Đề thi olympic 10-3 lần thứ 3 môn Địa lí Lớp 10 - Trường THPT Buôn Đôn (Có đáp án)

Câu 1. (4,0 điểm)
a. Chứng minh nước trên Trái Đất tuần hoàn theo vòng khép kín và tác động của các vòng tuần hoàn nước đến thiên nhiên trên Trái Đất.
b. Nêu những nhân tố tác động đến tốc độ dòng chảy của sông ngòi. Giải thích tại sao mực nước lũ ở các sông ngòi miền Trung nước ta thường lên rất nhanh?
doc 8 trang Hải Đông 16/01/2024 2380
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi olympic 10-3 lần thứ 3 môn Địa lí Lớp 10 - Trường THPT Buôn Đôn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_olympic_10_3_lan_thu_3_mon_dia_li_lop_10_truong_thpt.doc

Nội dung text: Đề thi olympic 10-3 lần thứ 3 môn Địa lí Lớp 10 - Trường THPT Buôn Đôn (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐẮK LẮK TRƯỜNG THPT BUÔN ĐÔN KỲ THI OLYMPIC 10-3 LẦN THỨ III ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN: ĐỊA LÍ LỚP 10
  2. ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN Câu 1. (4,0 điểm) a. Chứng minh nước trên Trái Đất tuần hoàn theo vòng khép kín và tác động của các vòng tuần hoàn nước đến thiên nhiên trên Trái Đất. b. Nêu những nhân tố tác động đến tốc độ dòng chảy của sông ngòi. Giải thích tại sao mực nước lũ ở các sông ngòi miền Trung nước ta thường lên rất nhanh? Đáp án câu 1: a. Chứng minh nước trên Trái Đất tuần hoàn theo vòng khép kín và tác động của các vòng tuần hoàn nước đến thiên nhiên trên Trái Đất.(2,00đ) - Nước trong tự nhiên không ngừng vận động chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác dưới dạng các vòng tuần hoàn nước.0,25đ - Vòng tuần hoàn nhỏ (diễn ra trong phạm vi hẹp), nước biển bốc hơi tạo thành mây, mây gặp lạnh tạo thành mưa rơi xuống biển và tiếp tục bốc hơi. 0,25đ - Vòng tuần hoàn lớn (diễn ra trên quy mô toàn cầu, liên quan giữa lục địa và đại dương). 0,75đ - Nước biển bốc hơi lên tạo thành mây, mây được gió đưa vào trong lục địa: + Ở vùng vĩ độ thấp, núi thấp mây gặp lạnh tạo thành mưa rơi xuống lục địa. + Ở vùng vĩ độ cao, núi cao mây gặp lạnh tạo thành tuyết rơi. - Nước mưa và tuyết tan chảy theo dòng chảy và dòng ngầm từ lục địa ra biển và tiếp tục bốc hơi. 0,25đ - Vòng tuần hoàn nước có tác động sâu sắc tới: khí hậu, chế độ thủy văn, làm thay đổi địa hình và cảnh quan trên Trái Đất. 0,5đ b. Nêu những nhân tố tác động đến tốc độ dòng chảy của sông ngòi. Giải thích tại sao mực nước lũ ở các sông ngòi miền Trung nước ta thường lên rất nhanh? + Những nhân tố tác động đến tốc độ dòng chảy của sông ngòi: 1,00đ - Độ dốc của dòng sông tạo nên sự chênh lệch của mực nước , độ dốc càng lớn vận tốc dòng chảy càng cao (sông ngòi ở miền núi có tốc độ dòng chảy cao hơn ở đồng bằng do độ dốc lớn hơn ).0,5đ - Chiều rộng của lòng sông: Sông càng rộng thì tốc độ dòng chảy càng chậm và ngược lại.0,25đ - Nước sông ở giữa dòng tốc độ chảy nhanh hơn trên mặt và hai bên do sự ma sát ít hơn. 0,25đ + Mực nước lũ ở các sông ngòi miền Trung nước ta thường lên rất nhanh: 1,00đ - Sông ngắn, dốc, ít chi lưu. - Địa hình có độ dốc lớn (núi lan ra sát biển). - Mưa nhiều, mưa tập trung với lượng nước lớn trong thời gian ngắn. - Lớp phủ thực vật bị hạn chế. Câu 2. (4,0 điểm) a.Dựa vào bảng số liệu sau: THỜI GIAN MỌC VÀ LẶN Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀO NGÀY 15/5/2012 Địa điểm Giờ Mặt Trời mọc Giờ Mặt Trời lặn
