Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Lịch sử Lớp 10 - Trường THPT Trần Đại Nghĩa (Có đáp án)

Câu hỏi 1: ( 3,5 điểm)
Trình bày những thành tựu văn hóa chủ yếu của các nước Đông Nam Á? Tại sao nói Đông Nam Á là một khu vực địa lí, lịch sử, văn hóa?
doc 4 trang Hải Đông 20/01/2024 4220
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Lịch sử Lớp 10 - Trường THPT Trần Đại Nghĩa (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_olympic_10_3_lan_3_mon_lich_su_lop_10_truong_thpt_tra.doc

Nội dung text: Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Lịch sử Lớp 10 - Trường THPT Trần Đại Nghĩa (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐĂK LĂK TRƯỜNG THPT: TRẦN ĐẠI NGHĨA KỲ THI OLYMPIC 10 – 3 LẦN THỨ III ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN: LỊCH SỬ; LỚP 10
  2. ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN Câu hỏi 1: ( 3,5 điểm) Trình bày những thành tựu văn hóa chủ yếu của các nước Đông Nam Á? Tại sao nói Đông Nam Á là một khu vực địa lí, lịch sử, văn hóa? Đáp án câu 1: * Những thành tựu văn hóa chủ yếu của các nước Đông Nam Á - Các dân tộc đều có chữ viết riêng ( chữ Khơ me cổ, chữ quốc ngữ ). (0,5 điểm) - Có nền văn học dân gian và văn học viết rất phát triển( thơ, truyện cười, truyện trạng ) (0,5 điểm) - Kiến trúc, điêu khắc chịu ảnh hưởng của tôn giáo mang đậm bản sắc dân tộc ( Tháp chăm (Việt Nam), Ăng- co vát, Ăng – co Thom (Campuchia), Thạt luổng (Lào) ,tổng thể kiến trúc khu Bô-rô-bu-đua (Inđônêsia) (0,5 điểm) * Sở dĩ Đông Nam Á là một khu vực địa lí, lịch sử, văn hóa là bởi: - Nằm ở khu vực Đông Nam châu Á, một khu vực quan trọng của thế giới. (0,5 điểm) - Có lịch sử văn hóa lâu đời trước khi tiếp xúc với văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc. (0,5 điểm) - Nền văn hóa có nguồn gốc chung, phát triển trong suốt chiều dài lịch sử. (0,5 điểm) - Mỗi dân tộc đều xây dựng cho mình một bản sắc văn hóa riêng. (0,5 điểm) Câu hỏi 2: (4,5 điểm) Em hiểu phát kiến địa lí là gì? Nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí? Trong các nguyên nhân đó nguyên nhân nào là quan trọng nhất? Vì sao? * Giải thích khái niệm: Phát kiến địa lí là cuộc hành trình tìm con đường mới sang phương Đông của thương nhân châu Âu, nhằm tìm ra vùng đất mới, con đường mới. (0,75 điểm) * Nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí - Sản xuất phát triển dẫn đến nhu cầu về hương liệu, vàng bạc, thị trường cao. (0,5 điểm) - Con đuờng giao lưu buốn bán qua Tây á và Địa Trung Hải bị người Thổ Nhĩ Kì độc chiếm. (0,5 điểm) - Khoa học- kỉ thuật hàng hải có tiến bộ, hiểu biết về địa lý, đại dương,sử dụng la bàn. (0,5 điểm) - Kĩ thuật đóng tàu có bước tiến quan trọng , đóng được những tàu lớn có thể đi xa và dài ngày ở các đại dương lớn. (0,5 điểm) * Nguyên nhân quan trọng nhất - Trong các nguyên nhân trên thì sự tiến bộ khoa học kĩ thuật là quan trọng nhất, vì chính nhờ đó mà con người có những con tàu lớn chở được nhiều người và lương thực, thực phẩm, nước uống cho những chuyến đi dài ngày. (0,5 điểm) - Các nhà hàng hải có hiểu biết nhiều về đại dương, có quan niệm đúng về hình dạnh Trái đất, đã vẽ được hải đồ ghi rõ các vùng đất, các hòn đảo có dân cư. Máy móc thiên văn, la bàn được sử dụng trong việc định hướng đại dương bao la. Kĩ thuật đóng tàu có nhiều tiến bộ, người ta đã đóng được những tàu có bánh lái và hệ thống buồm lớn như tàu Ca-ra-ven. (0,75 điểm) Câu hỏi 3: (4,0 điểm) Khái quát những thắng lợi trong các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của quân dân Đại Việt từ thế kỉ X - XV? Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của các cuộc kháng chiến từ TK X – XV? Bài học rút ra cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa hiện nay? * Khái quát các cuộc kháng chiến - Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ I (981) của Lê Đại Hành (Tiền Lê). (0,25 điểm) - Các cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ II (1075 – 1077) của Lý Thường Kiệt (Thời Lý) (0,25 điểm) - Ba lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên (1258, 1285, 1287 – 1288) – của Trần Thủ Độ, Trần Hưng Đạo (Thời Trần). (0,25 điểm)
