Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Lịch sử Lớp 10 - Trường THPT Cư M'Gar (Có đáp án)

Câu 4. (4điểm )
a. Quá trình hoàn chỉnh hệ thống chính quyền phong kiến của nhà Nguyễn nữa đầu thế kỉ XIX
b. Điểm tiến bộ của bộ máy nhà nước thời Minh Mạng so với bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông về hành chính và lãnh thổ là
c. Điểm khác nhau cơ bản của bản đồ hành chính thời Minh Mạng so với bản đồ hành chính nước ta hiện nay
doc 9 trang Hải Đông 20/01/2024 4220
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Lịch sử Lớp 10 - Trường THPT Cư M'Gar (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_olympic_10_3_lan_3_mon_lich_su_lop_10_truong_thpt_cu.doc

Nội dung text: Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Lịch sử Lớp 10 - Trường THPT Cư M'Gar (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐẮK LẮK TRƯỜNG THPT CƯMGAR KÌ THI OLYMPIC 10-3 LẦN 3 NĂM 2018 ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN: SỬ LỚP 10 ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN: Câu 1. ( 4 điểm )
  2. a.Lập bảng so sánh các quốc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ đại phương Tây ( Hi Lạp và Rô Ma) theo các tiêu chí sau Thời gian hình thành và kết thúc Điều kiện tự nhiên Đặc điểm kinh tế Xã hội Thể chế chính trị b. giải thích vì sao có sự khác nhau đó? Trả lời : a. Bảng so sánh các quốc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ đại phương Tây ( Hi Lạp và Rô Ma) (các nội dung so sánh phải nêu được cả phương tây và phương đông mới cho điểm ví dụ thời gian hình thành thì phải nêu cả phương đông và tây nếu chỉ nêu một bên ko cho điểm) Nội dung Phương Đông Phương Tây Thời gian hình thành và Hình thành ;thiên niên kỷ Hình thành ;thiên niên kỷ kết thúc (1điểm ) IVTCN đến thiên niên kỉ I TCN III TCN Kết thúc :(thế kỷ thứ V) Kết thúc :thế kỷ thứ III TCN Điều kiện tự nhiên -thuận lợi đồng bằng rộng Thuận lợi khí hậu ấm áp (0,5điểm ) lớn đất đai phù sa màu trong lành ,gần biển nên mỡ ,mưa đều đăn theo giao thông đường biển mùa khí hậu nóng ẩm thuận lợi Khó khăn thường xuyên Khó khăn ;phần lớn lãnh lũ lụt thổ là núi và cao nguyên .đất canh tác ít lại ko màu mỡ,chủ yếu là đất ven đồi khô và rắn Đặc điểm kinh tế -nghề nông là chủ yếu Thủ công nghiệp ,thương (0,5đ ) Ngoài ra còn có chăn nghiệp là ngành kinh tế nuôi và làm đồ gốm ,dệt chủ yếu vải luyện kim Nông nghiệp là thứ yếu Xã hội( 0,5 điểm) Xã hội cổ đại phương -Có hai giai cấp cơ bản Đông chia thành hai giai đối kháng nhau chủ nô cấp thống trị và bị trị và nô lệ -Giai cấp thống trị đứng Trong đó nô lệ là lực đầu là vua chuyên chế lượng sx chủ yếu ,đông ,đội ngũ quý tôc ,quan lại đảo nhất chủ ruộng đất Chủ nô gồm quý tộc -Giai cấp bị trị là nông ruộng đất và quý tộc dân công xã và nô lệ công thương trong đó nông dân công xã là lực lượng đông đảo