  3. Thành phố Hà Nội (21002,B) 5 giờ 17 phút 18 giờ 30 phút Thành Phố Hồ Chí Minh(10047,B) 5 giờ 30 phút 18 giờ 10 phút Nhận xét và giải thích nguyên nhân chênh lệch thời gian ngày, đêm ở Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 15/5/2012. b. Những vị trí nào trên bề mặt Trái Đất có hiện tượng Mặt Trời mọc chính Đông và lặn chính Tây? Hiện tượng này xuất hiện ngày nào trong năm? Đáp án câu 2: a.Nhận xét và giải thích nguyên nhân chênh lệch thời gian ngày, đêm ở Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 15/5/2012. 2,00đ *Nhận xét: 1,00đ Vào ngày 15/5; - Hà Nội có Mặt Trời mọc sớm hơn TPHCM 13 phút và có Mặt Trời lặn sớm hơn TPHCM 20 phút. 0,25đ - Hà Nội có ngày dài hơn TPHCM là 33phút. 0,25đ - Cả hai địa điểm trên đều có ngày dài hơn đêm.0,5đ *Giải thích:1,00đ - Cả hai địa điểm đều nằm trong vùng nội chí bán cầu Bắc. - Ngày 15/5 thuộc về mùa hạ, thời kì bán cầu Bắc đang ngả về phía Mặt Trời, đường phân chia sang tối nằm sau cực Bắc và trước cực Nam, diện tích được chiếu sang lớn hơn diện tích khuất sau bong tối nên có ngày dài hơn đêm. - Ngày 15/5 Hà Nội có ngày dài hơn TPHCM do Hà Nội nằm gần chí tuyến Bắc hơn so với TPHCM. Càng xa xích đạo lên các vĩ độ cao, đường phân chia sáng tối càng lệch so với trục Trái Đất, làm cho độ chênh lệch giữa diện tích phần chiếu sáng và diện tích khuất trong bóng tối ngày càng lớn==> thời gian được chiếu sáng ở Hà Nội dài hơn TPHCM(Mặt Trời mọc sớm hơn và lặn muộn hơn) b. Những vị trí nào trên bề mặt Trái Đất có hiện tượng Mặt Trời mọc chính Đông và lặn chính Tây.(1,00đ) - Hiện tượng Mặt Trời mọc lặn là một loại chuyển động biểu kiến diễn ra trong ngày, đó là hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất. Tuy nhiên không phải mọi nơi trên Trái Đất đều quan sát thấy Mặt Trời mọc chính Đông và lặn chính Tây.0,5đ - Chỉ trong khu vực nội chí tuyến mới có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh (Tia nắng Mặt Trời tạo gốc nhập xạ bằng 900 lúc 12h trưa) thì mới thấy Mặt Trời mọc ở chính Đông và lặn ở chính Tây. 0,5đ Hiện tượng này xuất hiện vào các ngày trong năm. (1,00đ) - Tại Xích đạo có 2 ngày Mặt Trời mọc ở chính Đông và lặn ở chính Tây đó là ngày xuân phân (21/3) và ngày thu phân (23/9) - Ở chí tuyến Bắc hiện tượng này xảy ra 1 ngày, đó là ngày hạ chí (22/6) - Ở chí tuyến Nam hiện tượng này xảy ra 1 ngày, đó là ngày đông chí (22/12) - Ở những địa điểm khác trong vùng nội chí tuyến sẽ có hai ngày quan sát thấy Mặt Trời mọc ở chính Đông và lặn ở chính Tây-là hai ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh tại điểm đó. - Các điểm ở vùng ngoại chí tuyến không bao giờ có hiện tượng Mặt Trời mọc ở chính Đông và lặn ở chính Tây.
