Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Lịch sử Lớp 10 - Trường THPT Trần Quốc Toản (Có đáp án)

Câu 2: (2đ)
Chiến thắng nào của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống phong kiến phương Bắc đã mở ra thời đại mới cho dân tộc ta. Tóm tắt diễn biến và nhận xét về chiến thắng đó.
doc 4 trang Hải Đông 23/01/2024 1460
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Lịch sử Lớp 10 - Trường THPT Trần Quốc Toản (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_olympic_10_3_lan_3_mon_lich_su_lop_10_truong_thpt_tra.doc

Nội dung text: Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Lịch sử Lớp 10 - Trường THPT Trần Quốc Toản (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐẮK LẮK ĐƠN VỊ: THPT TRẦN QUỐC TOẢN KỲ THI OLYMPIC 10-3 LẦN THỨ III, NĂM 2018 ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN: LỊCH SỬ; LỚP:10
  2. ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN Câu 1: (3đ) Giải thích vì sao văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Tây Hy lạp và Rô Ma đạt tới trình độ sáng tạo cao hơn thời kỳ trước. Ảnh hưởng của nền văn hóa này đối với nhân loại. Đáp án câu 1: Nội dung Điểm 1. Nguyên nhân: Các quốc gia cổ đại phương Tây ra đời muộn hơn nên tiếp thu được 0.25 những tinh hoa của VH phương Đông . - Sự phát triển của công cụ sản xuất và kinh tế: Biết sử dụng đồ sắt sớm nên nền kinh tế 0.25 thương nghiệp , buôn bán với bên ngoài rất phát triển từ đó VH có điều kiện phát triển . -Thể chế dân chủ chủ nô tạo điều kiện cho con người tự do phát huy tài năng sáng tạo 0.25 của mình . -Chế độ chiếm hữu nô lệ dựa trên sự bóc lột sức lao động nặng nề của nô lệ, tạo ra 0.25 nguồn của cải vật chất lớn nuôi sống XH, tạo nên 1 tầng lớp quý tộc chủ nô chỉ chuyên lao động trí óc, làm chính trị hoặc sáng tạo khoa học nghệ thuật. 2. Ảnh hưởng:+ Văn hoá Hy Lạp, Rô Ma là những phát minh khoa học: Tính lịch chính 0.25 xác, phát minh chữ viêt, hệ thống chữ cái, hệ số La Mã và là những cống hiến lớn lao của cư dân Địa Trung Hải cho nền văn minh nhân loại. + Văn hoá Hy Lạp, Rô Ma đạt tới trình độ khái quát hoá trong nhiều lĩnh vực khoa học, 0.5 nhất là khoa học tự nhiên đã để lại những định lý, định đề có giá trị đặt tiền đề , đặt nền móng cho khoa học nhân loại sau này. + Văn học nghệ thuật mang tính nhân đạo sâu sắc, đề cao cái thiện, cái đẹp đạt đến trình 0.25 độ hoàn thiện ngôn ngữ cổ đại Văn hoá Hy Lạp, Rô Ma thể hiện sức sáng tạo kỳ diệu của con người, để lại di sản văn hoá vô giá đóng góp vào kho tàng văn hoá của nhân loại trong các thời kỳ sau Câu 2: (2đ) Chiến thắng nào của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống phong kiến phương Bắc đã mở ra thời đại mới cho dân tộc ta. Tóm tắt diễn biến và nhận xét về chiến thắng đó. Đáp án câu 2: 1. Chiến thắng mở ra thời đại mới cho dân tộc ta là chiến thắng Bạch Đằng 938 do Ngô 0.25 Quyền lãnh đạo 2. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938: - Tóm tắt tiểu sử của Ngô Quyền: Người Đường 0.25 Lâm sinh năm 898. Là người giỏi võ nghệ, sức khoẻ hơn người, từng theo Dương Đình Nghệ lập công lớn. Nhận được tin Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn giết hại tháng 10 năm 938 Ngô Quyền kéo quân từ Ái Châu - Được sự ủng hộ của quân sĩ và nhân dân Ngô Quyền nhanh chóng tiến vào thành Đại 0.25 La, bắt giết Kiều Công Tiễn. Sau đó dùng kế đóng cọc trên sông Bạch Đằng . Đồng thời cho quân thủy, bộ mai phục hai bên bờ sông - Khi quân giặc kéo sang, Ngô Quyền cho quân khiêu chiến quân giặc trúng kế Ngô 0.25 Quyền chỉ huy đại quân từ ba phía đổ ra đánh giết dữ dội. Quân giặc đại bại 3. Nhận xét: Là trận quyết chiến chiến lược, “một vũ công cao cả vang dội đến nghìn 0.25 thu”, được ghi vào lịch sử dân tộc như một biểu tượng sáng ngời của truyền thống yêu nước ý chí bất khuất quật cường - Chiến thắng Bạch Đằng đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán, bảo vệ 0.5
