Đề thi olympic 10-3 lần thứ 3 môn Địa lí Lớp 10 - Trường THPT Trường Chinh (Có đáp án)

Câu 1. (4,0 điểm)
a. Hãy vẽ đường chuyển động biểu kiến của Mặt Trời qua các tháng trong năm.
b. Trình bày nội dung hình vẽ.
Hãy cho biết khu vực trên Trái Đất trong một năm:
- Mặt trời lên thiên đỉnh 2 lần.
- Mặt trời lên thiên đỉnh 1 lần.
- Không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh.
doc 7 trang Hải Đông 16/01/2024 3820
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi olympic 10-3 lần thứ 3 môn Địa lí Lớp 10 - Trường THPT Trường Chinh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_olympic_10_3_lan_thu_3_mon_dia_li_lop_10_truong_thpt.doc

Nội dung text: Đề thi olympic 10-3 lần thứ 3 môn Địa lí Lớp 10 - Trường THPT Trường Chinh (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐẮK LẮK TRƯỜNG THPT TRƯỜNG CHINH KÌ THI OLYMPIC 10-3 LẦN III ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN: ĐỊA LÍ LỚP 10
  2. ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN Câu 1. (4,0 điểm) a. Hãy vẽ đường chuyển động biểu kiến của Mặt Trời qua các tháng trong năm. b. Trình bày nội dung hình vẽ. Hãy cho biết khu vực trên Trái Đất trong một năm: - Mặt trời lên thiên đỉnh 2 lần. - Mặt trời lên thiên đỉnh 1 lần. - Không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh. Trả lời: a) - Vẽ đúng – chính xác ( 2 đ) b) - Trình bày nội dung hình vẽ: (2 đ) + Mặt Trời chỉ di chuyển trong phạm vi nội chí tuyến. + Tại 23027’B và 23027’N Mặt Trời lên thiên đỉnh 1 lần trong năm. + Từ 23027’B và 23027’N Mặt Trời lên thiên đỉnh 2 lần trong năm. + Ngoại chí tuyến: Mặt Trời không lên thiên đỉnh Câu 2. (4,0 điểm) a. Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa. Vì sao ở cùng vĩ độ nhưng Tây Bắc châu Phi có khí hậu nhiệt đới khô còn nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều? b. So sánh sự khác nhau giữa gió mùa và gió Mậu dịch. Trả lời: a.Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa. Vì sao ở cùng vĩ độ nhưng Tây Bắc châu Phi có khí hậu nhiệt đới khô còn nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều? - Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa: 1. Khí áp * Ở khu khi áp thấp hút gió và tiếp tục đẩy không khí ấm lên cao sinh ra mây, mây gặp nhiệt độ thấp sinh ra mưa. Các khu áp thấp thường là nơi có lượng mưa lớn trên Trái Đất. * Ở các khu khí áp cao, không khí ấm không bốc lên được, lại chỉ có gió thổi đi, không cỏ gió thổi đến, nên mưa rớt ít hoặc không có mưa. Vì thế, dưới các cao áp cận chí tuyến thường có những hoang mạc lớn. (0,25 đ)
  3. 2. Frông Do sự tranh chấp giữa khối không khí nóng và không khí lạnh đã dẫn đến nhiễu loạn không khí và sinh ra mưa. Dọc các frông nóng (khối khí nóng đẩy lùi khối khí lạnh) cũng như frông lạnh (khối khí lạnh đảy lùi khối khí nóng), không khí nóng bốc lên trên không khí lạnh nên bị co lại và lạnh đi. gây ra mưa trên cá hai frông nóng và lạnh. Miền cỏ frông, nhất là dải hội tụ nhiệt đới đi qua, thường mưa nhiều, đó là mưa frông hoặc mưa dải hội tụ. (0,25 đ) 3. Gió Những vùng sâu trong các lục địa. nếu không cỏ gió từ đại dương thổi vào thì mưa rất ít. Ở đâỵ mưa chú yếu do ngưng kết hơi nước từ hồ ao, sông và rừng cây hốc lên tạo thành mưa. Miền có gió mậu dịch mưa ít vì gió mậu dịch chủ yếu là gió khô : miền có gió mùa có lượng mưa nhiều vì trong một năm có nửa năm là gió thổi từ đại dương vào lục địa. (0,25 đ) 4. Dòng biển Cùng nằm ven bờ đại dương, nhưng nơi có dòng biển nóng chảy qua thì mưa I nhiều vì không khí trên dòng biển nóng chứa nhiều hơi nước, gió mang hơi nước vào lục địa gây mưa. Nơi có dòng biển lạnh đi qua thì mưa ít vì không khí trên dòng biển bị lạnh, hơi nước không bốc lên được, nên một số nơi mặc dù ở ven bờ I đại dương: nhưng vẫn là miền hoang mạc như : A ta ca ma, Na-míp, (0,25 đ) 