  4. Câu 3.(4,0 điểm) a. Phân biệt tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên, tỉ suất gia tăng cơ học và tỉ suất gia tăng dân số. Khi nào thì gia tăng dân số tự nhiên, gia tăng dân số cơ học: có giá trị +, -, và = 0 ? b. Tại sao ở phần lớn các nước đang phát triển, ngành chăn nuôi chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp? Tác động của cơ sở thức ăn đến các hình thức chăn nuôi. Đáp án câu 3: a. Phân biệt tỉ suất gia tăng tự nhiên, tỉ suất gia tăng cơ học và tỉ suất gia tăng dân số. 1,00đ - Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên được xác định bằng hiệu số giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô, đơn vị tính là phần trăm (%). + Tỉ suất sinh thô là tương quan giữa số trẻ em được sinh ra trong năm so với dân số trung bình ở cùng thời điểm. Đơn vị tính là phần nghìn (‰) + Tỉ suất tử thô là tương quan giữa số người chết trong năm so với dân số trung bình ở cùng thời điểm. Đơn vị tính là phần nghìn (‰) Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên có ảnh hưởng rõ rệt đến tình hình biến động dân số và được coi là động lực phát triển dân số. - Tỉ suất gia tăng cơ học được xác định bằng hiệu số giữa tỉ suất nhập cư và tỉ suất xuất cư, đơn vị tính là phần trăm (%). - Tỉ suất gia tăng dân số được xác định bằng tổng số giữa tỉ suất gia tăng tự nhiên và tỉ suất gia tăng cơ học, đơn vị tính là phần trăm (%). Khi nào thì gia tăng dân số tự nhiên, gia tăng dân số cơ học: có giá trị +, -, và = 0 ? 1,00đ Có giá trị + khi: - Tỉ suất sinh > Tỉ suất tử, - Tỉ suất nhập cư > Tỉ suất xuất cư. Có giá trị - khi: - Tỉ suất sinh < Tỉ suất tử, - Tỉ suất nhập cư < Tỉ suất xuất cư Có giá trị = 0 khi: - Tỉ suất sinh = Tỉ suất tử, - Tỉ suất nhập cư = Tỉ suất xuất cư b. Tại sao ở phần lớn các nước đang phát triển, ngành chăn nuôi chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp? Tác động của cơ sở thức ăn đến các hình thức chăn nuôi. 2,00đ * Tại sao ở các nước đang phát triển, ngành chăn nuôi chiểm tỉ trọng nhỏ:1,00đ - Nguồn thức ăn không bảo đảm, thức ăn chủ yếu từ tự nhiên. - Chủ yếu phát triển trồng trọt, chưa coi trọng vai trò của chăn nuôi. - Thiếu vốn, cơ sở hạ tầng, máy móc phục vụ hạn chế. - Trình độ KHKT, công tác thú y hạn chế, công nghệ sinh học chưa phát triển
  5. * Trình bày tác động của cơ sở thức ăn đến các hình thức chăn nuôi.1,00đ - Thức ăn tự nhiên => hình thức chăn thả - Thức ăn tự nhiên và sản phẩm trồng trọt => chăn nuôi nửa chuồng trại. - Thức ăn từ sản phẩm trồng trọt, thức ăn chế biến => chăn nuôi chuồng trại. - Thức ăn chế biến công nghiệp => chăn nuôi công nghiệp Câu 4. (4,0 điểm). a. Trong điều kiện hiện nay, nhân tố nào đóng vai trò quan trọng đối với sự phân bố công nghiệp? b. Tại sao ở các nước đang phát triển : Ngành công nghiệp thực phẩm thường đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu và giá trị sản xuất công nghiệp? Đáp án câu 4: a.Trong điều kiện hiện nay, nhân tố nào đóng vai trò quan trọng đối với sự phân bố công nghiệp? (2,0 đ) Trong điều kiện hiện nay, đường lối chính sách là nhân tố đóng vai trò quan trọng đối với sự phân bố công nghiệp.0,25đ (Hs có thể trình bày theo 1 trong 2 phương án sau) Phương án 1 Các xí nghiệp, Các xí nghiệp, các trung tâm công nghiệp thường phân bố tập trung ở những nơi có 0,25đ + Vị trí địa lí thuận lợi (dẫn chứng) 0,25đ + Nguồn lao động dồi dào (dẫn chứng) 0,25đ + Dân cư tập trung (thị trường tiêu thụ rộng lớn) - (dẫn chứng) 0,25đ + Nguồn nguyên liệu dồi dào, gần nguồn năng lượng (dẫn chứng) 0,25đ + Cơ sở hạ tầng đầy đủ (phát triển hoàn thiện) - (dẫn chứng) 0,25đ + Các điều kiện khác (hợp lí) - (dẫn chứng) 0,25đ Vì vậy đường lối công nghiệp hóa sẽ quyết định mỗi giai đoạn sẽ phát triển ngành công nghiệp nào cho phù hợp, dẫn đến mỗi giai đoạn một ngành công nghiệp nhất định phát triển và phân bố ở những nơi có điều kiện thuận lợi nhất.0,25đ Phương án 2 + Vị trí địa lí thuận lợi sẽ tạo điều kiện phân bố các ngành công nghiệp phong phú, đa dạng .0,25đ * Tự nhiên: 0,50 + Khoáng sản sẽ tạo điều kiện phân bố các ngành công nghiệp khai khoáng. + Nguồn thuỷ năng dồi dào tạo điều kiện phân bố các nhà máy thuỷ điện + Các dòng sông ở hạ lưu sông, cửa biển tạo điều kiện phân bố các thành phố đông dân, các trung tâm công nghiệp với cơ cấu ngành đa dạng + Đất bằng phẳng rộng lớn, địa hình đồng bằng hoặc cao nguyên tạo điều kiện xây dựng các trung tâm công nghiệp + Rừng tạo điều kiện phát triển ngành công nghiệp khai thác rừng và chế biến lâm sản + Biển tạo điều kiện phát triển ngành công nghiệp chế biến hải sản, công nghiệp hoá chất từ muối biển *Kinh tế - xã hội
  6. + Dân cư quyết định sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp dệt may, công nghiệp thực phẩm vì dân cư vừa là thị trường tiêu thụ, vừa là nguồn lao động. 0,25đ + Tiến bộ khoa học kĩ thuật cho phép xây dựng các ngành công nghiệp không phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu, nguồn năng lượng như trước đây. 0,25đ + Thị trường quyết định sự phân bố một số ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, hàng dệt may, hàng thực phẩm 0,25đ + Thị trường xuất khẩu quyết định sự phân bố các ngành công nghiệp hướng về (phục vụ) xuất khẩu tại các khu chế xuất, các khu công nghiệp gần cảng biển, sân bay (để tiện xuất khẩu hàng hoá, nhập khẩu nguyên vật liệu ) + Cơ sở vật chất, hạ tầng càng hoàn thiện càng tạo điều kiện phân bố các ngành công nghiệp trên khắp lãnh thổ quốc gia.