Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Lịch sử Lớp 10 - Trường THPT Nguyễn Công Trứ (Có đáp án)

Câu 1. Lập bảng so sánh các quốc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải theo yêu cầu sau đây: Điều kiện tự nhiên; Nền tảng kinh tế; Công cụ lao động; Thời gian hình thành nhà nước; Cơ cấu xã hội; Thể chế chính trị
docx 7 trang Hải Đông 23/01/2024 1600
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Lịch sử Lớp 10 - Trường THPT Nguyễn Công Trứ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_olympic_10_3_lan_3_mon_lich_su_lop_10_truong_thpt_ngu.docx

Nội dung text: Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Lịch sử Lớp 10 - Trường THPT Nguyễn Công Trứ (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐẮK LẮK TRƯỜNG THPT NGUYỄN CÔNG TRỨ KÌ THI OLYMPIC 10-3 LẦN III ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN: LỊCH SỬ LỚP 10
  2. Câu 1. Lập bảng so sánh các quốc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải theo yêu cầu sau đây: Điều kiện tự nhiên; Nền tảng kinh tế; Công cụ lao động; Thời gian hình thành nhà nước; Cơ cấu xã hội; Thể chế chính trị Đáp án câu 1. 1. Điều kiện tự nhiên - Các quốc gia cổ đại phương Đông xuất hiện trên lưu vực các con sông lớn ,có nhiều điều kiện thuận lợi cho cuộc sống của con người - Các quốc gia cổ đại phương Tây xuất hiện trên bờ Bắc Địa Trung Hải, gồm bán đảo và nhiều đảo nhỏ, phần lớn lãnh thổ là núi và cao nguyên , tạo ra những khó khăn nhất định cho cuộc sống ban đầu của con người. 2. Thời gian xuất hiện. - Các quốc gia cổ đại phương Đông xuất hiện sớm, khoảng thiên niên kỉ IV-III TCN - Các quốc gia cổ đại phương Tây xuất hiện muộn hơn, khoảng đầu thiên niên kỉ I TCN 3. Nền tảng kinh tế. - Nền tảng kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Đông là nông nghiệp thủy lợi - Nền tảng kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Tây là công - thương nghiệp 4. Thể chế chính trị. - Thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại phương Đông là chuyên chế cổ đại - Thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại phương Tây là dân chủ chủ nô Câu 2. Trên cơ sở hiểu biết về văn hóa Đông Nam Á, hãy: a, Nêu những nét đặc trưng của văn hóa truyền thống Đông Nam Á. b, Giải thích ý kiến của em về nhận định sau: “Văn hóa truyền thống của khu vực Đông Nam Á chịu ảnh hưởng sâu sắc và toàn diện của văn hóa Ấn Độ”.
  3. Đáp án câu 2. 1. Những nét đặc trưng của văn hóa truyền thống Đông Nam Á: - Cư dân Đông Nam Á ngay từ thời gian đầu đã định hình một nền văn hóa bản địa cho mình, tạo nên bản sắc văn hóa riêng cho từng quốc gia - Trong quá trình phát triển, văn hóa Đông Nam Á đã có sự tiếp thu có chọn lọc các tinh hoa văn hóa từ Ấn Độ, Trung Hoa, phương Tây, làm phong phú hơn nền văn hóa của mình - Văn hóa Đông Nam Á thống nhất trong đa dạng 2. Giải thích ý kiến về nhận định: - Nhận định: “Văn hóa truyền thống của khu vực Đông Nam Á chịu ảnh hưởng sâu sắc và toàn diện của văn hóa Ấn Độ” là nhận định đúng. Văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng đến các nước Đông Nam Á, bắt đầu từ đầu Công nguyên thông qua giao lưu buôn bán - Giải thích: Về chữ viết: Chữ Phạn của Ấn Độ được truyền bá sang Đông Nam Á từ những thế kỉ đầu Công nguyên. Ban đầu nhiều dân tộc Đông Nam Á sử dụng chữ Phạn làm chữ viết của mình, về sau nhiều nước sáng tạo ra chữ viết riêng trên cơ sở chữ Phạn như chữ Chăm cổ, chữ Khơ-me, chữ Mianma, chữ Lào Về Văn học: Dòng văn học Hin-đu của Ấn Độ cũng được truyền sang Đông Nam Á với nhiều đề tài văn học viết và văn học truyền miệng, về mẫu tự, điển tích, thể loại . + Về tôn giáo: Nhiều nước Đông Nam Á theo đạo Phật, đạo Hin-đu của Ấn Độ. Ở một số nước, có thời kì Phật giáo và Hin-đu giáo trở thành quốc giáo Trong thời kì đầu, Hin-đu giáo thịnh hành hơn, thờ 3 vị thần tạc tượng và xây nhiều đền tháp theo kiến trúc Hin-đu. Từ thế kỉ XIII, dòng Phật giáo được phổ biến ở nhiều nước Đông Nam Á, có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị, xã hội và văn hóa của cư dân Đông Nam Á + Về Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: Đông Nam Á chịu ảnh hưởng kiến trúc Hin-đu và kiến trúc Phật giáo của Ấn Độ như tháp Chàm ở Việt Nam, đền Ăng-co-Vat, đền Ăng-co-Thom ở Campuchia, Thạt Luổng ở Lào