  3. nhất ,giữ vai trò sx chủ -Ngoài ra còn có thợ thủ yếu công Quan hệ xã hội chủ yếu là bóc lột giữa quý tộc và nông dân công xã về tô thuế Thể chế chuyên chế cổ Thể chế dân chủ chủ nô Chính trị (0,5đ) đại(chế độ quân chủ dựa trên sự bóc lột sức chuyên chế .vua nắm mọi lao động của chủ nô đối quyền hành với ( chế độ chiếm hữu nô lệ ) b.Vì sao có sự khác nhau trên. Vì : Phương Đông :0,5 đ -Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành trên lưu vực của các con sông lớn đát đai phì nhiêu màu mỡ ,mềm tươi xốp nên dễ canh tác ,chỉ cần công cụ bằng đá,đồng cũng có thể canh tác dược nên sản xuất nông nghiệp phát triển :gắn với nhu cầu trị thủy ,đòi hỏi người ta phải liên kết lại với nhau ,nên nhà nước ra đời sớm vua đứng đầu nắm mọi quyền hành giúp việc cho vua có bộ máy quan liêu nên được gọi là chế độ chuyên chế (0,25đ) Ở phương Đông nông nghiệp là chủ đạo nên phần lớn cư dân là nông dân công xã Ở phương Đông nông nghiệp là chủ đạo nên phần lớn cư dân là nông dân công xã (0,25đ) Phương Tây :0,5đ -Các quốc gia cổ đại phương Tây hình thành ven biển ,nơi đây đồng bằng nhỏ hẹp đất canh tác ít lại xấu nên nông nghiệp ko phát triển ,phải đơị đến đồ sắt ra đời nên nhà nước hình thành muộn hơn,nếu nông nghiệp không phát triển thì thủ công nghiệp và thương nghiệp lại rất phát triển ,vì do vị trí địa lý nằm ở ven biển Địa Trung Hải ,có nhiều hải cảng nên thương nghiệp có điều kiện phát triển)(0,25đ) - phương Tây nền kinh tế công thương nghiệp phát triển đòi hỏi một số lượng lao động làm việc trong các lò xưởng .người lao động đó đều do chủ mua về nên hoàn toàn lệ thuộc người mua mình ,ko có chút quyền nào kể cả quyền con người đó là nô lệ từ đó hình thành chế độ chiếm hữu nô lệ (0.25) Câu 2 (4 điểm ) a.Sự hình thành các vương quốc của người Giéc-man diên ra như thế nào ? b. Hãy chứng minh rằng “ trong số các vương quốc “ man tộc “của người Giec-man vương quốc Phơ Răng thể hiện rỏ nhất quá trình phong kiến hóa “ c .quá trình đó tác động như thế nào đến chế độ chính trị của các quốc gia phong kiến Tây Âu ra sao? Trả lời : a*Sự hình thành các vương quốc của người Giéc man ( 1đ) -Người Giecman là một trong những bộ tộc lớn thuộc chủng tộc arian đên sinh sống ở vùng biên giới phía bắc và đông bắc của đế quốc rô ma từ nhiều thế kỉ TCN .Đến thế kit thứ III đế quốc RôMa khủng hoảng.Đến giữa thế kỷ IV,do sự
  4. tấn công của người Hung Nô vào khu vực Đông VÀ Nam Âu các bộ lạc người Giéc Man ồ ạt xâm nhập đế quốc Rô Ma .476 đế quốc Rô Ma bị diệt vong kết thúc chế độ chiếm nô ở Địa Trung Hải .Thời đại phong kiến dược hình thành ở Châu Âu (0,25đ) -Vương quốc « man tộc « được hình thành đầu tiên là vương quốc Tây Gốt ở miền nam sứ Gô Lơ tiếp đó là vương quốc Văng Đan .vương quốc phơ răng Phơ Răng ở miền đông bắc sứ Gô lơ (0,25 đ) -Sau khi xâm nhập vào đế quốc RôMa ,người giéc man đã thủ thiêu bộ máy nhà nước cũ ,thành lập nhiều vương quốc mới của họ như vương quốc của người Ăng gôlo xông ,vương quốc phơ răng họ chiếm ruộng đất của các chủ nô RôMa rồi phân chia cho các gia đình cá thể cày cấy từ bỏ tôn giáo nguyên thủy tiếp thu ki tô giáo .họ xây dựng nhà thờ và tìm cách chiếm ruộng đất của nông dân .