Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Lịch sử Lớp 10 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Có đáp án)

Câu 1: ( 4 điểm) Vì sao nói thời Gúp-ta là thời kì định hình và phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ ? Văn hóa truyền thống Ấn Độ có ảnh hưởng như thế nào đến các nước Đông Nam Á ?
doc 6 trang Hải Đông 20/01/2024 2560
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Lịch sử Lớp 10 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_olympic_10_3_lan_3_mon_lich_su_lop_10_truong_thpt_ngu.doc

Nội dung text: Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Lịch sử Lớp 10 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TỈNH ĐẮK LẮK TRƯỜNG THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM KÌ THI OLYMPIC 10-3 LẦN III ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN: LỊCH SỬ LỚP 10
  2. ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN Câu 1: ( 4 điểm) Vì sao nói thời Gúp-ta là thời kì định hình và phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ ? Văn hóa truyền thống Ấn Độ có ảnh hưởng như thế nào đến các nước Đông Nam Á ? Đáp án câu 1: ( 4điểm) * Thời Gúp-ta là thời kì định hình và phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ vì: - Vương triều này do vua Gúp-ta sáng lập, trải qua gần 100 năm ( từ 319- 467), ngay cả dưới thời Hậu Gúp-ta ( 467-606), và Hác-sa) vẫn giữ được sự phát triển và nét đặc sắc. Nét đặc sắc nổi bật của thời kì này là sự định hình và phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ. (0,5đ) - Cụ thể như sau: + Dưới vương triều Gúp-ta Đạo Phật được truyền bá rộng rãi, nhiều công trình kiến trúc Phật giáo, Hinđu giáo rất kì vĩ. Tiêu biểu là những ngôi chùa Hang, đền tháp, những ngôi đền bằng đá rất đồ sộ, hình chóp núi, nhiều pho tương Phật điêu khắc trên đá hoặc bằng đá. (0,5đ) + Đạo Hinđu cũng ra đời và phát triển. Nhiều ngôi đền bằng đá rất đồ sộ hình chóp núi. Tạc rất nhiều tượng thần bằng đá hoặc bằng đồng. (0.5đ) + Ấn Độ sớm có chử viết, từ chử viết cổ vùng sông Hằng ( chử Bra-mi) sau đó là chử Phạn (San-skrit), dung để viết văn bia và truyền tải văn hóa Ấn Độ.(0,5đ) + Văn học Hinđu và văn học truyền thống ra đời và phát triển: hai bộ sử thi nổi tiếng: Ma-ha- bha-ra-ta và Ra-ma-ya-na, các tác phẩm của Ka-li-đa-sa (0,5đ) * Văn hóa truyền thống Ấn Độ ảnh hưởng đến các nước Đông Nam Á - Chử viết: Từ chử Phạn một số nước Đông Nam Á đã vận dụng sáng tạo ra chử viết riêng của mình như chử Chăm cổ, chử Khơme cổ, chử Thái, Mi-an-ma (0,25đ) - Kiến trúc: Ăng-co Vát ( Hinđu), Ăng-co Thom ( Phật giáo) ở Cam-pu-chia, tháp Thạt Luỗng ( Phật giáo) ở Lào, Thành cổ Pa-gan ( Phật giáo) ở Mi-an-ma.(0,5đ) - Văn học: Văn học các nước Đông Nam Á đều mô phỏng hoặc lấy từ các sử thi, truyện thần thoại Ấn Độ. (0,25đ) - Về tôn giáo: Phật giáo và Ấn Độ giáo có ảnh hưởng lớn đến tất cả các nước Đông Nam Á. (0,25đ) -Nền văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng khá toàn diện và sâu sắc đến các nước Đông Nam Á . Tuy nhiên mỗi dân tộc ở Đông Nam Á xây dựng nền văn hóa mang đậm đà bản sắc riêng. (0,25đ) Câu 2:(4 điểm) a. So sánh điểm giống và khác nhau giữa văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây thời cổ đại theo mẫu: Những thành tựu văn hóa tiêu Văn hóa cổ đại phương Đông Văn hóa cổ đại phương Tây biểu Lịch, thiên văn Chử viết Toán học Văn học Kiến trúc, điêu khắc b. Vì sao văn hóa HiLạp và Rô-ma phát triển hơn văn hóa phương Đông ?
