Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Lịch sử Lớp 10 - Trường THPT Nguyễn Trãi (Có đáp án)

Câu 1:(6điểm)
Khái quát những thắng lợi trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của quân dân Đại Việt tù thế kỷ X- XV? Nét độc đáo của nghệ thuật quân sự thể hiện qua các cuộc kháng chiến này?
doc 5 trang Hải Đông 23/01/2024 2500
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Lịch sử Lớp 10 - Trường THPT Nguyễn Trãi (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_olympic_10_3_lan_3_mon_lich_su_lop_10_truong_thpt_ngu.doc

Nội dung text: Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Lịch sử Lớp 10 - Trường THPT Nguyễn Trãi (Có đáp án)

  1. MẪU ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ KÌ THI OLYMPIC 10-3 TỈNH ĐẮK LẮK LẦN THỨ III, NĂM 2018 TỔ CHỨC TẠI TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN DU TỈNH ĐẮK LẮK SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐẮK LẮK ĐƠN VỊ: TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI KỲ THI OLYMPIC 10-3 LẦN THỨ III, NĂM 2018 ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN: LỊCH SỬ; LỚP: 10
  2. ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN Câu 1:(6điểm) Khái quát những thắng lợi trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của quân dân Đại Việt tù thế kỷ X- XV? Nét độc đáo của nghệ thuật quân sự thể hiện qua các cuộc kháng chiến này? Đáp án câu 1. * Khái quát các cuộc kháng chiến .(2điểm) - Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ I (981) của Tiền Lê ( Lê Đại Hành) - Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ II(1075 – 1077) thời Lý ( Lý Thường Kiệt). - Ba lần kháng chiến chống Mông – Nguyên( 1258, 1285, 1287- 1288) thời Trần ( Trần Thủ Độ, Trần Hưng Đạo) - Khởi nghĩa Lam Sơn ( 1418- 1427) thời Lê Sơ ( Lê Lợi, Nguyễn Trãi) • Nét độc đáo của nghệ thuật quân sự: - Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ I (981) (1 điểm) + Lê Đại Hành vừa triển khai lực lượng chiến đấu vừa sai sứ đưa thư cầu hòa. + thắng lợi lớn trên cả 2 mặt trận,thủy và bộ giết tướng giặc Hầu Nhân Bảo, diệt 1 nữa quân Tống buộc chúng phải xuống chiếu lui binh. + sự mưu lược của Lê Đại Hành trong quá trình chỉ huy kháng chiến, lúc thi khiêu chiến, lúc giả vờ thua để nhử giặc,lúc thi trá hàng và bất ngờ đánh úp. - Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ II(1075 – 1077) (1điểm) + Tính chủ động của nhà Lý trong tổ chức kháng chiến. + Chủ động giải quyết mâu thuẫn nội bộ ở chính quyền trung ương, đoàn kết nhân dân chống giặc. + Chủ động tấn công sang đất Tống, “Tiên phát chế nhân” + Chủ động rút quân, xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt để đợi giặc và đánh giặc. + Chủ động kết thúc chiến tranh, xây dựng hòa hiếu với nhà Tống. Trong thế thắng ta chủ động giảng hòa. - Ba lần kháng chiến chống Mông – Nguyên( 1258, 1285, 1287- 1288). + Nhà Trần tổ chức hai cuộc hội nghị quan trọng:Hội nghị quân sự ở Bình Than (10/1282), hội nghị các bô lão trong cả ở Diên Hồng + Giai đoạn rút lui “ Vườn không nhà trống” + Nghệ thuật quân sự dưới thời Trần là phối hợp chặt chẽ giữa quân đội nhà vua với dân binh + Chiến thắng trên sông Bạch Đằng là kết quả phối hợp hiệu quả giữa thủy quân và bộ binh - Khởi nghĩa Lam Sơn ( 1418- 1427)(1điểm) + Nguyễn Trãi đặt vấn đề “đánh vào lòng người” + Xuất phát từ tư tưởng “ Lấy đại nghĩa thắng hung tàn” + Sau 5 năm chiến tranh, Lê Lợi tạm hòa hoãn với kẻ thù để chuẩn bị tiếp tục chiến đấu. + Phản công và tiến công trong cuộc chiến tranh này từ nhỏ tới lớn từ quân địch yếu đến quân địch mạnh.
