Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Sinh học Lớp 11 - Trường THPT Nguyễn Trãi (Có đáp án)

Câu 1:
1.Trên cùng 1 cây, lá ở phía ngoài nhiều ánh sáng và lá ở phía trong bóng râm có ít ánh sáng có màu sắc và khả năng quang hợp khác nhau. Sự khác nhau đó như thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó?
doc 8 trang Hải Đông 23/01/2024 3120
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Sinh học Lớp 11 - Trường THPT Nguyễn Trãi (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_olympic_10_3_lan_3_mon_sinh_hoc_lop_11_truong_thpt_ng.doc

Nội dung text: Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Sinh học Lớp 11 - Trường THPT Nguyễn Trãi (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐẮK LẮK TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI KÌ THI OLYMPIC 10-3 LẦN III ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN: SINH HỌC LỚP 11
  2. ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN Câu 1: 1.Trên cùng 1 cây, lá ở phía ngoài nhiều ánh sáng và lá ở phía trong bóng râm có ít ánh sáng có màu sắc và khả năng quang hợp khác nhau. Sự khác nhau đó như thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó? 2.Giải thích vì sao người ta hay sử dụng 2 phương pháp: Giải phẫu lá và nhu cầu nước để phân biệt cây C3 với cây C4. 3.Quan sát sơ đồ dưới đây d a c * b Hãy cho biết: a. Rễ cây hấp thụ Nitơ ở những dạng nào? b. Tên của các nhóm sinh vật ở các vị trí (a), (b), (c), (d). c. Đặc điểm hoạt động của nhóm sinh vật (d). Hậu quả các hoạt động này và biện pháp khắc phục? d. (*) là quá trình gì ? Nêu ý nghĩa của quá trình này? Đáp án câu 1: Nội dung Điểm 1. *Trên cùng 1 cây, lá ở phía ngoài nhiều ánh sáng và lá ở phía trong bóng râm có ít ánh sáng có màu sắc khác nhau: + Lá ở phía ngoài ánh sáng có màu nhạt vì số lượng diệp lục ít và tỉ lệ diệp lục a/ b cao ( nhiều diệp lục a) 0,25đ + Lá ở phía trong ít ánh sáng có màu đậm vì số lượng diệp lục nhiều và tỉ lệ 0,25đ diệp lục a/ b thấp ( nhiều diệp lục b) * Khả năng quang hợp của chúng khác nhau + Khi cường độ ánh sáng mạnh thì lá ở ngoài có cường độ quang hợp lớn hơn lá ở trong vì nó có nhiều diệp lục a có khả năng hấp thụ tia sáng có bước sóng dài ( tia đỏ) 0,25đ + Khi cường độ ánh sáng yếu thì lá ở trong có cường độ quang hợp lớn hơn lá ở ngoài vì nó có nhiều diệp lục bcó khả năng hấp thụ tia sáng có bước sóng ngắn ( tia xanh, tím) 0,25đ 2. + Nhu cầu nước ở thực vật C3 và C4 khác nhau, nhu cầu nước của thực vật C3 gấp đôi C4. Ví dụ: để hình thành 1 gram chất khô, (thực vật C3) cần 600 gram nước, trong khi đó (thực vật C4) chỉ cần 300 gram nước. 0,5đ