(thay vì tập trung ở những nơi có vị trí thuận lợi nhất) 0,25đ + Đường lối chính sách công nghiệp hoá sẽ quyết định phát triển các ngành công nghiệp nào trước, các ngành công nghiệp nào sau; quyết định việc phát triển các trung tâm công nghiệp ở đâu trước, ở đâu sau; qua đó quyết định việc phân bố công nghiệp trên lãnh thổ quốc gia. 0,25đ - Do đó đường lối chính sách công nghiệp hoá có vai trò quan trọng đối với sự phân bố công nghiệp. b.Tại sao ở các nước đang phát triển : Ngành công nghiệp thực phẩm thường đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu và giá trị sản xuất công nghiệp? (2,0 điểm) - Công nghiệp thực phẩm đáp ứng nhu cầu hằng ngày của con người về ăn, uống. Thị trường trong nước và đặc biệt thị trường xuất khẩu rộng lớn .0,5đ - Nguyên liệu chủ yếu của ngành công nghiệp thực phẩm là sản phẩm của ngành trồng trọt, chăn nuôi và thuỷ sản → công nghiệp thực phẩm tạo điều kiện tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, thúc đẩy nông nghiệp phát triển. 0.5đ - Thông qua việc chế biến, công nghiệp thực phẩm làm tăng thêm giá trị của sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản → tạo khả năng xuất khẩu, tích luỹ vốn, góp phần cải thiện cuộc sống 0.25đ - Công nghiệp thực phẩm đòi hỏi vốn đầu tư ít, thời gian xây dựng tương đối ngắn, quy trình sản xuất đơn giản, thời gian hoàn vốn nhanh, thu được lợi nhuận cao, có khả năng xuất khẩu. 0. 5đ - Đặc biệt: ở các nước đang phát triển, công nghiệp nặng và công nghiệp chưa phát triển, do đó ngành công nghiệp thực phẩm với giá trị sản lượng công nghiệp cao thường đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu và giá trị sản xuất công nghiệp. 0.25đ Câu 5. (4,0 điểm)) Cho bảng số liệu dưới đây : Tổng số dân và tốc độ tăng dân số ở nước ta trong giai đoạn 2005-2012 Năm 2005 2007 2009 2012 Tổng số dân(triệu người) 83,4 84,2 84,6 88,8 -Thành thị 22,3 23,7 23,9 28,3 -Nông thôn 60,1 60,5 60,7 60,5 Tốc độ tăng dân số(%) 1,17 1,09 1,11 1,06
  7. a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện số dân và tốc độ tăng dân số ở nước ta trong giai đoạn 2005-2012. b.Nêu nhận xét và giải thích ? Đáp án câu 5: a. Vẽ biểu đồ kết hợp (cột chồng kết hợp với đường).( 2,0đ) - Yêu cầu: +Dân số vẽ cột chồng, tốc độ tăng dân số vẽ đường + Nếu học sinh chỉ vẽ cột kết hợp với đường thì cho 1,0đ +Yêu cầu vẽ đúng, đẹp có chú giải tên biểu đồ, chính xác khoảng cách năm. + Các biểu đồ khác không cho điểm b.Nhận xét và giải thích. (2,0đ) +Nhận xét.(1,0đ ) - Tổng số dân tăng (D/C) -Dân cư thành thị tăng nhanh và liên tục còn dân nông thôn ít biến động (D/C). -Tốc độ gia tăng dân số giảm. (Lưu ý nhận xét không có dẫn chứng thì cho 0,5đ) +Giải thích.(1,0đ) -Tổng số dân tăng chủ yếu do gia tăng dân số tự nhiên. - Dân dân thành thị tăng do quá trình CNH, đô thị hóa. -Tốc độ tăng dân số giảm do thực hiện tốt chính sách dân số- kế hoạch hóa gia đình. - Một số nguyên nhân khác . HẾT . Thí sinh được sử dụng Tập bản đồ thế giới và các châu lục trong khi thi. . Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. Họ tên thí sinh: Số báo danh :