Đề thi olympic 10-3 lần thứ 1 môn Lịch sử Lớp 10 - Trường THPT Trường Chinh (Có đáp án)

Câu 1 : (4,5 điểm)
Các quốc gia phong kiến Tây Âu đã được hình thành như thế nào? So sánh sự hình thành các quốc gia phong kiến ở Tây Âu với các nước Châu Á
Câu 2: (3,5 điểm)
a. Cho biết những thành tố tạo nên nền văn hóa truyền thống Ấn Độ?
b. Vì sao nói thời kì Gúp-ta là thời kì định hình và phát triển văn hóa truyền thống Ấn Độ?
doc 8 trang Hải Đông 16/01/2024 2880
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi olympic 10-3 lần thứ 1 môn Lịch sử Lớp 10 - Trường THPT Trường Chinh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_olympic_10_3_lan_thu_1_mon_lich_su_lop_10_truong_thpt.doc

Nội dung text: Đề thi olympic 10-3 lần thứ 1 môn Lịch sử Lớp 10 - Trường THPT Trường Chinh (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐẮK LẮK TRƯỜNG THPT:TRƯỜNG CHINH KỲ THI OLYMPIC 10-3 LẦN THỨ I ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN: LỊCH SỬ; LỚP:10 KỲ THI OLYMPIC 10-3 LẦN THỨ I ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ; LỚP:10
  2. Câu 1 : (4,5 điểm) Các quốc gia phong kiến Tây Âu đã được hình thành như thế nào? So sánh sự hình thành các quốc gia phong kiến ở Tây Âu với các nước Châu Á Câu 2: (3,5 điểm) a. Cho biết những thành tố tạo nên nền văn hóa truyền thống Ấn Độ? b. Vì sao nói thời kì Gúp-ta là thời kì định hình và phát triển văn hóa truyền thống Ấn Độ? Câu 3: (4 điểm) Trình bày khái quát các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân ta từ thế kỷ I đến X? Em có nhận xét gì về công lao của các nhân vật lịch sử lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa trên? Câu 4: (4 điểm) Tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến nước ta được hoàn thiện như thế nào trong các thế kỉ X-XV ? Câu 5: (4 điểm) Sự phát triển của giáo dục Đại Việt qua các thời Lý, Trần, Lê Sơ ? Điểm giống nhau cơ bản về giáo dục về giữa các thời kì này? Hết
  3. ĐÁP ÁN: Câu 1 (4.5 điểm) Sự hình thành các quốc gia phong kiến Tây Âu ( 2.5 điểm) * Người Giéc - man xâm nhập đế quốc Rô-ma: - Người Giéc-man là một trong những bộ tộc lớn thuộc chủng tộc A-ri-an đến 0,5 sinh sống ở vùng biên giới phía Bắc và Đông Bắc của đế quốc Rô-ma từ nhiều thế kỉ trước Công nguyên. Vào những thế kỉ đầu Công nguyên, họ đang ở trong thời kì tan rã của chế độ công xã nguyên thủy. - Từ cuối thế kỉ II, đã có 1 số bộ tộc người Giéc-man như Tây Gốt, Phơ- răng .di cư vào lãnh thổ đế quốc Rô-ma sinh sống và nhận làm đồng minh của 0,25 Rô-ma * Người Giéc-man chiếm đất đai thành lập các vương quốc: - Đến giữa TK IV, do sự tấn công của người Hung Nô vào khu vực Đông và 0,5 Nam Âu, các bộ lạc người Giéc-man ồ ạt xâm nhập vào đế quốc Rô-ma. Lúc này, đế chế Rô-ma đang bị khủng hoảng về kinh tế và chính trị nên không còn đủ sức ngăn ngừa và chống đỡ những cuộc xâm lược cướp phá của người “man tộc”. Vì vậy, người Giéc-man dễ dàng đột nhập vào lãnh thổ đế quốc Rô-ma, chiếm đất đai và lập nên những vương quốc riêng của mình. 0, 5 - Vương quốc “man tộc” được thành lập đầu tiên là vương