Đồng thời nhà vua củng ban tặng đất đai theo tước vị nhà thờ .tầng lớp quý tộc tăng lữ được hình thành.cùng với quý tộc vũ sĩ và quan lại,quý tộc vũ sĩ dần trở thành một tầng lớp riêng ,vừa có quyền lực vừa giàu có họ trở thành các lãnh chúa phong kiến còn nô lệ và nông dân thì biến thành nông nô lệ thuộc vào lãnh chúa 0,25đ -Như vậy chế độ công xã nguyên thủy của người Giéc Man đã tan rã xã hộ của họ đang bước vào quá trình phong kiến hóa ,một quá trình chuyển biến diên ra suốt thời sơ kỳ trung đại (0,25đ) b.chứng minh « trong số các vương quốc « man tộc » của người Giecman vương quốc Phơ Răng thể hiện rỏ nhất quá trình phong kiến hóa » trong số các vương quốc « man tộc » của người Giecman vương quốc Phơ Răng giữ một vai trò quan trọng và thể hiện rỏ nhất quá trình phong kiến hóa.người phơ răng là một bộ tộc sống ở phía bắc châu âu khi xâm nhập vào xứ gô lơ họ đang ở thời kỳ thị tộc .lợi dụng sự suy yếu của chính quyền RôMa ,Clô-vit một thủ lĩnh quân sự tối cao ,đã tiến hành chiến tranh xâm lược xứ Gô-lơ (0,25đ) *Thời vua Clô-vit Chiếm nhiều điền trang lớn của quý tộc ,chủ nô RôMa và mang đất đai đó ban tặng rộng rải cho quý tộc thị tộc phơ răng ,thân binh và những người thân cận của mình ,những người này trở thành tầng lớp quý tộc mới ,những lãnh chúa phong kiến( 0,25đ) -tiếp thu đạo ki tô ban ruộng đất cho nhà thờ KiTô đễ làm chổ dựa tinh thần (0,25đ) Các lãnh chúa phong kiến dùng vũ lực cướp ruộng đất của nông dân tự do biến họ thành nông nô (0,25đ) Các lãnh chúa đã cướp thêm nhiều ruộng đất ,của cải và nông nô,biến những đất đai chiếm được thành lãnh địa riêng của mình (0,25đ) *thời Vua Sác Lơ Mác Ten -Chế độ phong kiến ở vương quốc Phơ Răng phát triển hơn một bước Sác Lơ Mác Ten đã thi hành hình thức phong cấp ruộng đất có kèm theo những điều kiện phục vụ quân sự (0,25đ) Theo hình thức này ,các lãnh chúa được phong cấp ruộng đất không có quyền thừa kế ,mà chỉ được nhận ruộng đất khi làm nhiệm vụ nghĩa là phải trung thành với nhà vua thực hiện ngĩa vụ quân sự (0,25đ)
  5. -Tùy theo chức tước lớn nhỏ và lãnh địa rộng hẹp mà lãnh chúa được gọi là công tước ,hầu tước ,hay bá tước .Những lãnh chúa này khi tham gia nghĩa vụ quân sự phải kèm theo một đội kị binh lớn nhỏ tùy theo số lượng đất phong cấp .các lãnh chúa đó lại dùng ruộng đất đó phong cấp cho lãnh chúa nhỏ hơn ở cấp dưới ,cùng với các điều kiện tương tự như vậy (0,25đ) -Kị sĩ là đẳng cấp cuối cùng họ chuyên làm nghề võ sĩ để bảo vệ lãnh chúa và phục vụ lãnh chúa trong các cuộc chiến tranh(0,25đ) -Xã hội hình thành bậc thang đẳng cấp phong kiến với quan hệ phong thần -bồi thần bất di bất dịch(0,25đ) *Thời vua Sac-Lơ-Ma-Nhơ Vương quốc Phơ Răng phát triển cực thịnh .nhà vua tiến hành 55 cuộc viễn chinh lớn nhỏ chiếm toàn bộ trung âu và bắc Ytalia lập nên một đế quốc rộng lớn đế quốc Sac-Lơ-Ma-Nhơ(0,25đ) c.Tác động những người được phân phong chỉ chó nhiệm vụ trực tiếp đối với người phân phong của mình và chỉ phục vụ người đó mà thôi vì vậy quyền lực nhà vua rất yếu ớt gọi là chế độ phong kiến phân quyền (0,25đ) Câu 3. (4điểm )Hãy chứng minh rằng: “Thời Lê sơ thế kỉ XV thực sự là một giai đoạn phát triển thịnh đạt của nước Đại Việt”. Trả lời : Thời Lê sơ thế kỉ XV thực sự là một giai đoạn phát triển thịnh đạt của nước Đại Việt vì: - Về chính trị: (2đ) Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế lập ra nhà Lê sơ. Đặt tên nước là Đại Việt. Bộ máy nhà nước được tổ chức theo mô hình thời Lý – Trần – Hồ. Năm 1460, vua Lê Thánh Tông tiến hành cải cách hành chính lớn: (0.25) + Chính quyền trung ương: Bỏ chức Tể tướng và chức Đại hành khiển. Vua trực tiếp quyết định mọi việc. Lập ra 6 bộ.