Dưới là Phủ, huyện, Cả nước chia thành 13 đạo thừa châu do quan lại triều đình trông coi. tuyên, mỗi đạo có 3 ti ( Đô ti, Các chức vụ cao cấp trong triều đình Thừa ti, Hiến ti) Dưới đạo là phủ, và cai quản các địa phương phần lớn huyện, châu, xã. Khác với thời do các vương hầu quý tộc theo dòng Trần, các quan lại đều phải trải họ nắm giữ.Giống thời Lê, thể chế qua thi cử, đổ đạt mới được bổ chung là quân chủ chuyên chế, song nhiệm. Quý tộc muốn làm quan chuyên chế thời Trần còn có mức độ vì cũng phải thi. Các chức quan dưới vua còn có Tể tướng và các quan trung gian giữa vua và các cơ đại thần. quan hành chính bị bãi bỏ. Chứng tỏ vua nắm quyền hành chuyên chế ở mức độ cao hơn thời Trần. Dưới thời Lê, bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế đạt mức độ hoàn chỉnh. Luật pháp (0,5 điểm) + Có bộ Hình Luật. - Luật pháp: (0.25 điểm) + Nhằm bảo vệ quyền hành của giai + Có Quốc triều hình luật (luật cấp thống trị, an ninh đất nước và một Hồng Đức). số quyền lợi chân chính của nhân dân. + Tính chất của luật pháp giống
  9. thời Trần, thể hiện tính giai cấp, dân tộc nhưng đề cập đến mọi mặt của đời sống xã hội, nên toàn diện và tính dân tộc sâu sắc hơn. Quân đội (0,5 điểm) - Quân đội:(0.25điểm) - Quân đội:(0.25điểm) Được tổ chức quy củ, gồm cấm binh Về cơ bản giống thời Trần, và ngoại binh.Tuyển theo chế độ “Ngụ nhưng trang bị vũ khí đầy đủ binh ư nông” hơn. Chính sách đối nội, đối - Chính sách đối nội, đối - Chínhsách đối nội, đối ngoại (0,5 điểm) ngoại:(0.25điểm) ngoại:(0.25điểm) Chăm lo đời sống nhân dân, đoàn kết Tiếp tục củng cố khối đoàn kết dân tộc, hòa hiếu láng giềng, sẵn sàng dân tộc trong nước, những người chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, độc lập dân có công được trọng dụng. quan tộc. hệ hòa hiếu với các nước láng giềng. hết