  3. Đáp án câu 2: (4 điểm) a. So sánh điểm giống và khác nhau giữa văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây thời cổ đại theo mẫu: * Giống nhau: - Văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây đều mang đậm dấu ấn của điệu kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội của khu vực. (0,25đ) - Đều là những phát minh vĩ đại đóng góp vào kho tàng văn minh nhân loại cho đến ngày nay mà chúng ta vẫn được thừa hưởng. (0,25đ) * Khác nhau: Những thành tựu văn Văn hóa cổ đại phương Văn hóa cổ đại phương Tây hóa tiêu biểu Đông Lịch, thiên văn - Sáng tạo ra nông lịch:1 - Có hiểu biết chính xác hơn về hệ năm có 365 ngày, chia làm mặt Trái Đất và Hệ mặt trời ( Trái 12 tháng. (0,25đ) Đất hình cầu) - Tính được một năm có 365 ngày và 1/ 4 ngày - Là cơ sở để tính lịch ngày nay. (0,25đ) Chử viết Ban đầu là chử tượng hình - Sáng tạo ra hệ chử cái A,B,C sau đó là chử tượng ý. gồm 26 chử, linh hoạt, hoàn chỉnh - Là phát minh quan trọng dược sử dụng phổ biến ngày nay. đầu tiên của loài người. - Hệ chử số La Mã. (0,25đ) - Là phát minh và cống hiến lớn lao của cư dân Địa Trung Hải. (0,25đ) Toán học - Người Ai Cập giỏi về hình - Hiểu biết khoa học thật sự trở thành học, tìm ra số Pi= 3,16. khoa học để lại những định lí, định - Người Lưỡng Hà giỏi về số đề có giá trị khái quát cao như: định học. Người Ấn Độ phát minh lí Pi-ta-go, Ta-lét, Tiền đề Ơ- ta số 0. (0,25đ) clit, (0,25đ) Văn học - Chủ yếu là văn học dân - Thần thoại Hi Lạp, trường ca I-li-at gian. (0,25đ) và Ô-đi-xê của Hô-me. - Kịch có kèm theo hát. Tiêu biểu: Ê- sin (0,25đ) Kiến trúc, điêu khắc Tiêu biểu có Kim tự tháp ( - Người Hi Lạp để lại nhiều tượng và Ai Cập), vườn treo Ba-bi-lon đền đài.Tất cả đều làm bằng đá cẩm ( Lưỡng Hà) (0,25đ) thạch trắng đẹp tuyệt mỹ, đấu trường oai nghiêm đồ sộ như đấu trường Rô-ma (0,25đ) a. * Văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô-ma phát triển được như thế vì:
  4. + Thời gian hình thành: Ra đời muộn hơn nên họ kế thừa các giá trị văn minh cổ đại phương Đông để phát triển. (0.25đ) + Do điều kiện tự nhiên: Địa Trung Hải là cầu nối giao lưu giữa các thị quốc. Việc tiếp xúc với biển đã mở ra cho họ một chân trời mới. (0.25đ) + Sự phát triển cao về kinh tế, chính trị xã hội: Cơ sở kĩ thuật đồ sắt, kinh tế công thương nghiệp và hàng hải phát triển.Thể chế dân chủ, chủ nô tạo điều kiện cho con người phát huy tài năng. Lao động nô lệ đã tạo cơ sở kinh tế cho tầng lớp tri thức nghiên cứu (0.5đ) Câu 3: (4điểm) Phong trào Tây Sơn bùng nổ trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào ? Phân tích bài hiểu dụ của vua Quang Trung. Nêu đặc điểm, những nguyên nhân tạo nên thắng lợi to lớn to lớn trong cuộc kháng chiến chống Thanh. Trong giai đoạn chống Mĩ và tay sai, chiến dịch nào đã thực hiện chiến thuật của vua Quang Trung. Đáp án câu 3: (4 điểm) * Bối cảnh bùng nổ phong trào Tây Sơn: - Bộ máy chính quyền phong kiến cả Đàng Trong và Đàng Ngoài khủng hoảng sâu sắc. (0,25đ) - Nông dân bị chiếm hết ruộng đất, bị áp bức bóc lột nặng nề: tô thuế, lao dịch - Thiên tai, mất mùa ruộng hoang, làng xóm xơ xác, nông nghiệp bị phá hoại nghiêm trọng. (0,25đ) -> Nông dân chỉ còn một con đường là nổi dậy chống giai cấp thống trị nhưng hầu hết phong trào ở Đàng ngoài thất bại.