  3. vững chắc nền độc lập tự chủ vừa mới giành được. Khẳng định niềm tin vào sức mạnh của dân tộc trong cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm Chấm dứt hoàn toàn ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, mở ra thời đại mới: thời đại độc lập tự chủ lâu dài - Trong chiến thắng này, Ngô Quyền đã biết phát huy nghệ thuật quân sự của dân tộc, 0.25 lợi dụng yếu tố “Thiên thời, địa lợi, nhân hoà”, nghệ thuật “thủy chiến” độc đáo, tranh thủ thời cơ Câu 3: (3đ) Trình bày những chính sách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta và tác động của các chính sách ấy trên các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội. Tại sao phong kiến phương Bắc không thực hiện được âm mưu đồng hóa nước ta? Đáp án câu 3: 1. Chính sách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta - Chính trị + Phong kiến phương Bắc chia nước ta thành quận, châu và sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc. 0,25 + Chính quyền đô hộ tăng cường việc kiểm soát, cử quan lại cai trị tới cấp huyện. 0,25 - Kinh tế, văn hóa + Tăng cường bóc lột, thực hiện chế độ cống nạp nặng nề; cướp đoạt ruộng đất, cưỡng bức nhân dân ta cày cấy, thực hiện chính sách đồn điền, nắm độc quyền về muối và sắt. 0,25 + Các triều đại phong kiến phương Bắc truyền bá Nho giáo vào nước ta, bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục tập quán theo người Hán; áp dụng luật pháp hà khắc, thẳng tay đàn áp các cuộc nổi dậy đấu tranh của nhân dân ta. 0,25 2. Tác động chính sách độ hộ của phong kiến phương Bắc đối với nước ta trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội - Kinh tế + Công cụ lao động bằng sắt được sử dụng phổ biến trong sản xuất Công trình thủy lợi được xây dựng thủ công nghiệp, thương mại có sự chuyển biến đáng kể 0,25 - Văn hóa, xã hội + Nhân dân ta tiếp nhận và “ Việt hóa” những yếu tố tích cực của nền văn hóa Trung Hoa như ngôn ngữ, văn tự. 0,25 + Mâu thuẫn xã hội sâu sắc, bao trùm là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ phương Bắc. 0,25 3. Nguyên nhân khiến phong kiến phương Bắc không thực hiện được âm mưu đồng hóa nước ta - Trước khi phong kiến phương Bắc đô hộ, nước ta đã có một nền văn minh phát triển đó là nền văn minh Văn Lang- Âu Lạc. Đây là cơ sở quan trọng để nhân dân ta có thể tiếp thu có chọn lọc văn hóa Trung Hoa 0,5 - Trong quá trình phong kiến phương Bắc đô hộ nhân dân ta đã liên tục đấu tranh, có những cuộc đấu tranh giành được thắng lợi, đó là những khoảng thời gian quý báu để những giá trị của người Việt được tỏa sáng, duy trì. 0,5 - Mặc dù các triều đại phong kiến phương Bắc ngày càng tăng cường việc cai trị trực tiếp tới cấp huyện, tổ chức các đơn vị hành chính đến cấp hương, xã nhưng không khống chế được các làng xóm của người Việt. Làng xóm vẫn là nơi bảo tồn và phát huy những
  4. giá trị của người Việt. 0,25 Câu 4: (2đ) Đầu thế kỷ XIX, triều Nguyễn ở Việt Nam được thiết lập trong bối cảnh lịch sử nào? Thách thức đặt ra cho triều Nguyễn khi lên nắm quyền là gì? Đáp án câu 4: a. Đầu thế kỷ XIX, Triều Nguyễn ở Việt Nam được thiết lập trong bối cảnh lịch sử nào? - Thế giới: Sau cách mạng tư sản, kinh tế tư bản ở Tây Âu, Bắc Mĩ phát triển mạnh, yêu cầu về thị trường, thuộc địa các nước xâm lược thuộc địa khắp nơi trên thế giới 0,25 - Các nước châu Á có vị trí chiến lược quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên, chế độ phong kiến đang khủng hoảng trầm trọng, trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản một số nước đã bị xâm lược: Hà Lan xâm lược bán đảo Mã Lai Việt Nam cũng trong nguy cơ bị các nước tư bản xâm lược. 0,25 - Trong nước: Chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến chia cắt đất nước gây nên hậu quả nghiêm trọng đối với kinh tế, xã hội khả năng đối phó với nguy cơ xâm lược của tư bản phương Tây 0,25 - Phong trào nông dân Tây Sơn đã tạo cơ sở cho việc thống nhất đất nước những chính sách tiến bộ của Quang Trung đã bước đầu ổn định tình hình, thúc đẩy kinh tế phát triển. Quang Trung mất, lợi dụng tình hình đó Nguyễn Ánh lật đổ vương triều Tây Sơn thiết lập triều Nguyễn năm 1802 0,5 - Nhà Nguyễn thiết lập trong bối cảnh Yêu cầu đặt ra làm thế nào đưa phong kiến Việt Nam ra khỏi khủng hoảng có tiềm lực để đối phó với nguy cơ xâm lược của tư bản 0,25 b. Thách thức. - Tiếp tục duy trì chế độ phong kiến lạc hậu, bảo vệ quyền lợi cho dòng họ, chế độ phong kiến Việt Nam tiếp tục khủng hoảng sẽ làm mất khả năng phòng thủ đất nước. 0,25 - Cải cách, duy tân đất nước để thoát khỏi khủng hoảng, củng cố sức dân, sức nước đủ sức đối phó nguy cơ xâm lược của tư bản phương Tây 0,25 HẾT