  3. + Giải phẫu lá của cây C 3 và cây C4 khác nhau. Lá cây C3 chỉ có một loại lục lạp ở tế bào mô giậu và có chứa tinh bột, trong khi lá cây C4 có hai loại lục lạp, một loại ở tế bào mô giậu không chứa tinh bột, một loại ở tế bào bao bó mạch chứa tinh bột. 0,25đ 3. - + a. Rễ cây hấp thụ Nitơ ở dạng NO3 và NH4 0,25đ b. Tên của các nhóm sinh vật ở các vị trí (a): vi khuẩn cố định nitơ: khử nitơ khí quyển thành dạng amôn. 0,25đ (b): vi khuẩn amôn hóa: phân giải nitơ từ xác sinh vật thành NH3. 0,25đ + - (c): vi khuẩn nitrat hóa: chuyển hóa NH4 thành NO3 0,25đ - (d): vi khuẩn phản nitrat hóa: chuyển hóa NO3 thành thành Nitơ phân tử. 0,25đ c. Đặc điểm: Hoạt động trong điều kiện kị khí Hoạt động này chuyển hóa nitrat (dạng mà cây hấp thụ được) thành Nitơ phân 0,25đ tử. Khắc phục: làm đất thoáng khí để tránh hoạt động của nhóm vi khuẩn này 0,25đ - d. (*) là quá trình khử NO3 0,25đ 0,25đ Ý nghĩa: khi tổng hợp các axit amin cây cần nhiều nhóm NH2 Câu 2: 1. Những nhận định sau đây đúng hay sai? Hãy giải thích tại sao? a. Người lớn có chu kì tim ngắn hơn trẻ em. b. Lưỡng cư chủ yếu hô hấp bằng phổi. c. Trong cơ thể người thận là cơ quan cần nhiều ôxi nhất d.Nếu một bệnh nhân bị hở van tim ( van nhĩ thất đóng không kín ) thì nhịp tim sẽ giảm. e.Trong các mặt biến đổi thức ăn thì biến đổi thức ăn về mặt cơ học là quan trọng nhất. f.Túi mật không tạo ra enzym tiêu hoá. 2.Vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mỏi? Nếu tim của một người phụ nữ đập 60 lần trong một phút, khối lượng máu trong tim cô ta là 120ml vào cuối tâm trương và 75 ml ở cuối tâm thu, lượng máu bơm/ phút của người phụ nữ đó bằng bao nhiêu? Đáp án câu 2: Nội dung Điểm 1. Những nhận định sau đây đúng hay sai? Hãy giải thích tại sao? a. Người lớn có chu kì tim ngắn hơn trẻ em. Sai: Trẻ em có tỉ lệ S/V lớn nên nhu cầu oxi cần cho hoạt động trao đổi chất nhiều 0,5đ hơn người lớn nên chu kì tim ngăn hơn người lớn. b. Lưỡng cư chủ yếu hô hấp bằng phổi. Sai: Phổi lưỡng cư quá nhỏ, có ít phế nang nên không đáp ứng được nhu cầu oxi 0,5đ của cơ thể. Da của chúng có đầy đủ các tiêu chuẩn của bề mặt trao đổi khí nên rất phù hợp với việc hô hấp qua da. c. Trong cơ thể người thận là cơ quan cần nhiều ôxi nhất Đúng: Thận là cơ quan hoạt động nhiều nhất, do phải liên tục lọc máu đưa tới các 0,5đ cơ quan trong cơ thể. d.Nếu một bệnh nhân bị hở van tim ( van nhĩ thất đóng không kín ) thì nhịp tim sẽ 0,5đ giảm. Sai: Để đáp ứng nhu cầu máu của các cơ quan thì nhịp tim phải tăng lên. e.Trong các mặt biến đổi thức ăn thì biến đổi thức ăn về mặt cơ học là quan trọng 0,5đ nhất. Sai. Tiêu hóa hóa học là quan trọng nhất, vì quá trình này biến đổi thức ăn thành những chất đơn giản cuối cùng, hấp thụ được vào cơ thể. f.Túi mật không tạo ra enzym tiêu hoá. 0,5đ