  3. - Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427) - Lê Lợi, Nguyễn Trãi lãnh đạo. (0,25 điểm) * Nguyên nhân thắng lợi - Đã có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho cuộc kháng chiến. (0,25 điểm) - Sự đoàn kết, đồng lòng và quyết tâm chống giặc rất cao của quân dân ta. (0,25 điểm) - Đã đưa ra được những chiến lược, chiến thuật, kế sách đúng đắn ( dựa vào thủy triều, tiên phát chế nhân, vườn không nhà trống ). (0,25 điểm) - Đặc biệt là có vua hiền, tướng giỏi , tập hợp, quy tụ được sức mạnh của toàn quân, toàn dân. (0,25 điểm) * Ý nghĩa lịch sử của các cuộc kháng chiến - Với những thắng lợi trong các cuộc kháng chiến nêu trên đã góp phần + Đập tan mọi tham vọng xâm lược của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta, bảo vệ độc lập và toàn vẹn lãnh thổ. (0,25 điểm) + Góp phần xây đắp thêm truyền thống yêu nước , quân sự Việt Nam. (0,25 điểm) + Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho các giai đoạn sau này. (0,25 điểm) + Góp phần răn đe, ngăn chặn các hành động gây hấn xâm lược của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với các nước khác. (0,25 điểm) c. Bài học đại đoàn kết trong đấu tranh chống ngoại xâm của các triều đại phong kiến đã được Đảng ta vận dụng như thế nào trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa hiện nay Trên tinh thần kế thừa và phát huy cao độ bài học về đại đoàn kết và thấm nhuần quan điểm của Hồ Chủ Tịch: Đoàn kết ! Đoàn kết ! Đại đoàn kết .Thành công ! Thành công ! Đại thành công! Thì trong giai đoạn hiện nay Đảng ta vẫn luôn xác định đoàn kết là đường lối chiến lược , là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. (0,5 điểm) Vì vậy Đảng đã xác định cần phải: + Tôn trọng những điểm khác biệt không trái với lợi ích quốc gia dân tộc như tôn giáo, phong tục tập quán, thiểu số , đa số, miền xuôi, miền ngược, giới tính (0,25 điểm) + Đề cao tinh thần dân tộc,truyền thống yêu nước, nhân nghĩa , khoan dung để tập hợp , đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước , tăng cường quan hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng với nhà nước nhằm tạo sinh lực mới của khối đại đoàn kết dân tộc , cho dù bạn là ai, làm gì ở đâu đã mang nguồn gốc, dòng máu dân tộc Việt thì phải luôn hướng về tổ quốc, đóng góp công sức để xây dựng quê hương đất nước và luôn tự hào về dân tộc. (0,75 điểm) Câu hỏi 4: (4,0 điểm) Những nét chính về thành tựu và hạn chế của giáo dục nước ta thời kì phong kiến độc lập? Kể tên những vị vua được thờ tại Văn Miếu? (4,0 điểm) Khái quát về giáo dục Việt Nam thời phong kiến: - Từ XI - XV: giáo dục Đại Việt từng bước được xây dựng. giáo dục thi cử dần dần trở thành nguồn đào tạo quan lại chủ yếu cho triều đình. (0,5 điểm) - Từ XVI - XIX: nhà Mạc tiếp tục phát triển giáo dục, tổ chức đều đặn các kỳ thi. (0,5 điểm) - Triều đại Tây Sơn chăm lo giáo dục, chũ Nôm được dùng trong thi cử. (0,5 điểm) - Giáo dục phát triển thể hiện truyền thống hiếu học của nhân dân. (0,5 điểm) - Hạn chế: Nội dung chủ yếu vẫn là kinh sử, các bộ môn khoa học tự nhiên ít được chú ý. (0,5 điểm) Các vị vua được thờ tại văn Miếu: - Lý Thánh Tông có công khai sáng nền giáo dục, nho học, là người đưa ra quyết định xây dựng Văn Miếu (1070) (0,5 điểm) - Lý Nhân Tông là người mở mang nền giáo dục nho học, xây dựng Quốc Tử Giám (1076) (0,5 điểm) - Lê Thánh Tông là người lập bia đá ghi công những người đã đỗ đạt Trạng Nguyên, Tiến sĩ (1484), tạo dựng nền giáo dục và thi cử thịnh vượng nhất của Việt Nam. (0,5 điểm) Câu hỏi 5: (4 điểm) Sau khi kháng chiến chống quân Thanh thắng lợi, Hoàng đế Quang Trung đã thực hiện những cải cách gì? Đánh giá của em về cải cách của Quang Trung?