quốc Tây Gốt ở miền Nam xứ Gô-lơ và Tây Ban Nha. Tiếp đó là các vương quốc Văng-đan ở Bắc Phi, Vương quốc Phơ-răng ở miền Đông Bắc xứ Gô-lơ, vương quốc của người Ăng-glô Xắc-xông ở đảo Bri-tên . * Sự thành lập các công xã nông thôn “mac-cơ”: - Sau khi xâm nhập vào đế quốc Rô-ma, người Giéc-man đã chiếm đoạt một 0.25 phần lớn ruộng đất của quý tộc chủ nô Rô-ma rồi phân chia cho các gia đình cá thể để cày cấy. - Những gia đình này sống chung với nhau trong các làng xóm, lập thành các 0.5 công xã nông thôn “mac-cơ”. Như vậy, chế độ công xã nguyên thủy của người Giéc-man đã tan rã. Xã hội của họ đang bước vào quá trình phong kiến hóa, một quá trình chuyển biến đã diễn ra trong suốt thời sơ kì trung đại. So sánh sự hình thành các quốc gia phong kiến ở Tây Âu với các nước Châu Á ( 2 điểm )
  4. Sự hình thành các quốc gia phong kiến ở Tây Âu khác với sự hình thành các quốc gia phong kiến Châu Á như sau: - Về thời gian: + Chế độ phong kiến ở Châu Á hình thành sớm(như Trung Quốc vào TK III 0.25 TCN) và sụp đổ muộn (đầu TK XX). + Chế độ phong kiến ở Tây Âu hình thành muộn (TK V) và sụp đổ sớm 0.25 hơn(TK XVI-XVII). - Về cơ sở hình thành: + Chế độ phong kiến ở Châu Á hình thành trên cơ sở phá vỡ quan hệ cộng đồng 0.25 ở nông thôn, xuất hiện tư hữu ruộng đất và là sự kế tiếp của xã hội cổ đại. + Chế độ phong kiến ở Tây Âu hình thành trên cơ sở tan rã của chế độ chiếm 0.25 nô Rô-ma và sự giải thể của chế độ công xã nguyên thủy ở người Giéc-man. Như vậy là sự hình thành trên nền móng mới của bộ tộc bên ngoài. - Về giai cấp trong xã hội: + Ở các nước phong kiến Châu Á có 2 giai cấp cơ bản là địa chủ phong kiến và 0.25 nông dân lĩnh canh. + + Ở các nước phong kiến Tây Âu có 2 giai cấp cơ bản là lãnh chúa phong 0.25 kiến và nông nô. - Về thể chế nhà nước: + Các nước phong kiến Châu Á có chế độ phong kiến trung ương tập quyền. 0.25 + Các nước phong kiến Tây Âu lúc mới hình thành có chế độ phong kiến phân 0.25 quyền. Câu 2: ( 3.5 điểm) a. Cho biết những thành tố tạo nên nền văn hóa truyền thống Ấn Độ? 0,5 điểm - Có 5 thành tố tạo nên nền văn hóa truyền thống Ấn Độ + Tôn giáo + Kiến trúc 0.5 + Điêu khắc + Chữ viết + Văn học. b. Vì sao nói thời kì Gúp-ta là thời kì định hình và phát triển văn hóa truyền thống Ấn Độ? 3điểm
  5. - Thời kì Vương triều Gúp-ta tồn tại: năm 319-467 gồm 9 đời vua. 0.25 - Địa bàn: gồm toàn bộ miền Bắc và miền Trung Ấn Độ. 0.25 - Gọi thời kì Gúp-ta thời kì định hình và phát triển văn hóa truyền thống Ấn Độ là vì thời kì này xuất hiện nhiều tôn giáo, chữ viết, kiến trúc, điêu khắc 1.0 mang những đặc trưng riêng biệt làm cơ sở để hình thành nền văn hóa truyền thống Ấn Độ, làm cho nền văn hóa truyền thống Ấn Độ có giá trị vĩnh cửu, xuyên suốt lịch sử loài người, cụ thể: 0.25 + Tôn giáo: đạo Phật ra đời phát triển hưng thịnh, đạo Hin-đu(Ấn Độ giáo) cũng ra đởi và phát triển + Kiến trúc: đền thờ nhọn nhiều tầng, chùa(chùa Hang). 