  4. Đúng. Mât do gan tạo ra. Túi mật chỉ là nơi chứa chứ không tiết mật. Mật giúp phân nhỏ các giọt mỡ để biến đổi mỡ nhanh hơn thành axit béo và glixerol 2. - giải thích 0,5đ Thời gian nghỉ trong 1 chu kì tim đủ để khôi phục khả năng hoạt động của cơ tim. Nếu xét riêng hoạt động của thành cơ thuộc các ngăn tim thì thời gian nghỉ nhiều hơn thời gian co của các ngăn tim ( tâm nhỉ co 0,1s nghỉ 0,7s; co thất 0,3s nghỉ 0,5 s; dãn chung là 0,4 s) - Lượng máu bơm phút của người phụ nữ bằng nhịp đập của tim nhân với lưu 0,5đ lượng tim (thể tích tâm thu): 60. ( 120 – 75) = 2700ml/ phút) Câu 3: 1.Trình bày những điểm khác nhau giữa 2 hình thức cảm ứng ở thực vật: hướng động và ứng động. 2. Hãy giải thích hiện tượng ở một số cây trồng như: bông; đậu; cà chua nông dân thường hay bấm ngọn thân chính? Auxin có vai trò gì trong biện pháp đó. 3. Nêu sự ảnh hưởng của cường độ và thành phần quang phổ ánh sáng đến quang hợp. Từ đó rút ra điều gì để đảm bảo năng suất cây trồng? Đáp án câu 3: Nội dung Điểm 1. Điểm khác nhau giữa 2 hình thức ứng động và hướng động: Hướng động Ứng động Hình thức phản ứng của một bộ phận của Hình thức phản ứng ủa cây trước một tác cây trước một tác nhân kích thích theo một nhân kích thích không định hướng. 0,5đ hướng xác định. Khi vận động về phía tác nhân kích thích Có thể là ứng động không sinh trưởng( vận gọi là hướng động dương, khi vận động động theo sức tránh xa tác nhân kích thích gọi là hướng trươn nước) hoặc ứng động sinh trưởng động âm. (vận động theo chu kì đồng hồ sinh học).0,5đ Tuỳ tác nhân sẽ có các kiểu như: hướng Tuỳ tác nhân sẽ có các kiểu đất, hướng sáng, hướng hoá, hướng nước. như: vận động quấn vòng, vận động nở hoa theo nhiệt độ ánh sáng; hoạt động0,5đ theo sức trương nước. 2. - Bấm ngon thân chính dẫn đến chồi bên sinh trưởng mạnh, tán cây phát triển về 0,25đ chiều rộng. - Giải thích: 0,25đ Auxin tập trung chủ yếu ở đỉnh sinh trưởng và tác động sinh lí chủ yếu của auxin là + Kích thích sự sinh trưởng ở tế bào phân ngọn để đáp ứng tính hướng sáng + Kìm hãm sự xuất hiện và tăng trưởng của chồi bên Chính vì thế ngắt ngọn thân chính auxin ngọn không còn nữa nên mất khả năng kìm hãm sự phát triển của chồi bên, giúp chồi bên xuất hiện và tăng trưởng mạnh. 3. - Ảnh hưởng trực tiếp của cường độ ánh sáng đến quang hợp: + Điểm bù ánh sáng ( Trị số cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ hô hấp bằng 0,25đ với cường độ quang hợp) + Điểm bảo hòa ánh sáng ( là trị số cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang 0,25đ hợp không tăng thêm nữa cho dù cường đọ ánh sáng tiếp tục tăng)
  5. + Cây sinh trưởng trong khoảng cường độ ánh sáng cao hơn điểm bù và đạt điểm bào hòa. 0,25đ - Để đảm bảo năng suất cây trồng: Phải trồng cây đúng thời vụ, tại khu vực địa lí thích hợp, có thể sử dụng ánh sáng nhân tạo để dễ chủ động điều chỉnh cường độ 0,25đ ánh sáng sao cho phù hợp với từng đối tượng cây trồng. - Ảnh hưởng của thành phần quang phổ ánh sáng: + Quang hợp chỉ xảy ra ở miền ánh sáng xanh tím và ánh sáng đỏ +Các tia xanh tím kích thích sự tổng hợp các axitamin , prôtêin. Các tia đỏ xúc tiến quá trình tổng hợp Cacbonhiđrat. 