  4. * Những cải cách của Quang Trung: - Về chính trị: Tổ chức lại và củng cố bộ máy chính quyền, trọng dụng nhân tài (tuyển quan lại chủ yếu bằng tiến cử cầu hiền), trấn áp bọn phản loạn giữ yên bình trong nước. (Trước khi tiêu diệt quân Thanh, Nguyễn Huệ đã xây dựng chính quyền riêng ở Bắc Hà, tuy chưa phải là chính quyền hoàn chỉnh nhưng bước đầu ổn định tình hình Bắc Hà, tạo điều kiện thuận lợi đại phá quân Thanh sau đó). (0,5 điểm) - Về quân sự: Xây dựng một đội quân hùng hậu với nhiều loại vũ khí tối tân so với đương thời (đại bác, thuyền chiến lớn). (0,5 điểm) - Về kinh tế: Ban hành “Chiếu khuyến nông” nhằm bảo vệ đê điều, sức kéo, đưa nhân dân phiêu tán về quê cũ để ổn định đời sống, cấm các làng xã bỏ ruộng hoang. Đối với thương nghiệp, Quang Trung hủy bỏ chính sách ức thương của họ Trịnh, mở rộng buôn bán cả trong và ngoài nước. Thủ công nghiệp cũng được chăm lo phát triển. (0,5 điểm). - Về tài chính: Thực hiện chế độ thuế khóa đơn giản, giảm bớt 1 số thuế, tiêu tiền giấy thay tiền đồng. (0,25 điểm) - Về văn hóa, giáo dục: Đề cao giáo dục, vẫn tôn sùng Nho giáo nhưng tỏ ra rất rộng rãi với các tôn giáo khác. Hai chính sách nổi bật là mở trường học và đề cao chữ Nôm (đưa thành chữ viết chính thức của dân tộc, lần đầu tiên đưa chữ Nôm vào giáo dục khoa cử) -> thể hiện sự bùng lên của ý thức dân tộc, mong muốn vươn lên tiên tiến, thoát khỏi những ràng buộc của nền giáo dục khuôn sáo cũ. (0,5 điểm) - Về đối ngoại: đặt quan hệ ngoại giao hòa hảo với nhà Thanh, được nhà Thanh nể trọng, quan hệ với Lào và Chân Lạp diễn ra rất tốt đẹp. (0,25 điểm) * Đánh giá: - Tích cực: + Tương đối toàn diện. (0,25 điểm) + Thể hiện hoài bão muốn nhanh chóng xây dựng đất nước vươn lên sánh vai với các nước tiên tiến xung quanh, với nền chính trị ổn định, kinh tế phát triển, nền văn hóa - giáo dục mang đậm tính dân tộc, một nền ngoại giao mềm dẻo thể hiện ý thức tự cường. Thực tế, cải cách của Quang Trung đã bước đầu phục hồi kinh tế và mở ra hướng phát triển mới của đất nước. (0,5 điểm) - Hạn chế. + Vẫn xây dựng, củng cố mô hình chế độ quân chủ chuyên chế, mô hình này đã lạc hậu. (0,25 điểm) + Do thời gian ngắn ngủi (khoảng 4 năm), trong bối cảnh đất nước vừa trải qua chiến tranh, loạn lạc, suy thoái – các cải cách của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ mới chỉ hé mở lối thoát, tạo bản lề cho lịch sử sang trang mà chưa thể làm gì hơn để đưa xã hội phong kiến Đại Việt vượt qua các cuộc khủng hoảng, vươn lên cùng thế giới tiên tiến. (0,5 điểm)