Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Lịch sử Lớp 10 - Trường PTNTNT Tây Nguyên (Có đáp án)

Câu 4: Sự thành lập triều Nguyễn đầu thế kỉ XIX có điểm khác biệt cơ bản gì so với sự thành lập các triều đại phong kiến Việt Nam ở các thế kỉ XI - XV? Vào giữa thế kỉ XIX, những thách thức lịch sử nào đặt ra cho triều Nguyễn? Tại sao triều Nguyễn lại duy trì đường lối bảo thủ?
doc 6 trang Hải Đông 20/01/2024 2680
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Lịch sử Lớp 10 - Trường PTNTNT Tây Nguyên (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_olympic_10_3_lan_3_mon_lich_su_lop_10_truong_ptntnt_t.doc

Nội dung text: Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Lịch sử Lớp 10 - Trường PTNTNT Tây Nguyên (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐẮK LẮK TRƯỜNG PTDTNT TÂY NGUYÊN KÌ THI OLYMPIC 10-3 LẦN III ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN: LỊCH SỬ- LỚP 10
  2. ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN Câu 1: Lập bảng so sánh các quốc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ đại phương Tây theo các nội dung sau: điều kiện tự nhiên, thời gian hình thành, thể chế chính trị, kinh tế và xã hội? Đáp án câu 1: Nội dung so sánh Các quốc gia cổ đại phương Đông Các quốc gia cổ đại phương (2,0 điểm) Tây (2,0 điểm) Điều kiện tự nhiên - Điều kiện tự nhiên thuận lợi, gần Điều kiện tự nhiên không các con sông lớn .đất đai mềm thuận lợi gần biển đất đai xốp, dễ canh tác. khô cứng, khó canh tác. Thời gian hình Khoảng thiên niên kỷ IV-III TCN Khoảng thiên niên kỷ I thành TCN Thể chế chính trị Quân chủ chuyên chế cổ đại. Vua Dân chủ chủ nô đứng đầu. Xã hội Hình thành 3 tầng lớp: quý tộc, nông Hình thành 3 tầng lớp: chủ dân công xã và nô lệ. Trong đó, nô, công dân tự do và nô lệ. nông dân công xã lực lượng đông Trong đó, nông dân công xã đảo nhât, giữ vai trò chủ yếu trong lực lượng đông đảo nhât, sản xuât giữ vai trò chủ yếu trong sản xuât để nuôi sống xã hội. Kinh tế Nông nghiệp là chủ yếu Thủ ông nghiệp và thương nghiệp Câu 2. Tại sao nói thời kì Gúpta là thời kì định hình và phát triển văn hóa Ấn Độ? Văn hóa Ấn Độ đã ảnh hưởng đến các quốc gia Đông Nam Á như thế nào? Đáp án câu 2: - Sự thành lập vương triều Gúp-ta. + Thời gian: trải qua 09 đời vua với 150 năm (319-467). + Địa bàn: miền Bắc và Trung Ấn Độ.
  3. - Thời kỳ Gúp-ta xuất hiện nhiều tôn giáo, chữ viết, kiến trúc, văn học mang đặc trưng riêng biệt, làm cơ sở cho sự hình thành và phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ. - Chữ viết: chữ Phạn trở thành chữ viết chính thức. Chữ Phạn được dùng phổ biến dưới thời Gúp-ta trong việc viết văn bia. - Tôn giáo: + Phật giáo xuất hiện vào thế kỷ VI TCN ở Đông Bắc Ấn, dưới vương triều Gúp-ta được truyền bá rộng rãi. + Hin-đu giáo tiếp tục được phát triển dưới vương triều Gúp-ta được truyền bá nhanh chóng. - Kiến trúc và điêu khắc. + Kiến trúc Phật giáo phát triển với chùa hang, tượng Phật bằng đá. + Kiến trúc Hin-đu giáo các đến tháp nhọn nhiều tầng bằng đá được trang trí tỉ mỉ - Văn học: Mang nặng tinh thần và triết lý Hin-đu giáo, các bộ Sử thi - Như vậy có thể nói thời kì Gúpta là thời kì định hình và phát triển văn hóa Ấn Độ (3,0 điểm) - Bằng con đường buôn bán, truyền đạo, du lịch văn hóa Ấn Độ đã ảnh hưởng rõ nét đến các nước Đông Nam Á trên các lĩnh vực: tôn giáo, chữ viết, văn học, kiến trúc. (1,0 điểm) Câu 3: Những biểu hiện nào chứng tỏ bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế thời Lê sơ thế kỉ XV đã hoàn thiện và phát triển đến đỉnh cao? Đáp án câu 3: - Nhà Lê sơ: + Năm 1428, Lê lợi lên ngôi hoàng đế lập ra nhà Lê sơ, quốc hiệu là Đại Việt, kinh đô ở Thăng Long. + Lê Thánh Tông (1460-1497), đã tiến hành cải cách đất nước. - Chính trị: (1,0 điểm) + Cải cách bộ máy nhà nước: Bỏ tể tướng, các đại thần, trực tiếp quản lý 6 bộ + Pháp luật: Luật Hồng Đức có tính đức trị và nhân văn sâu sắc.