(0.25) + Ở địa phương: Chia cả nước làm 13 đạo thừa tuyên . Mỗi đạo thừa tuyên có 3 ti phụ trách: quân sự, dân sự, an ninh. Dưới đạo là các phủ, huyện, Châu , xã.(0.25) + Luật pháp: Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức). Quan lại được tuyển chọ bằng khoa cử.(0.25) + Quân đội: Tổ chức theo chế độ “Ngụ binh ư nông”.(0.25) + Đối nội, đối ngoại: Củng cố khối đoàn kết dân tộc. Chính sách vùng biên giới nghiêm ngặt. (0.5) Quan hệ thân thiện với các nước lân cận. Với các triều đại phong kiến phương Bắc, vẫn giữ lệ triều cống nhưng vẫn giữ vững tư thế của quốc gia độc lập tự chủ.(0.25) - Kinh tế: (1đ) Nông nghiệp: Chế độ quân điền, khai hoang ruộng đất, chú trọng đắp đê điều.(0.5) Thủ công nghiệp và thương nghiệp: Phục hồi và phát triển, kinh thành Thăng Long với 36 phố phường vừa buôn bán vừa sản xuất thủ công (0.5) - Văn hóa:(1đ)
  6. Tư tưởng, tôn giáo: Nho giáo trở thành độc tôn, phật giáo đạo giáo chỉ phát triển trong nhân dân. Giáo dục nho học phát triển , tổ chức thi cử đều đặn. Văn học chữ Hán, chữ Nôm đều phát triển. Bình Ngô đại cáo, Hồng ức thi tập. Sử học, toán đạt nhiều thành tựu. Tổ chức bộ máy ngày càng chặt chẽ hơn , hiệu quả hơn, tạo điều kiện ổn định và phát triển kinh tế. Chế độ quân chủ chuyên chế thời Lê sơ đạt đến đỉnh cao. Câu 4. (4điểm ) a. Quá trình hoàn chỉnh hệ thống chính quyền phong kiến của nhà Nguyễn nữa đầu thế kỉ XIX b. Điểm tiến bộ của bộ máy nhà nước thời Minh Mạng so với bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông về hành chính và lãnh thổ là c. Điểm khác nhau cơ bản của bản đồ hành chính thời Minh Mạng so với bản đồ hành chính nước ta hiện nay Trả lời : a.Quá trình hoàn chỉnh hệ thống chính quyền phong kiến của nhà Nguyễn nữa đầu thế kỉ XIX - Năm 1802, Nguyễn Ánh đánh đổ vương triều Tây Sơn, lên ngôi Hoàng đế, đặt niên hiệu Gia Long, lập nên Vương triều Nguyễn (1802-1945). Công việc đầu tiên mà Gia Long tập trung giải quyết là thiết lập một hệ thống cai trị từ trung ương đến địa phương trên một lãnh thổ rộng lớn. (0,25đ) - Thời Gia Long: + Xây dựng một thể chế quân chủ quan liêu chuyên chế, vua là người đúng đầu triều đình, toàn quyền quyết định mọi công việc hệ trọng của đất nước. Dưới vua có sáu Bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công), đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư. Dưới bộ có các ti chuyên trách. (0,25đ) + Phú Xuân (Huế) được chọn làm kinh đô, là trung tâm đầu não của cả nước. Những dinh, trấn nằm kề Phú Xuân được coi là các trực dinh do triều đình cai quản.(0,25đ) + Hai đầu đất nước là Bắc Thành, Gia Định thành do Tổng trấn thay mặt Hoàng đế quyết định mọi việc.(0,25đ) - Thời Minh Mạng: + Tổ chức bộ máy nhà nước hoàn thiện chặt chẽ hơn. Ngoài sáu Bộ còn có các viện và các cơ quan chuyên trách như Đô sát viện, Nội các, Cơ mật viện Cơ mật viện được Minh Mạng lập vào năm 1834, là cơ quan trọng yếu, có nhiệm vụ giúp vua giải quyết các công việc “quân quốc trọng sự”. (0,25đ) + Năm 1831 – năm 1832, vua Minh Mạng lần lược bỏ Bắc Thành và Gia Định thành cùng các chức Tổng trấn, chia cả nước thành 30 tỉnh và một phủ (Thừa Thiên). Các tỉnh đều do Tổng đốc hay Tuần phủ đứng đầu, nhưng đều trực thuộc chính quyền trung ương. Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu, tổng, xã và thôn. (0,25đ) + Để bảo vệ quyền uy tuyệt đối của hoàng đế, nhà Nguyễn không đặt chức Tể tướng, không lấy đỗ Trạng nguyên, không lập Hoàng hậu và không phong tước Vương cho người ngoài họ (lệ “tứ bất”). (0,25đ)