5. Địa hình Địa hình cũng ảnh hưởng nhiều tới sự phân bố mưa. Cùng một sườn núi đón gió càng lên cao nhiệt độ càng giảm, càng mưa nhiều, tới một độ cao nào đó, độ không khí đã giảm nhiều, sẽ không còn mưa ; vì thế ở những sườn núi cao và núi cao thường khô ráo. (0,25 đ) • Vì sao ở cùng vĩ độ nhưng Tây Bắc châu Phi có khí hậu nhiệt đới khô còn nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều? Ta thấy, Tây Bắc châu Phi có khí hậu nhiệt đới khô vì nằm ở khu vực cao áp thường xuyên, gió chủ yếu là gió mậu dịch khô nóng, ven bờ lại có dòng biển lạnh, lượng hơi nước không thể bốc hơi nên mưa ít, nhiệt độ cao .Trong khi đó, ở nước ta cũng nằm ở cùng vĩ độ nhưng do nước ta nằm ở khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa,
  4. không bị cao áp ngự trị thường xuyên. Lại tiếp giáp với biển nhận được lượng hơi nước cao nên nước ta thường xuyên nhận được lượng hơi nước cao, nhận được lượng mưa nhiều. (0,75 đ) b. So sánh sự khác nhau giữa gió mùa và gió Mậu dịch. * Phân biệt - Nguồn gốc: (0,5 đ) • Gió mùa: do sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa lục địa và đại dương theo mùa, chênh lệch nhiệt độ và khí áp giữa hai bán cầu. • Gió Mậu dịch: xuất phát từ áp cao cận chí tuyến về áp thấp xích đạo. - Phạm vi: (0,5 đ) • Gió mùa: phạm vi toàn cầu, theo từng khu vực khác nhau chủ yếu có ở đới nóng, ôn hòa và phía đông các lục địa. • Gió Mậu dịch: thổi trong khu vực nội chí tuyến. - Thời gian, hướng : (0, 5 đ) • Gió mùa: thổi theo mùa, hướng gió ở hai mùa có chiều ngược nhau • Gió Mậu dịch: thổi quanh năm, hướng gió gần như cố định là hướng đông bắc ở BBC và đông nam ở NBC. - Tính chất: (0,5 đ) • Gió mùa: tính chất thay đổi theo mùa và mang tính thất thường. • Gió Mậu dịch: khô, nóng và ổn định. Câu 3. (4,0 điểm) a. Đô thị hóa là gì? Nêu đặc điểm của quá trình đô thị hóa. Tại sao các nước đang phát triển phải điều khiển quá trình đô thị hóa? b. Tại sao nói gia tăng dân số tự nhiên là động lực của phát triển dân số thế giới? Trả lời: a. Đô thị hóa là gì? Nêu đặc điểm của quá trình đô thị hóa. Tại sao các nước đang phát triển phải điều khiển quá trình đô thị hóa? * Đô thị hóa là một quá trình kinh tế - xã hội mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh về số lượng và quy mô của các đặc điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị. (0,5 đ) * Đặc điểm: 3 đặc điểm: (0,75đ) - Dân cư thành thị có xu hướng tăng nhanh. (0,25đ)
  5. Từ năm 1900 - 2005: + Tỉ lệ dân thành thị tăng (13,6% 48%). + Tỉ lệ dân nông thôn giảm (86,4% 52%). - Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn. (0,25 đ) + Số lượng thành phố có số dân trên 1 triệu người ngày càng nhiều. + Nơi cao: Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Ôxtrâylia, Tây Âu, LB Nga, LiBi. + Nơi thấp: Châu Phi, phần đa châu Á (trừ Liên bang Nga). - Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị: Kiến trúc, giao thông, công trình công cộng, tuân thủ pháp luật. (0,25 đ) ➢ Các nước đang phát triển phải điều khiển quá trình đô thị hóa? (1 đ) - Các nước đang phát triển vốn là những nước đông dân.(0.25đ). - Hầu hết là những nước nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp chưa phát triển. (0.25đ). - Việc tăng dân số nhanh ở thành thị là do tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn, một số người dân ra thành thị để kiếm việc làm.(0,25đ). - Làm cho nông thôn mất đi một lực lượng lao động, còn ở thành thị thì thiếu việc làm, nghèo nàn ở thành phố ngày càng phát triển, điều kiện sinh hoạt càng thiếu thốn, môi trường bị ô nhiễm, các tệ nạn xã hội ngày càng tăng. Do đó ở các nước đang phát triển cần giữ cho tốc độ gia tăng dân số phù hợp với quá trình công nghiệp hóa.