  4. + Quân đội: chính quy, vũ khí đầy đủ, tiếp tục thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông” + Tuyển chọn quan lại bằng thi cử. + Đối nội, đối ngoại: Đất nước ổn định kinh tế phát triển. - Kinh tế: (1,0 điểm) + Nông nghiệp có chính sách tích cực: như chính sách “quân điền” + Thủ công nghiệp: phát triển với 36 phố phường. + Thương nghiệp: tuy ngoại thương bị hạn chế nhưng nội thương rất phát triển. Kinh tế phát triển dẫn đến văn hoá cũng phát triển. - Văn hoá: (1,0 điểm) + Tôn giáo: độc tôn Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo trở thành tôn giáo của nhân dân + Giáo dục: Tổ chức được 12 kỳ thi Hội lấy được 501 tiến sĩ Năm 1484, dựng bia Tiến sĩ - Văn học: Văn học chữ Hán, văn học chữ Nôm đều phát triển - Nghệ thuật, khoa học kỹ thuật: đạt nhiều thành tựu .(1,0 điểm) Câu 4: Sự thành lập triều Nguyễn đầu thế kỉ XIX có điểm khác biệt cơ bản gì so với sự thành lập các triều đại phong kiến Việt Nam ở các thế kỉ XI - XV? Vào giữa thế kỉ XIX, những thách thức lịch sử nào đặt ra cho triều Nguyễn? Tại sao triều Nguyễn lại duy trì đường lối bảo thủ? Đáp án câu 4: 1. Điểm khác biệt cơ bản giữa sự thành lập triều Nguyễn đầu thế kỉ XIX so với sự thành lập các triều đại phong kiến Việt Nam thế kỉ XI – XV (1,5 điểm) - Nguyễn Ánh lập nên triều Nguyễn vào năm 1802. Sự thành lập triều Nguyễn dựa trên sự đánh bại một phong trào nông dân tương đối tiến bộ đó là phong trào Tây Sơn với sự giúp sức của tư bản Pháp. - Trong khi đó, sự thành lập các triều đại phong kiến Việt Nam ở các thế kỉ XI - XV lại là sự thay thế của một triều đại tiến bộ cho một triều đại đã hết vai trò lịch sử hoặc là kết quả của cuộc đấu tranh chống ngoại xâm thắng lợi.
  5. 2. Vào giữa thế kỉ XIX, những thách thức lịch sử nào đặt ra cho triều Nguyễn(1,5 điểm) - Trước nguy cơ bị xâm lược từ bên ngoài và trong bối cảnh chế độ phong kiến Việt Nam đã bộc lộ những dấu hiệu của sự khủng hoảng suy yếu nghiêm trọng , vào giữa thế kỉ XIX, triều Nguyễn đứng trước những thách thức lịch sử: + Hoặc là tiến hành cải cách để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng ở trong nước, mở rộng quan hệ bang giao để khôn khéo bảo toàn độc lập, chủ quyền. + Hoặc là chìm đắm trong chính sách thủ cựu và tự cô lập nhằm cố gắng duy trì chế độ chế độ quân chủ chuyên chế lạc hậu. 3. Nguyên nhân triều Nguyễn duy trì đường lối bảo thủ(1,0 điểm) - Vì quyền lợi của dòng họ và giai cấp triều Nguyễn đã thi hành chính sách bảo thủ hậu quả là đặt Việt Nam vào tình thế bất lợi trước cuộc xâm lược vũ trang của thực dân Pháp. Câu 5: Phân tích nguyên nhân dẫn tới thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên ở thế kỉ XIII. Đáp án câu 5: - Lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta. Trước thế giặc mạnh, so không quản ngại hy sinh, luôn có quyết tâm cao độ trong đấu tranh chống giặc (hành động của Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, Trần Bình Trọng, Trần Quốc Toản) (1,0 điểm) - Tinh thần đoàn kết toàn dân. (1,0 điểm) + Đoàn kết trong nội bộ vương triều: hành động của Trần Quốc Tuấn và Trần Quang Khải + Đoàn kết trong quân đội: Các vua Trần cùng vương hầu, quý tộc trực tiếp chỉ huy lực lượng đánh giặc. Nhà Trần ý thức cao trong việc đoàn kết trong quân đội (Trần Quốc Tuấn từng nói: “Cốt dùng được binh phải đồng lòng như cha con một nhà thì mới cớ thể đánh được”). + Đoàn kết với dân: chính sách “khoan thư sức dân” được nhà Trần chú trọng. Trên cơ sở đó, trong ba lần kháng chiến chông Mông – Nguyên, nhà Trần đã phát huy được cao độ sức mạnh của toàn dân để đánh bại kẻ xâm lược. Đoàn kết toàn dân là nguyên nhân quan trọng quyết định dẫn tới thắng lợi của ba lần kháng chiến - Lực lượng lãnh đạo tài giỏi, nghệ thuật tiến hành chiến tranh đúng đắn, sáng tạo: vai trò của các vua Trần, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải ; rút lui để bảo toàn lực lượng,
  6. thực hiện “vườn không, nhà trống”, phản công chiến lược khi thời cơ đến, lợi dụng địa hình xây dựng trận địa quyết chiến (1,0 điểm) - Quân Mông- Nguyên không quen với chiến trường đồng bằng, sông nước; gặp khó khăn nhiều trong vấn đề lương thực, khí hậu-thổ nhưỡng nên chán nản bệnh tật. (1,0 điểm) HẾT