  7. - Luật pháp: Năm 1815, bộ Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia Long) gồm 398 điều, chia thành bảy chương được chính thức ban hành, đây là bộ luật được soạn thảo với tinh thần đề cao quyền uy của Hoàng đế, triều đình; xử phạt rất hà khắc, nhất là những tội gây phương hại đến chính quyền. (0,25đ) - Quân đội: Chủ trương xây dựng quân đội thường trực mạnh với khoảng 20 vạn quân, được chia làm bốn binh chủng (Bộ binh, Thủy binh, Pháo binh và Tượng binh). Binh lính phục phục trong quân đội được hưởng các độ ưu đãi. Quân đội nhà Nguyễn từng bước được chính quy hóa từ tổ chức đến trang bị, vũ khí và là một đội quan khá mạnh ở vùng Đông Nam Á lúc bấy giờ. (0,25đ) - Đối ngoại: + Chủ trương thần phục nhà Thanh: Năm 1803, Gia Long cử sứ bộ sang Trung Quốc xin quốc hiệu và cầu phong. Năm sau, nhà Thanh sai sứ sang phong vương cho Gia Long. Từ đó, nhà Nguyễn phải định kì cống nạp. (0,25đ) + Đối với Cao Miên và Lào bắt họ thần phục, thậm chí còn có lúc thiết lập chế độ bảo hộ ở Cao Miên. (0,25đ) + Đối với phương Tây: thời Gia Long thi hành chính sách tương đối cởi mở với Pháp và đạo Thiên Chúa. Thời MinhMạng: khước từ dần quan hệ với phương Tây, thậm chí bắt đầu thi hành chính sách đàn áp Thiên Chúa giáo và “đóng cửa” ngăn cản ảnh của người phương tây trên đất nước Việt Nam( 0,25đ) b.điểm tiến bộ của bộ máy nhà nước thời Minh Mạng so với bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông về hành chính và lãnh thổ là -về hành chính :thống nhất đơn vị hành chính trong cả nước ,làm cơ sở cho việc phân chia tỉnh ,huyện ngày nay .tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lí nhà nước từ trung ương đến địa phương (0,25đ) -về mặt lãnh thổ :thời Minh Mạng rộng lớn hơn so với thời vua Lê Thánh Tông c.Điểm khác nhau cơ bản của bản đồ hành chính thời Minh Mạng so với bản đồ hành chính nước ta hiện nay -thời Minh Mạng; chia đất nước thành 30 tỉnh và một phủ thừa thiên(0,25đ) -hiện nay cả nước có 63 tỉnh thành( 0,25đ) Câu 5. (4 điểm) a.Em hiểu thế nào là “Hào khí Đông A “?Hào khí Đông A được thể hiện như thế nào trong cuộc kháng chiến chống xâm lược của nhà nước Đại Việt b. Điểm giống và khác nhau của hai trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 và năm 1288 Trả lời : a. “ Hào khí Đông A” hay là “Hào khí thời Trần” –tức khí thế chống giặc ngoại xâm của quân dân nhà Trần, vì chữ “Trần” có thể đọc theo lối triết tự là “Đông A”. ( 0,5đ ) * Biểu hiện của hào khí Đông A: -1282, nhà Trần triệu tập Hội nghị Bình Than, hội nghị của quý tộc và tướng lĩnh các cấp trong triều đình, thắt chặt khối đoàn kết từ tầng lớp trên trong xã hội. Năm 1285, Hội nghị Diên Hồng tạo cơ sở vững chắc để xây dựng khối đoàn kết toàn dân. (0,25đ)