  4. => Văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng toàn diện và sâu sắc đến các nước Đông Nam Á. Tuy nhiên, mỗi dân tộc Đông Nam Á vẫn xây dựng cho mình một nền văn hóa mang đậm bản sắc riêng. Câu 3. Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa ở nước ta từ thế kỉ X đến thế kỉ XV về : thời gian, quân xâm lược, người chỉ huy, trận đánh quyết định? Qua đó, rút ra điểm giống và bài học kinh nghiệm. Đáp án câu 3. Các cuộc kháng Thời Quân xâm Người chỉ huy Trận đánh chiến ,khởi nghĩa gian lược quyết định Kháng chiến thời Năm 981 Tống Lê Hoàn Vùng đông bắc Tiền lê Kháng chiến thời Lý 1075- Tống Lý Thường Kiệt Phòng tuyến sông 1077 như Nguyệt Kháng chiến thời 1258 Mông - Các vua Trần và Bạch Đằng Trần 1285 Nguyên Trần Hưng Đạo 1288 Khởi nghĩa Lam Sơn 1418- Minh Lê Lợi Chi Lăng – 1427 và Nguyễn Trãi Xương Giang - Giống nhau: Kết thúc bằng một trận chiến chiến lược,đập tan ý đồ xâm lược của kẻ thù,đặt cơ sở cho sự hòa hiếu tiếp theo. - Bài học kinh nghiệm:
  5. Sự đoàn kết,đồng lòng của dân tộcđoàn kết toàn dân ,trong nội bộ quân đội và triều đình, đoàn kết giữa quân vă dân,đoàn kết giữa các dân tộc Câu 4. Trên cơ sở tình hình kinh tế nông nghiệp nước ta từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, anh/chị hãy: b. Nêu những tiền đề phát triển kinh tế nông nghiệp. b. Trình bày và đánh giá những chính sách khuyến nông của các triều đại phong kiến Đáp án câu 4. 1. Tiền đề phát triển kinh tế nông nghiệp: - Đất nước độc lập, thống nhất; có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp (lưu vực những dòng sông lớn: sông Hồng, sông Cả, sông Mã); quyết tâm cao của nhà nước và nhân dân xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ 2. Chính sách khuyến nông của các triều đại phong kiến: - Khuyến khích khai hoang: Trong các thế kỉ độc lập, việc khai hoang mở rộng diện tích canh tác là một trong những chính sách hàng đầu của nhà nước phong kiến. Các vua Tiền Lê, Lý hàng năm làm lễ tịch điền để khuyến khích sản xuất. Nhà Trần khuyến khích các quý tộc, vương hầu mộ dân nghèo khai hoang, lập điền trang, trên cơ sở đó diện tích canh tác không ngừng được mở rộng, nhiều xóm làng mới được thành lập . - Phát triển thủy lợi: Nước ta có nhiều sông ngòi, lũ lụt thường xuyên xảy ra, + Nhà Tiền Lê cho nhân dân đào, vét nhiều mương máng. Thời Lý, năm 1077 phát động nhân dân đắp đê sông Như Nguyệt, năm 1108 đắp đê Cơ xá dọc sông Hồng. + Thời Trần, năm 1248 tổ chức chiến dịch lớn huy động nhân dân cả nước đắp đê “quai vạc” dọc hai bên bờ sông từ đầu nguồn ra biển vàđặt chức quan Hà đê sứ trông coi các công trình thủy lợi. Thời Lê sơ, nhà nước cho đắp một số đê biển
  6. Bảo vệ sức kéo: Các triều đại Lý, Trần, Lê quan tâm bảo vệ sức kéo nông nghiệp.Vua Lý Nhân Tông xuống chiếu phạt nặng những kẻ trộm trâu, mổ trộm trâu, Vua Lê nghiêm cấm giết trâu bò ăn thịt - Đảm bảo sản xuất: Việc đảm bảo sức lao động cũng đã được các triều đại phong kiến quan tâm, thể hiện qua chính sách “ngụ binh ư nông” nhà Lê sơ ban hành chính sách “ quân điền”quy định phân chia ruộng đất làng xã 3.Đánh giá -Những chính sách khuyến nông trên của các triều đại phong kiến thời độc lập, tự chủ mang tính toàn diện, tích cực. Tạo cơ sở cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp một cách bền vững; đời sống nhân dân ấm no, ổn định -Là cơ sở phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Tạo điều kiện tăng cường sức mạnh quân đội và quốc phòng trong việc bảo vệ đất nước, chống giặc ngoại xâm Câu 5. Đoạn trích: “Đánh cho để dài tóc Đánh cho để đen răng Đánh cho nó chích luân bất phản Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ” a. Giải thích ý nghĩa đoạn trích trong bài hiểu dụ của vua Quang Trung: “Đánh cho để dài tóc ” b. Nêu những đóng góp của phong trào nông dân Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc. 1. Giải thích ý nghĩa đoạn trích trong bài hiểu dụ của vua Quang Trung: - Đoạn trích trong bài hiểu dụ khẳng định ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, phong tục tập quán để tóc dài và nhuộm răng đen của người Việt Nam
  7. -Thể hiện quyết tâm đánh giặc để bảo vệ độc lập dân tộc,khiến cho quân giặc mảnh giáp không còn, không một chiếc xe nào có thể trở về, để cho chúng biết nước Nam anh hùng là có chủ. Đoạn trích trong bài hiểu dụ trên được coi như bản Tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta trong thế kỉ XVIII 2. Những đóng góp của phong trào nông dân Tây Sơn: - Phong trào nông dân Tây Sơn đã lật đổ ba tập đoàn phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê, bước đầu thống nhất đất nước - Đánh bại quân xâm lược Xiêm (1785), Thanh (1789), bảo vệ nền độc lập dân tộc - Tiến hành nhiều cải cách tiến bộ mở ra một bước phát triển mới của lịch sử dân tộc.