0,25đ + Thành phần các lại tia sáng biến đổi theo không gian và thời gian. 0,25đ - Để đảm bảo năng suất thì phải rồng cây đúng thời vụ, trông xen hợp lí 0,25đ 0,25đ Câu 4: 1.Xináp là gì ? Quá trình truyền tin qua xináp diễn ra như thế nào ? Tại sao mặc dù có cả xinap điện lẫn xinap hóa học, nhưng đại bộ phận các xinap ở động vật lại là xinap hóa học? 2.Trời rét ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật hằng nhiệt và động vật biến nhiệt như thế nào? 3. Sự tiến hóa của tổ chức thần kinh ở các nhóm động vật khác nhau? Đáp án câu 4: Nội dung Điểm 1. - Xináp: diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh, giữa tế bào thần 0,25đ kinh với các tế bào khác. - Quá trình truyền tin qua xináp : + Xung thần kinh lan truyền đến chùy xináp làm mở kênh Ca 2+ => Ca2+ đi vào 0,25đ chùy xináp. + Ca2+ làm vỡ các bọc chứa chất trung gian hóa học (acêtylcôlin) => chất này đi qua khe xináp đến màng sau. 0,25đ + Acêtylcôlin gắn vào thụ thể của màng sau xináp của nơron tiếp theo => xuất hiện điện thế hoạt động ở màng sau xináp => xung thần kinh được hình thành tiếp tục lan truyền dọc sợi thần kinh cứ như vậy cho đến cơ quan đáp ứng. 0,25đ - Giải thích: + Việc truyền thông tin tại xinap hoá học dễ được điều chỉnh hơn so với ở xinap điện, nhờ điều chỉnh lượng chất truyền tin được tiết vào khe xinap. + Ngoài ra, mức độ đáp ứng với tín hiệu ở màng sau xinap cũng dễ được điều chỉnh hơn 0,25đ . + Dẫn truyền xung thần kinh theo một chiều. + Chất trung gian hóa học khác nhau ở mỗi xinap gây ra các đáp ứng khác nhau. 0,25đ 0,25đ 0,25đ 2. - Đối với động vật biến nhiệt: + Nhiệt độ xuống thấp (trời rét) làm thân nhiệt của động vật giảm theo, các quá 0,25đ trình chuyển hóa trong cơ thể giảm, thậm chí bị rối loạn + các hoạt động sống của động vật như sinh sản, kiếm ăn giảm. Điều này làm quá 0,25đ trình sinh trưởng và phát triển chậm lại. - Đối với động vật hằng nhiệt: + Khi nhiệt độ môi trường xuống thấp (trời rét), do thân nhiệt cao hơn nhiều so với nhiệt độ môi trường nên động vật mất rất nhiều nhiệt vào môi trường xung quanh. 0,25đ
  6. + Để bù lại số lượng nhiệt đã mất và duy trì thân nhiệt ổn định, cơ chế chống lạnh được tăng cường, quá trình chuyển hóa ở tế bào tăng lên . + Các chất bị ôxi hóa nhiều hơn. Nếu không được ăn đầy đủ để bù lại các chất đã bị ôxi hóa (tăng khẩu phần ăn so với ngày bình thường) thì động vật sẽ bị sút cân và 0,25đ dễ mắc bệnh, thậm chí có thể chết. Tuy nhiên, vào những ngày trời rét, nếu được ăn uống đầy đủ thì động vật sẽ tăng cân do cơ thể tăng cường chuyển hóa và tích lũy 0,25đ các chất dự trữ chống rét. 3. Sự tiến hóa của tổ chức thần kinh ở các nhóm động vật khác nhau? - Càng lên cao trên thang tiến hóa cấu tạo cơ thể ngày càng phân hóa, tổ chức thần kinh ngày càng hoàn thiện dần, các hình thức cảm ứng ngày càng phong