  8. -Những câu nói nổi tiếng thể hiện tinh thần yêu nước: lời Hịch của Trần Hưng Đạo có đoạn: “Ta thường tới bữa quên ăn nguyện xin làm”;câu nói Trần Thủ Độ: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo” càng khẳng định cho chí khí Đại Việt, cho khào khí Đông A. (0,25đ) -Kinh thành Thăng Long ba lần bị vó ngựa Mông-Nguyên dày xéo, bộ chỉ huy kháng chiến có lúc bị kẹp giữa 2 “gọng kìm”, nhưng với tinh thần “SÁT THÁT”, thực hiện kế “thanh dã”đã đánh bại quân xâm lược, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc (0,25đ) b. Điểm giống và khác nhau của hai trận chiến trên sông Bạch Đằng (năm 938 và năm 1288) -Sơ lược về hai trận chiến : Trong lịch sử dân tộc ta đã diễn ra ba trận chiến trên sông Bạch Đằng, đó là vào năm 938 (Ngô Quyền chống quân Nam Hán), năm 981 (thời Tiền Lê chống quân Tống) và năm 1288 (thời Trần chống quân Mông – Nguyên), trong đó tiêu biểu là trận Bạch Đằng năm 938 và năm 1288. Giữa hai trận chiến này có những điểm giống và khác nhau . (0,25đ) -Giống nhau: +Bố trí trận địa: đều lợi dụng tối đa địa thế: nhánh sông, ghềnh núi, rừng rậm của khu vực này để bố trí quân mai phục gồm cả quân thủy và quân bộ. Những người lãnh đạo đã biết kết hợp và phát huy tối đa sức mạnh của các lực lượng này.(0,25đ) + Đều lợi dụng chế độ thủy triều và sự chênh lệch mực nước rất lớn giữa lúc nước thủy triều lên với khi thủy triều rút để xây dựng trận địa cọc phối hợp với trận địa mai phục. Những người lãnh đạo đã kết hợp tài tình yếu tố nhân tạo với thiên tạo, làm tăng hiệu quả đánh tiêu diệt quân xâm lược. (0,25đ) + Cách đánh giống nhau: đều sử dụng lối đánh khiêu chiến, đánh kiềm chế để nhử quân địch vào thế trận bày sẵn, chọn đúng thời điểm để phản công quyết liệt (0,25đ) =>Cách bố trí trận địa và cách đánh giá đánh địch như vậy đều thể hiện rõ quyết tâm của người cầm quân là dánh một trận nhanh, gọn, triệt để nhằm làm tan nát mộng tưởng xâm lược của quân thù (0,25đ) +Ý nghĩa: Cả hai trận đều là trận quyết chiến lược có ý nghĩa kết thúc chiến tranh, đè bẹp hẵn ý chí xâm lược của kẻ thù (0,25đ) -Khác nhau: +Trận Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền là đánh quân Nam Hán trên đường chúng tiến vào xâm lược nước ta; Trận Bạch Đằng năm 1288 lại là đánh quân Nguyên trên đường chúng rút lui khỏi nước ta. (0,25đ) +Khả năng chiến đấu của hai đạo quân trong hai trận chiến trên khác nhau: Nam Hán có thủy quân rất mạnh (thuyền chiến to khỏe, có khả năng vượt biển xa,thủy quân nam hán dày dạn chiến trận ) .trong khi đó thủy quân là điểm yếu của quân nguyên( không tinh nhuệ bằng kị quân và quân bộ, lại bị quân ta đánh tơi bời ở một số trận nên tinh thần chiến đấu giám sút, hơn nữa hơn nữa trên thuyền lại chở theo một số lượng lớn quân bộ vốn không quen tác chiến trên sông nước).(0,25đ) +Trận Bạch Đằng năm 938 còn có ý nghĩa rất lớn, là trận chung kết lịch sử của dân tộc ta, chấm dứt hoàn toàn thời kì Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập lâu dài, phát triển rực rỡ của đất nước (0,25đ)
  9. +Trận Bạch Đằng năm 1288 không chỉ kế thừa mà còn phát triển, sáng tạo ra cách đánh mới hơn trận Bạch Đằng 938 lần trước, đó là dùng những thuyền nan, bè nứa chất đầy chất dễ cháy để lao theo dòng nước đốt cháy chiến thuyền địch.(0,25đ)