0.25 + Điêu khắc: tượng phật, tượng các vị thần trong đạo Hin-đu(Ấn Độ giáo) 0.25 + Chữ viết: chữ Phạn(Sanskrit) 0.25 + Văn học: nhiều tác phẩm tiêu biểu của Ka-li-đa-sa như tập thơ trữ tình 0.25 Sứ mây. - Nền văn hóa truyền thống Ấn Độ được truyền bá ra bên ngoài và có ảnh hưởng sâu sắc đến các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam 0.25 Câu 3: ( 4 điểm) Khái quát các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân ta từ thế kỷ I Điểm đến X. 1. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng 0,5 - Tháng 3-40, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa được nhân dân ủng hộ. Khởi nghĩa thắng lợi. - Năm 42, Nhà Hán đưa 2 vạn quân sang xâm lược. Hai Bà Trưng tổ chức kháng chiến anh dũng. Do lực lượng chênh lệch, kháng chiến thất bại. 2. Khởi nghĩa Lý Bí và sự thành lập nước Vạn Xuân 0,5 - Năm 542, Lí Bí khởi nghĩa. Năm 544, cuộc khởi nghĩa thắng lợi, Năm 545, Nhà Lương đem quân sang xâm lược. Lí Bí trao binh quyền cho Triệu Quang Phục tổ chức kháng chiến. - Năm 550, kháng chiến thắng lợi. Triệu Quang Phục lên ngôi vua. Năm 571, Lí Phật tử cướp ngôi. Năm 603, Nhà Tuỳ xâm lược, nước Vạn Xuân thất bại. 3. Khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ 0,5 - Năm 905, Khúc Thừa Dụ được sự ủng hộ của nhân dân đã đánh chiếm Tống Bình, xây dựng chính quyền tự chủ. - Năm 907, Khúc Hạo lên thay, thực hiện nhiều chính sách cải cách về các mặt để xây dựng chính quyền độc lập tự chủ. 4. Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938 0,5 - Năm 931, Dương Đình Nghệ lãnh đạo nhân dân đánh bại cuộc xâm lược của Nam Hán, thay họ Khúc nắm giữ chính quyền tự chủ.
  6. - Sự phản bội của Kiều Công Tiễn, quân Nam Hán kéo vào xâm lược nước ta lần thứ hai. Ngô Quyền nhanh chóng tiến quân vào thành Đại La (Hà Nội), bắt giết Kiều Công Tiễn và và tổ chức đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, đập tan âm mưu xâm lược của nhà Nam Hán. Nhận xét gì về công lao của các nhân vật lịch sử Điểm * Công lao của Hai Bà Trưng 0,5 - Mở đầu cho cuộc đấu tranh chống áp bức đô hộ của nhân dân Âu Lạc. - Góp phần thúc đẩy cuộc đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân ta trong giai đoạn sau. * Công lao của Lý Bí 0,5 - Khẳng định dược sự trưởng thành của ý thức dân tộc. - Đánh dấu bước phát triển của của phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta. * Công lao của Khúc Thừa Dụ 0,5 - Nhân cơ hội Nhà Đường suy sụp, Khúc Thừa Dụ lãnh đạo nhân dân nổi dậy giành chính quyền. - Cuộc khởi nghĩa thắng lợi đã đánh dấu sự thắng lợi về cơ bản của cuộc đấu tranh vũ trang hơn nghìn năm Bắc thuộc, đặt cơ sở cho nền độc lập lâu dài của dân tộc. * Công lao của Ngô Quyền 0,5 - Lãnh đạo và chỉ huy trận đánh ở sông Bạch Đằng đập tan âm mưu xâm lược của quân Nam Hán. - Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938 đã kết thúc vĩnh viễn ách đô hộ của phong kiến Trung Quốc, mở ra thời kỳ mới - Thời kỳ độc lập tự chủ lâu dài của dân tộc ta. Câu 4: ( 4 điểm) Tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến nước ta được hoàn thiện như Điểm thế nào trong các thế kỉ X-XV ? * Bắt đầu từ nhà Ngô, Đinh, Tiền Lê đã xây dựng được nhà nước quân chủ sơ 1,5 khai. + Năm 938, mở đầu thời đại phong kiến độc lập (chiến thắng Bạch Đằng) + Năm 939, Ngô Quyền xưng Vương, thành lập chính quyền mới đóng đô ở Đông Anh (Hà Nội) + Thời Đinh, sau khi dẹp loạn 12 sứ quân Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt (Kinh đô chuyền về Hoa Lư –Ninh Bình) + Tổ chức bộ máy nhà nước: đứng đầu là vua, dưới vua là 3 ban: ban văn, ban võ, tăng ban, về hành chính chia nước ta thành 10 đạo, đứng đầu 10 đạo là