  3. Câu 2 (3.0 điểm) Hãy điền nội dung sự kiện lịch sử cho phù hợp với các mốc thời gian về Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X - XIX: STT Thời gian Nội dung sự kiện 1 Năm 1527 2 Năm 1771 3 Năm 1789 4 Năm 1785 5 Năm 1802 6 Năm 1831 - 1832 Đáp án câu 2: (3 điểm) Câu 2 (3.0 điểm) Hãy điền nội dung sự kiện lịch sử cho phù hợp với các mốc thời gian về Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X - XIX: STT Thời gian Nội dung sự kiện 1 Năm 1527 Nhà Mạc thành lập (0,5đ) 2 Năm 1771 Phong trào nông dân Tây Sơn bùng nổ (0,5đ) 3 Năm 1789 Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Thanh (0,5đ) 4 Năm 1802 Nhà Nguyễn thành lập (0,5đ) 5 Năm 1785 Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm (0,5đ) 6 Năm 1831 - 1832 Vua Minh Mạng thực hiện cải cách hành chính, chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên (0,5đ) Câu 3: (4 điểm) Vào các thế kỷ X – XV tổ chức bộ máy nhà nước Phong kiến ngày càng hoàn thiện như thế nào? Đáp án câu 3 (4 điểm) • Bắt đầu từ triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê xây dựng nhà nước quân chủ sơ khai.(1,5 điểm). - Năm 939 Ngô Quyền xưng vương thành lập chính quyền mới, đóng đô ở Đông Anh(HN). - Thời Đinh dẹp loạn 12 xứ quân Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi đặt quốc hiệu nước là Đại Cồ Việt (Kinh đô về Hoa Lư – Ninh Bình) . - Tổ chức bộ máy nhà nước : Đứng đầu là Vua, dưới vua là 3 ban, ban văn, ban võ, tăng ban. Cả nước chia thành 10 đạo, đứng đầu là chức đạo tướng quân. - Đất nước ổn định năm 1010 Lý Thái Tổ dời đô vê Thăng Long, mở ra giai đoạn phát triển mới. •Ở thời Lý, Trần, Hồ : (1điểm) - Giúp việc cho vua là chức Tể Tướng và một số đại thần, bên dưới là cơ quan Sãnh, Viện, Đài. - Cả nước chia thành nhiều Lộ, Trấn do các hoàng tử (Thời Lý), hay An Phủ sứ (Thời Trần) cai quản. Dưới Lộ, Trấn là các phủ, Huyện, Châu đều cơ quan lai triều đình cai quản. • Thời nhà Lê Sơ (1,5 điểm) - Năm 1428 đất nước được giải phóng Lê Lợi lên ngôi Hoàng Đế - Từ những năm 60 thế kỷ XV vua Lê Thánh Tông thực hiện cải các hành chính. - Bỏ chức tể tướng và đại thần vua trực tiếp quản lý, quyết định mõi việc, bên dưới là các bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công).
  4. -Ở địa phương cả nước chia thành 13 đạo thừa tuyên, nhà nước đạt mức độ cao hoàn thiện Câu 4 (4 điểm) Trình bày sự phát triển giáo dục Đại Việt qua các thời Lý, Trần, Lê Sơ? Điểm giống nhau cơ bản vè giáo dục các thời kỳ này? Đáp án câu 4 (4 điểm): - Chữ hán trở thành chữ viết chính thức, năm 1070 vua Lý Thánh Tông cho thành lập (Văn Miếu) (0,5 điểm). - Năm 1075 nhà Lý tổ chức “thi minh kinh bác học va nho học tam trường” (0,5 điểm) - Thời Trần các khoa thi tổ chức đều đẵn hơn,1247 nhà Trần đặt lệ lấy “tam khôi” (0,5 điểm) - Năm 1396 các kỳ thi hoàn chỉnh, đào tạo trí thức nhân tài giỏi cho đất nước. (0,5 điểm) - Thời Lê sơ: Nho giáo được tôn vinh, giáo duc nho học thịnh đạt, trường quốc tự giám mở rộng cho cả con em quan lại đến hoc, khoa thi tổ chức đều. 3 năm mở kỳ thi hội ở kinh thành, mõi người dân có lí lịch rõ ràng đều được tham gia (0,5 điểm). - Những người đỗ tiến sĩ được khác tên vào bia đá dựng ở văn miếu và được “ Vinh quy bái tổ” (0,5 điểm) * Điểm giống nhau cơ bản: - Nội dung: chủ yếu là “tứ thư” và “ngũ kinh” học thuộc lòng. (0,5 điểm) - Tác dụng: đào tạo quan lại trí thức nhân tài cho đất nước. (0,5 điểm) Câu 5 (3 điểm) Triều Nguyễn thành lập đầu thế kỷ XIX có đặc điểm gì khác so với sự thành lập các triều đại ở thế kỷ X – XV ? những thách thức trong lịch sử đặt ra cho triều Nguyễn ở thế kỷ XIX? Vì sao nhà Nguyễn lại duy trì con đường bảo thủ? Đáp án câu 5 (3 điểm) • Điểm khác nhau sự thành lập: - Nhà Nguyễn thành lập 1802, giữa trên cơ sở đánh bại 1 phong trào nông dân tương đối tiến bộ là phong trào Tây Sơn với sự giúp đỡ của thực dân Pháp. (0,5 điểm) - Sự thành lập các triều đại phong kiến ở thế kỷ X – XV là sự thắng thế của 1 triều đại tiến bộ thay cho 1 triều đại đã hết vai trò lịch sử, hoặc la kết quả của chống ngoại xâm giành thắng lợi. (0,5 điểm) * Thách thức đặt ra cho triều Nguyễn ở thế kỷ XIX: - Trước nguy cơ bị phương tây xâm lược chế độ phong kiến bộc lộ những khủng hoảng nghiêm trọng đứng trước những thử thách. (0,5 điểm) - Tiến hành cải cách để thoát khỏi khủng hoảng ở trong nước, mở rỗng quan hệ ngoai giao để bảo toàn độc lập, chủ quyền. (0,5 điểm) - Tiếp tục thực hiện chính sách thủ cựu và tự cô lập nhằm cố găng duy trì chế độ phong kiến chuyên chế lạc hâu. (0,5 điểm) * Nhà Nguyễn duy trì bảo thủ vì: - Vì quyền lợi của dòng họ và giai cấp của mình, triều Nguyễn đã thi hành chính sách bảo thủ rơi vào bất lợi trước cuộc xâm lược của phương tây. (0,5 điểm)