(0,25đ). b. Tại sao nói gia tăng dân số tự nhiên là động lực của phát triển dân số thế giới? - Gia tăng dân số gồm: Gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học. (0,25 đ) - Gia tăng tự nhiên làm cho dân số thế giới tăng lên hoặc giảm đi, còn gia tăng cơ học không làm cho dân số thế giới tăng lên hay giảm đi mà chỉ là sự biến động dân số trong một nước, một khu vực hay giữa các Châu lục. (0,5 đ) - Trên quy mô toàn cầu gia tăng cơ học bằng không. (0,25 đ) Câu 4. (4,0 điểm) a. Tại sao hiện nay cũng như sau này như sau này không ngành nào có thể thay thế được ngành sản xuất nông nghiệp? b. Tại sao các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm lại phổ biến rộng rãi? Trả lời:
  6. a. Tại sao hiện nay cũng như sau này như sau này không ngành nào có thể thay thế được ngành sản xuất nông nghiệp? Ngành nông nghiệp là một ngành có vai trò hết sức quan trọng, mặc dù càng ngày tỉ trọng của ngành nông nghiệp trong cơ cấu GDP của các nước càng thấp hơn nhưng nó vẫn được duy trì và là không thể thay thế được. Bởi vì: nông nghiệp sản xuất ra lương thực, thực phẩm phục vụ cho con người, nếu không còn nông nghiệp thì nguồn lương thực thực phẩm phục vụ cho sự sống của con người, các gia súc gia cầm sẽ không còn nữa. Hơn nữa, ngành nông nghiệp cũng tạo ra một số lượng lớn nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp (vd công nghiệp đồ hộp, công nghiệp chế biến nước giải ), nếu nông nghiệp không còn thì đồng nghĩa với nguồn nguyên liệu đầu vào ấy cũng không tồn tại, như vậy các ngành công nghiệp đó cũng sẽ bị mất đi . Chính vì vậy, mặc dù nông nghiệp ngày càng giảm đi nhường chỗ cho những ngành công nghiệp, dịch vụ mới đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, song vai trò của nó vẫn là rất quan trọng, không thể nào thay thế hay loại bỏ được. b. Tại sao các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm lại phổ biến rộng rãi? - Sử dụng nhiên liệu, điện và chi phí vận tải ít hơn và sử dụng nguyên liệu phong phú từ nông nghiệp, vật liệu tổng hợp và nhân tạo. . . (0,5 đ) - Lao động đông đảo, thu hút nhiều lao động, nhất là lao động nữ, không đòi hỏi khắt khe về thể lực và trình độ lao động. (0,5 đ) - Công nghiêp chế biến lương thực thực phẩm và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có ưu điểm: (0,5 đ) + Đòi hỏi ít vốn. + Quy trình sản xuất đơn giản, thời gian xoay vòng vốn nhanh. + Lợi nhuận tương đối cao, thu hồi vốn nhanh, có nhiều khả năng xuất khẩu. - Phân bố tương đối linh hoạt có mặt khắp mọi quốc gia, tùy thuộc vào tính chất của nguồn nguyên liệu thị trường . (0,5 đ) - Tạo nhiều hàng hóa đáp ứng nhu cầu rộng rãi hàng ngày của nhân dân về ăn uống và các nhu cầu thường nhật hàng ngày của các tầng lớp dân cư. Thị trường tiêu thụ rộng lớn. (0,5 đ) Câu 5. : (4.0đ ) Cho bảng số liệu sau : SẢN LƯỢNG MỘT SỐ SẢN PHẢM CÔNG NGHIỆP CỦA THẾ GIỚI
  7. THỜI KỲ 1950-2003 (Đơn vị: triệu tấn) Năm 1950 1960 1970 1980 1990 2003 Than ( triệu tấn) 1820 2603 2936 3770 3387 5300 Dầu mỏ (triệu 523 1052 2336 3066 3331 3904 tấn) Điện ( tỉ kWh) 967 2304 4962 8247 11832 14851 a) Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sản lượng than, dầu mỏ và điện của thế giới thời kỳ 1950-2003 (lấy năm 1950=100) b) Nêu nhận xét . Trả lời: a. Vẽ biểu đồ: ( 3 đ) - Tính tốc độ tăng trưởng: Đơn vị:% Năm 1950 1960 1970 1980 1990 2003 Than ( triệu tấn) 100 143 161 207 186 291 Dầu mỏ (triệu 100 201 447 506 637 746 tấn) Điện ( tỉ kWh) 100 238 513 853 1224 1536 - Vẽ biểu đồ đừơng biểu diền trên cùng hệ trục tọa độ( các dạng biểu diễn khác không có điểm). - Yêu cầu chinh xác, đẹp, chú thích đầy đủ có tên biểu đồ b. Nhận xét Từ 1950-2003: (1 đ) + sản lượng một số sản phẩm công nghiệp đều tăng, nhưng tốc độ tăng trưởng không đều (dẫn chứng). + sản lượng điện tăng nhanh nhất, tăng 1.436%. + Dầu mỏ tăng khá nhanh, tăng 646%. + Than tăng chậm nhất, không ổn định, tăng 191%. ———HẾT———