(0,25đ) Chỉ có phong trào Tây Sơn của ba anh em họ Nguyễn ở Đàng Trong thành công. Đã thống nhất được đất nước, giải phóng dân tộc và xây dựng một vương triều tiến bộ. (0,25đ) * Phân tích bài hiểu dụ của vua Quang Trung: “ Đánh cho để tóc dài Đánh cho để răng đen Đánh cho nó chích luân bất phản Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn” Được xem là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc thế kỉ XVIII, đã có ý nghĩa: - Nêu quyết tâm đánh giặc để giữ phong tục tập quán lâu đời của dân tộc. (0,25đ) - Quyết tâm tiêu diệt giặc làm nhụt ý chí xâm lược của kẻ thù, khẳng định chủ quyền dân tộc. (0,25đ) * Đặc điểm và nguyên nhân thắng lợi của phong trào: - Đặc điểm: +Cuộc kháng chiến chóng quân Thanh là cuộc chiến tranh và giải phóng dân tộc bảo vệ Tổ quốc vừa thống nhất đất nước.(0,5đ) + Cuộc kháng chiến diễn ra nhanh chóng, táo bạo, bất ngờ và chắc thắng. (0,5đ) - Nguyên nhân thắng lợi: + Nhờ truyền thống yêu nước và ý chí đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc ta tiêu biểu là phong trào Tây Sơn. (0,5đ) + Nhờ sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của vua Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân Tây Sơn. Trong nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của vua Quang Trung: hành quân thần tốc, tiến quân mãnh liệt, tổ chức và chỉ đạo chiến đấu hết sức cơ động. (0,5đ)
  5. + Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và tay sai, chiến dịch Hồ Chí Minh tháng 4/1975 đã thực hiện chiến thuật “thần tốc, táo bạo, bất ngờ và chắc thắng” (0,5đ) Câu 4:( 4 điểm) Vương triều Nguyễn ở Việt Nam được xác lập trong bối cảnh lịch sử như thế nào? Theo em, nhà Nguyễn đã có những đóng góp gì với lịch sử dân tộc? Kể tên ba di sản văn hóa gắn với triều Nguyễn ở Huế đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Đáp án câu 4: * Bối cảnh thành lập vương triều Nguyễn ở Việt Nam ( 4 ý x 0,5= 2,0đ) - Thế giới: + Sau các cuộc cách mạng tư sản, kinh tế tư bản ở Tây Âu, Bắc Mĩ phát triển mạnh, yêu cầu thị trường, thuộc địa trở nên cấp thiết. Các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược thuộc địa ở châu Á, châu Phi và Mĩ- la tinh. + Châu Á có vị trí chiến lược quan trọng, đông dân và rất giàu tài nguyên. Chế độ phong kiến đang trong thời kì suy vong. Một số quốc gia phong kiến châu Á đã bị biến thành thuộc địa. Việt Nam trở thành “ miếng mồi” mà nhiều nước thực dân phương Tây thèm muốn xâm lược - Trong nước: + Cuối thập niên 90 của thế kỉ XVIII, Vương triều Tây Sơn suy yếu. Năm 1802, Nguyễn Ánh đánh đổ nhà Tây Sơn, lên ngôi vua, thành lập nhà Nguyễn, đóng đô ở Phú Xuân ( Huế). Triều Nguyễn xác lập quyền cai quản toàn bộ lãnh thổ rộng lớn thống nhất gần như ngày nay. + Chế độ phong kiến Việt Nam đang trong giai đoạn suy tàn. Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt. Khởi nghĩa nông dân nổ ra liên tục, mạnh mẽ và rộng lớn. * Những đóng góp của nhà Nguyễn - Nhà Nguyễn đã hoàn thành đại nghiệp thống nhất đất nước về mặt Nhà nước và lãnh thổ, tương ứng với lãnh thổ Việt Nam ngày nay. (0.5đ) - Khẳng định chủ quyền đối với vùng đất Nam Bộ và vùng biển đảo quốc gia ở biển Đông trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.( 0.25đ) - Cuộc cải cách hành chính thời vua Minh Mạng mang tính khoa học, phù hợp với phong tục, tập quán của từng vùng miền có giá trị lâu dài cho đến ngày nay.(0,25đ) - Nhiều thành tựu rực rỡ về văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc, sử học, địa lý là những di sản vô giá của dân tộc ta. (0.25 đ) * Ba di sản tuyệt diệu thời Nguyễn ở Huế đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới là:( 3 ý x 0,25 đ = 0,75 đ) + Quần thể di tích cố đô Huế- Di sản văn hóa thế giới ( năm 1993) + Nhã nhạc cung đình- Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại ( năm 2003) + Mộc bản triều Nguyễn- Di sản tư liệu thế giới ( năm 2009) Câu 5: ( 4điểm) Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa chống phong kiến phương Bắc của nhân dân ta từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII theo các tiêu chí sau: tên cuộc kháng chiến, khởi nghĩa; thời gian,lãnh đạo, trận tiêu biểu. Qua đó rút ra nguyên nhân thắng lợi của các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa ?
  6. Đáp án câu 5: (4 điểm) Tên cuộc kháng Thời gian Lãnh đạo Trận tiêu biểu chiến, khởi nghĩa Kháng chiến chống 981 Lê Hoàn Vùng Đông Bắc Tống thời Tiền Lê (ải Chi Lăng và sông Bạch (0,5 đ) Đằng) Kháng chiến chống 1075-1077 Lý Thường Kiệt Sông Như Nguyệt Tống thời Lý (0,5 đ) Kháng chiến chống 1258, Trần Thái Tông, Đông Bộ Đầu, Hàm Tử, Mông-Nguyên thời 1285 Trần Thánh Tông, Chương Dương, Tây kết, Trần ( 1,0đ) 1287-1288 Trần Nhân Tông, Vạn Kiếp, sông Bạch Đằng. Trần Quốc Tuấn Khởi nghĩa Lam Sơn 1418-1427 Lê Lợi, Chi Lăng- Xương Giang (0,5đ) Nguyễn Trãi Kháng chiến chống 1789 Quang Trung Ngọc Hồi- Đống Đa quân xâm lược Thanh (0,5đ) * Nguyên nhân thắng lợi chung của các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII. -Khách quan: + Khí hậu, địa hình không phù hợp với quân giặc, vận chuyển tiếp tế khó khăn (0,25đ) - Chủ quan: + Tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất của nhân dân ta (0,25đ) + Khối đại đoàn kết toàn dân.(0,25đ) + Có sự lãnh đạo tài giỏi và đường lối quân sự đúng đắn, sáng tạo, linh hoạt của các tướng lĩnh. (0,25đ) HẾT