  7. chức đạo tướng quân. + Đất nước dần dần ổn định, năm 1010 Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long (Hà Nội), mở ra một giai đoạn phát triển mới. * Ở thời Lý, Trần, Hồ 0.75 + Đứng đầu là vua có quyền hành ngày càng cao + Giúp vua trị nước có Tể tướng và một số Đại thần. Bên dưới là các cơ quan là Sảnh, Viện ,Đài . + Cả nước chia thành nhiều lộ, trấn do các hoàng tử (thời Lý) hay An phủ sứ ( thời Trần) cai quản. Dưới lộ, trấn là các phủ, huyện, châu đêù có quan lại của triều đình trông coi * Thời Lê sơ: +Năm 1428, sau khi chiến thắng quân Minh, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế thành 0. 5 lập nhà Lê, khôi phục quốc hiệu Đại Việt, tổ chức nhà nước như thời lý, Trần, Hồ +Từ những năm 60 của thế kỷ XV–vua Lê Thánh Tông đã tiến hành một cuộc 0.25 cải cách hành chính lớn : . Ở Trung ương chức tể tướng và các chức Đại Hành kiển bị bãi bỏ. Vua trực 0.5 tiếp quyết định mọi việc. Bên dưới là 6 bộ( Lại, Hộ, Lễ,Binh, Hình, Công . Ở địa phương: Cả nước được chia làm 13 đạo thừa tuyên, dưới đạo là phủ, huyện, châu, xã 0.25 =>Cải cách toàn diện dẫn đến nhà nước quân chủ chuyên chế nhà Lê đạt đến 0.25 mức độ cao hoàn thiện Câu 5: (4 điểm) Sự phát triển của giáo dục Đại Việt qua các thời Lý, Trần, Lê Sơ ? Điểm Điểm giống nhau cơ bản về giáo dục về giữa các thời kì này? Sự phát triển của giáo dục Đại Việt qua các thời Lý, Trần, Lê? (3 điểm) + Chữ hán trở thành chữ viết chínhthức. Năm 1070,vua Lý Thánh Tông cho 0.25 lập “ Văn Miếu” 0.25 + Năm 1075, nhà Lý tổ chức “ thi Minh kinh bác học và nho học tam trường” + Thời Trần các khoa thi được tổ chức đều đặn hơn. Năm 1247, nhà Trần đặt 0.25 lệ lấy “Tam khôi” + Năm 1396, các kì thi được hoàn chỉnh 0.25 + Đào tạo nhiều tri thức tài giỏi cho đất nước như Nguyễn Hiền ,Nguyễn trãi. 0.25 Nho giáo độc tôn +Thời lê, Nho giáo được tôn vinh.Giáo dục Nho học thịnh đạt. Trường Quốc Tử Giám được mở rộng cho con em quan lại đến học .Các khoa thi được tổ 1.0 chức đều đặn :cứ ba năm có một kì thi Hội ở kinh đô để chọn nhân tài . Tất cả mọi người dân có học có lí lịch rõ ràng đều được đi thi.
  8. + Những người đỗ Tiến sĩ đều được khắc tên vào bia đá dựng ở Văn Miếu và 0.75 được “ vinh quy, bái tổ”. Nhiều trí thức đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng đất nước.Số người đi học tăng lên gấp nhiều lần so với thời Lý-Trần Điểm giống nhau cơ bản về giáo dục về các thời kì này: Điểm giống nhau cơ bản về giáo dục (nội dung và tác dụng ) + Nội dung giáo dục: chủ yếu là “Tứ thư” và “Ngũ kinh”mà người Việt học 0,5 thuộc lòng kèm theo những lời giải thích + Tác dụng : Đào tạo quan lại và trí thức tài giỏi 0,5