phú, chính xác hơn ( từ cấu trúc dạng lưới dạng chuỗi hạch thần kinh bụng tập trung 0,75đ thành dạng hạch hệ thần kinh dạng ống) thích nghi cao với môi trường sống. Câu 5: Cho lai ruồi đều thuần chủng là ruồi cái thân vàng, cánh xẻ và ruồi đực thân nâu, cánh bình thường được F1 có ruồi cái toàn thân nâu, cánh bình thường, ruồi đực toàn thân vàng, cánh xẻ. Cho ruồi cái F1 lai với ruồi đực toàn thân nâu, cánh bình thường thu được F 2 có 279 ruồi thân nâu, cánh bình thường : 74 ruồi thân vàng, cánh xẻ : 15 ruồi thân nâu, cánh xẻ : 15 ruồi thân vàng, cánh bình thường. a) Tính khoảng cách giữa hai gen trên NST quy định 2 tính trạng trên. b) Nếu chỉ căn cứ vào số lượng cá thể đực thu được ở F 2 thì sai số về khoảng cách giữa 2 gen là bao nhiêu? Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng và một số ruồi đực mang toàn gen lặn của 2 gen trên bị chết ở giai đoạn phôi. Đáp án câu 5: Nội dung giải Điểm a) Khoảng cách giữa 2 gen trên NST: - Xét Pt/c đến F1 cả 2 tính trạng đều di truyền liên kết với giới tính, đều có 0,25 đ gen trên NST X, không có alen tương ứng trên NST Y - F2 có: + Màu thân: nâu/vàng 3/1 thân nâu trội hoàn toàn so với thân vàng 0,25đ + Hình dạng cánh: cánh bình thường/ cánh xẻ 3/1 cánh bình thường trội hoàn toàn so với cánh xẻ. - Quy ước gen: A: thân nâu, a: thân vàng; B: cánh bình thường; b: cánh xẻ. 0,25đ - SĐL Pt/c đến F1 : 0,25đ a a A Pt/c: ♀ X b X b (thân vàng, cánh xẻ) X ♂ X B Y (thân nâu, cánh bình thường) G : a A p X b X B :Y A a a F1: X B X b : X b Y ♀ thân nâu, cánh bt : ♂ thân vàng, cánh xẻ 0,25đ A a A ♀ F 1 x ♂: ♀ X B X b (thân nâu,cánh bình thường) X ♂ X B Y (thân nâu,cánh bình thường) A a 1 x A 1 G F1 : X B = X b = X B = Y= 2 2 0,25đ x X A = X a = (x: tần số hoán vị gen) b B 2
  7. F 2 : ♀ 0,25đ ♂ 1 x 1 x x x X A X a X A X a 2 B 2 b 2 b 2 B 1 1 x 1 x x x X A X A X X A X X A X A X A X a 2 B 4 B 4 B 4 B b 4 B B A a B b 1 1 x 1 x x x Y X AY X a Y X A Y X a Y 2 4 B 4 b 4 b 4 B 0,25đ TLKH F2 ruồi cái toàn thân nâu, cánh bình thường, ruồi đực có 4 kiểu hình. a Gọi n là ruồi đực thân vàng, cánh xẻ (X b Y) bị chết ở giai đoạn phôi ở F 2 nên 0,25đ tổng số ruồi ở F2 là: 383 + n 74 n 1 x 0,25đ Tỉ lệ ruồi thân vàng, cánh xẻ ở F2: (1) 383 n 4 15 x Tỉ lệ ruồi đực thân nâu, cánh xẻ: = (2) 383 n 4 0,25đ 1 15 74 n Giải hệ phương trình (1) và (2): - 323 + n = 296 + 4n 4 383 n 383 n n= 9 0,25đ 15 x Thay vào phương trình (2) ta được: x= 0,153061 392 4 Khoảng cánh 2 gen / NST X: 15,3061cM b) Sai số về khoảng cách: Ở F2 tỉ lệ ruồi đực thân nâu, cánh bình thường = ruồi đực thân vàng, cánh xẻ = 0,25đ 74 + 9 = 83 F2 có 74 ruồi đực thân vàng, cánh xẻ là do bị chết ở 1 số phôi, nên tổng số ruồi 0,25đ đực thu được là: 83 + 74 + 15 + 15 = 187 f = (15+15)/187= 0,160428 0,25đ Hay khoảng cách giữa 2 gen/ NST X: 16,0428 cM Sai số = 16,0428 - 15,3061=0,7367 cM 0,25đ HẾT