Đề thi olympic 10-3 lần thứ 3 môn Địa lí Lớp 11 năm 2018 - Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (Có đáp án)
Câu 1: (4 điểm) Trình bày tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến nền kinh tế thế giới. Nêu một số thành tựu của bốn công nghệ trụ cột trong cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại diễn ra cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI.
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi olympic 10-3 lần thứ 3 môn Địa lí Lớp 11 năm 2018 - Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_olympic_10_3_lan_thu_3_mon_dia_li_lop_11_nam_2018_tru.doc
Nội dung text: Đề thi olympic 10-3 lần thứ 3 môn Địa lí Lớp 11 năm 2018 - Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (Có đáp án)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐẮK LẮK ĐƠN VỊ: TRƯỜNG THPT HUỲNH THÚC KHÁNG KÌ THI OLYMPIC 10-3 LẦN III, NĂM 2018 ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN: ĐỊA LÍ; LỚP: 11 1
- ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN Câu 1: (4 điểm) Trình bày tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến nền kinh tế thế giới. Nêu một số thành tựu của bốn công nghệ trụ cột trong cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại diễn ra cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI. Đáp án câu 1: * Tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến nền kinh tế thế giới (2,0 điểm): - Khoa học và công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp tạo ra sản phẩm: sản xuất phần mềm, vũ trụ, các ngành điện tử, - Xuất hiện nhiều ngành mới, các ngành đòi hỏi hàm lượng kỹ thuật cao (sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới, ), các dịch vụ tri thức (ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, ) xuất hiện ngày càng nhiều. - Thay đổi cơ cấu lao động xã hội: tỉ lệ lao động trong ngành nông nghiệp, công nghiệp liên tục giảm, tỉ lệ những người làm việc trí óc để trực tiếp tạo ra sản phẩm ngày càng tăng lên. - Phát triển nhanh chóng mậu dịch quốc tế và đầu tư của nước ngoài trên phạm vi toàn cầu. * Một số thành tựu của bốn công nghệ trụ cột (2,0 điểm): - Công nghệ sinh học: công nghệ vi sinh, kỹ thuật gen, kỹ thuật nuôi cấy tế bào, vắc-xin, - Công nghệ vật liệu: composit, vật liệu siêu dẫn, Nano, - Công nghệ năng lượng: năng lượng hạt nhân, mặt trời, sức gió, sinh học, thủy triều, địa nhiệt, - Công nghệ thông tin: vi mạch, chíp điện tử tốc độ cao, kỹ thuật số hóa, cáp sợi quang, multimedia, Câu 2: Phân tích những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên Nhật Bản đối với phát triển kinh tế. Đáp án câu 2: * Thuận lợi - Nhật Bản là một quốc đảo nằm ở Đông Á, phía Đông giáp Thái Bình Dương, phía Tây giáp biển Nhật Bản. Với vị trí đó Nhật Bản có điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển và giao lưu dễ dàng với các châu lục bằng đường biển. - Đồng bằng nhỏ hẹp, đất đai khá màu mỡ, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. - Đường bờ biển dài, có nhiều vũng vịnh, thuận lợi cho xây dựng các hải cảng. -Nơi có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau tạo nên ngư trường lớn giàu cá tôm (cá ngừ, cá thu, cá hồi, ) - Nằm trong khu vực gió mùa, mưa nhiều. Phía Bắc có khí hậu ôn đới, phía Nam có khí hậu cận nhiệt đới, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển rừng và nhiều loại cây trồng. - Sông ngòi: ngắn, nhỏ, dốc, có giá trị thủy điện. - Có nhiều suối khoáng nóng (do có nhiều núi lửa hoạt động) và phong cảnh thiên nhiên đẹp, tạo điều kiện để phát triển du lịch. - Có diện tích rừng rộng là điều kiện để phát triển lâm nghiệp và bảo vệ môi trường. * Khó khăn - Thiếu tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ, quặng sắt, các loại quặng kim loại màu, thiếu nguyên liệu cho các ngành công nghiệp. - Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích (80% núi trung bình và núi thấp). - Có nhiều thiên tai: núi lửa, động đất, sóng thần (do nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương), bão, Câu 3: Cho bảng số liệu sau Giá trị xuất nhập khẩu của Hoa Kì, giai đoạn 2001 – 2008 (Đơn vị: tỉ USD) Năm 2001 2004 2005 2007 2008 Xuất khẩu 730,8 818,5 1257,0 1046,4 1823,0 Nhập khẩu 1779,1 1525,7 2022,0 1942,0 2530,0 2
- a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của Hoa Kì giai đoạn 2001 – 2008. b. Tính cán cân thương mại của Hoa Kì. Hãy nhận xét và giải thích về cán cân thương mại của Hoa Kì. Đáp án câu 3: a. Vẽ biểu đồ * Xử lí số liệu (0,25 điểm) Cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của Hoa Kì, giai đoạn 2001 – 2008 (Đơn vị:%) Năm 2001 2004 2005 2007 2008 Xuất khẩu 29,1 34,9 38,3 35,0 41,9 Nhập khẩu 70,9 65,1 61,7 65,0 58,1 * Vẽ biểu đồ (1,5 điểm): - Dạng biểu đồ chính xác: biểu đồ miền. - Yêu cầu: Vẽ đúng, thẩm mĩ, trực quan, đầy đủ các yếu tố. b. Tính cán cân thương mại của Hoa Kì (0,25 điểm) Cán cân thương mại của Hoa Kì (Đơn vị: tỉ USD) Năm 2001 2004 2005 2007 2008 Cán cân thương mại - 1048,3 - 707,2 - 765,0 - 895,6 - 707 * Nhận xét và giải thích về cán cân thương mại của Hoa Kì (mỗi ý 0,5 điểm) - Cán cân thương mại Hoa Kì có nhiều biến động theo chiều hướng giảm nhưng đều cao. Điều đó chứng tỏ quy mô nền kinh tế càng lớn, nhưng giá trị nhập khẩu luôn lớn hơn giá trị xuất khẩu, do đó cán cân thương mại luôn âm (nhập siêu). - Hoa Kì là nền kinh tế có quy mô lớn nên có nhu cầu lớn về nguồn nguyên nhiên liệu để phát triển kinh tế, đồng thời đây cũng là thị trường tiêu thụ nội địa lớn, sức mua cao, đồng thời Hoa Kì cũng là thị trường tiêu thụ rộng lớn của các nước đặc biệt là các nước đang phát triển. - Xuất khẩu của Hoa Kì phụ thuộc vào thu nhập, sức mua của các thị trường bên ngoài, mà các bạn hàng thị trường của Hoa Kì lại có sức mua thấp, thị trường đa số là nhỏ, nhu cầu nhập khẩu không cao nên việc xuất khẩu hàng hóa của Hoa Kì gặp khó khăn. - Đô – la là đồng tiền mạnh trên thế giới, nên các nước luôn duy trì tỉ giá hối đoái cao để tạo ưu thế trong xuất khẩu, vì thế Hoa Kì có lợi trong xuất khẩu nhưng bất lợi trong nhập khẩu, Hoa Kì luôn trong tình trạng nhập siêu. Câu 4: a. Phân tích ý nghĩa của việc phát triển cây công nghiệp ở nước ta. b. Tại sao cây công nghiệp lâu năm ở nước ta đóng vai trò quan trọng nhất trong cơ cấu sản xuất cây công nghiệp? Đáp án câu 4: a. Phân tích ý nghĩa của việc phát triển cây công nghiệp: - Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm. - Giải quyết việc làm, sử dụng hợp lí nguồn lao động và tài nguyên thiên nhiên ở trung du, miền núi cũng như ở khu vực nông thôn. - Tạo ra các mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao (cà phê, cao su, điều, hồ tiêu, ca cao, ), nâng cao thu nhập của người dân, góp phần đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Góp phần phân bố lại dân cư, lao động giữa các vùng và phát triển kinh tế - xã hội ở trung du và miền núi. b. Cây công nghiệp lâu năm đóng vai trò quan trọng nhất vì: - Các sản phẩm của cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao. - Là nguồn hàng xuất khẩu chủ lực mang lại nguồn thu nhập lớn (cà phê, hồ tiêu, cao su, chè, ). - Có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển (khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, có nhiều loại đất thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp) 3
- - Có nguồn lao động dồi dào; đã có mạng lưới các cơ sở chế biến nguyên liệu cây công nghiệp; thị trường tiêu thụ lớn, Câu 5: a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang Giao thông vận tải) hãy kể tên một số tuyến đường bộ quan trọng theo hướng Đông – Tây và một số đường biển của nước ta. b. Nêu vai trò của giao thông vận tải trong sự phát triển kinh tế - xã hội. Đáp án câu 5: a. Kể tên một số tuyến đường bộ quan trọng theo hướng Đông – Tây và một số đường biển. - Một số tuyến đường bộ: quốc lộ 6, 7, 8, 9, 19, 24, 25, 26. - Một số đường biển của nước ta: + Trong nước: Hải Phòng – Cửa Lò, Cửa Lò – Đà Nằng, Đà Nẵng – Quy Nhơn, Quy Nhơn – Phan Thiết, Phan Thiết – Vũng Tàu, Tp. Hồ Chí Minh – Hải Phòng. + Ngoài nước: Vũng Tàu – Xihanucvin, Hải Phòng – Hồng Công, Xingapo – Tp. Hồ Chí Minh, Xingapo – Hải Phòng, Hải Phòng – Manila, b. Vai trò của giao thông vận tải: - Có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mọi ngành kinh tế (vận chuyển nguyên, nhiên liệu, vật tư kĩ thuật, sản phẩm, ). - Phục vụ nhu cầu đi lại của người dân. - Có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của nền kinh tế thị trường. - Thực hiện các mối liên hệ kinh tế trong và ngoài nước. - Nhờ vào việc phát triển giao thông vận tải mà nhiều vùng khó khăn đã có cơ hội phát triển. - Giúp tăng cường sức mạnh an ninh, quốc phòng đất nước. HẾT 4